Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn



Mục lục
Lời nói đầu
Ch­¬ng 1: Những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8
1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8
1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 8
1.3 Gíá thành sản xuất và phân loại giá thành sản xuất 8
1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 8
1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9
1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9
1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12
1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 14
1.5.4 Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 14
1.5.5 Hệ thống sổ trong điều kiện áp dụng kế toán máy 14
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 16
2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 20
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lí kinh doanh nói chung của công ty 21
2.1.4 Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty 24
2.2 Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuât tại công ty 26
2.2.1 Đối tượng và phân loại kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 29
2.2.2 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuât tại công ty 32
2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 34
2.3.1.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm 46
2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty 48
2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 52
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 52
3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 52
3.1.1 Những ưu điểm 55
3.1.2 Những hạn chế 56
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 59
Kết luận 60
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hanh toán là sản phẩm dở dang. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành dự toán hay giá trị dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ (giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ) được tính theo công thức:
Trong điều kiện doanh nghiệp được thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn xây lắp có dự toán riêng
Dck = (Dđk + C)/(Zdtht + Zdtdd) x Zdtht
Trong đó:
Dck: giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Dđk: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (chi phí sản xuất các giai đoạn xây lắp dở dang dầu kỳ)
C: Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ
Zdtht: Giá thành dự toán (hay giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Zdtdd: Giá thành dự toán (hay giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành.
Trong điều kiện doanh nghiệp được thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ
Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Vì vậy, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ chính là tổng chi phí sản xuất xây lắp luỹ kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.5.4 Kế tóan tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
♦ Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các sản phẩm xây lắp. Xác đinhj kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lí, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được đầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do sản phẩm xây dựng cơ bản được sản xuất đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Kỳ tính giá thành có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Đối với các sản phẩm được sản xuất lien tục, cung cấp cho những đối tượng khác nhau liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như gạch, ngói thì kỳ tính giá thành là một tháng
- Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành
- Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài thì chỉ khi nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó.
- Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lí, theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao.
- Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể được xác định là hàng quí
♦ Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hay các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành xây lắp đã được xác định. Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành các công trình, hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được hạch toán trên các sổ (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và cách thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hay khối lượng (xác định được giá trị dự toán) hoàn thành được chủ đầu tư thanh toán. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức:
Giá thành
thực tế
của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ
=
+
_
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành tính riêng cho từng hạng mục công trình hay theo từng giai đoạn hoàn thành thì kế toán sẽ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình hay giai đoan hoàn thành để tính ra giá thành thực tế. Nếu hạng mục công trình hay giai đoạn hoàn thành có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm, do một công trình đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý, theo dõi sử dụng các loại chi phí cho từng hạng mục công trình, khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình được tính bằng công thức sau:
Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình
=
Chi phí dự toán của từng hạng mục công trình
x
Hệ số phân bổ
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí của các hạng mục công trình
Tổng chi phí dự toán của tất cả các hạng mục
công trình
x
100%
Phương pháp này có ưu điểm dễ tính toán, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, phù hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất sản phẩm mang tính chất đơn chiếc. Do đó, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng (thầu chỉ định). Mỗi đơn đặt hàng là một công trình, hạng mục công trình hay từng loại công việc (như lắp đặt, sửa chữa…) khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là trùng nhau (từng đơn đặt hàng riêng rẽ), kỳ tính giá thành cũng không là kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp xây lắp mở riêng cho mỗi đơn đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status