Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Thăng Long - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Thăng Long



Công ty may Thăng Long là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được tổ chức quản lý theo hai cấp:
* Cấp công ty: bao gồm ban giám đốc của công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty gồm:
- Văn phòng công ty: gồm văn thư, hành chính, bảo vệ, tổ chức nhân sự, dân quân tự vệ.
- Phòng kế toán - tài vụ: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán trong công ty. Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kinh tế, đảm bảo chính xác, nhắc nhở ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất trong các xí nghiệp thành viên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oán phù hợp đảm bảo cho tài sản, tiền vốn được phản ánh một cách trung thực nhất trên cơ sở đó đảm bảo cho kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. Công ty may Thăng Long cũng như bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phải chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, tài chính của nhà nước. Để thấy được thực tế tình hình tổ chức vận dụng các nội dung của chế độ đó như thế nào, chúng ta cần xem xét cụ thể công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long.
Chương II
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long.
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty may Thăng Long.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên đơn vị: Công ty may Thăng Long.
Tên giao dịch: Thăng Long Garment Company.
Tên viết tắt: Thaloga.
Trụ sở chính: 250 phố Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 08 / 05/ 1958 do bộ ngoại thương ra quyết định với tên gọi ban đầu là công ty may mặc xuất khẩu thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam, đặt trụ sở tại 15 Cao Bá Quát.
Được chi bộ trực tiếp lãnh đạo cùng với sự ra đời của tổ chức công đoàn và chi đoàn thanh niên đến ngày 15 / 12 / 1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầu tiên của mình, với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112,8% so với kế hoạch giá trị tổng sản lượng tăng 840.880.
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961 - 1965 ) công ty đã có một số chuyển biến lớn là chuyển tất cả các tổ hợp phân tán về một địa điểm trang bị thêm một số máy móc đạp chân và một số máy móc khác... ( Năm 1961 công ty chính thức chuyển về 250 Minh Khai ). Thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm 1960 đã được mở rộng đến các nước Liên Xô, Mông Cổ, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo đã từng bước khắc phục tháo gỡ, cố gằng hoàn thành kế hoạch đặt ra. Công ty đã phải 4 lần thay đổi cơ quan, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cán bộ chủ trì. Tuy nhiên công ty vẫn tiến những bước mạnh mẽ để bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai của một đất nước thống nhất. Năm 1980 cơ quan chủ quản đổi tên công ty may thành liên hiệp các xí nghiệp may Thăng Long. Năm 1986 thì xí nghiệp được bộ công nghiệp nhẹ xét nâng lên hạng 1. Từ năm 1980 - 1988 là thời kỳ xí nghiệp dành đựơc rất nhiều thắng lợi. Mỗi năm xuất khẩu 5.000.000 áo sơ mi và được nhà nước tặng thưởng 2 huân chương lao động hạng ba, một huân chương lao động hạng hai, một huân chương lao động hạng nhất cùng rất nhiều bằng khen và giấy khen khác...
Năm 1990, thị trường rộng lớn của công ty bị tan rã ( Đông Đức ) kế tiếp là Liên Xô, rồi lần lượt là các thị trường Đông Âu khác. Trước tình hình đó, xí nghiệp đã quyết định đầu tư thêm cơ sở vật chất như trang bị thêm một số máy móc hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ để đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp đồng thời phải tổ chức xắp xếp lại tổ chức sản xuất và cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới, mặt khác xí nghiệp không ngừng đẩy mạnh tiếp thị chủ động tìm kiếm khách hàng, tháo gõ những khó khăn về tiêu thụ cũng như mở rộng chủng loại mặt hàng. Ngày 08 / 02 / 1991 xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp để tạo thế chủ động, giảm phiền hà tiết kiệm chi phí. Sau đó ngày 04 / 03 /1992 bộ công nghiệp nhẹ đã ký quyết định chuyển xí nghiệp may Thăng Long thành công ty may Thăng Long là công ty đầu tiên trong ngành may mặc với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là gia công hàng may mặc xuất khẩu, hàng nội địa, hàng thêu mài, cho các nhu cầu tập thể cá nhân tổ chức kinh doanh vật tư hàng may. Hàng năm công ty sản xuất từ 8 - 9 triệu sản phẩm, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia công chiếm 80 - 90%.
Cho đến nay, sau hơn 40 năm phát triển công ty may Thăng Long đã có một thị trường ổn định rộng lớn ở trên 30 nước trên thế giới với những nước lớn như Mỹ, Nhật, Canada, Tây Âu..... Trong quá trình sản xuất tiêu thụ đảm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Hiện nay công ty đang mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác để mua sắm trang bị thêm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, công ty đã đạt được một số chỉ tiêu tài chính sau đây.
Đơn vị: 1.000 VND
TT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
2
3
4
5
6
7
Vốn SXKD
Vốn lưu động
Vốn cố định
Doanh thu thuần
Trong đó: DT hàng XK
Lợi nhuận trước thuế
Tổng nộp NSNN
Số CNV ( người )
Thu nhập bình quân
Lợi nhuận ròng sau thuế
66.593.101
31.180.034
35.413.067
90.050.690
70.128.640
1.004.650
1.278.011
2.501
920.
406.681
74.902.650
40.871.865
34.030.785.
104.822.657.
81.014.789
1.132.356
1.350.367
2.412
1.000
491.187
107.182.724
57.674.478
49.508.247
116.247.908
95.837.890
1.413.600
1.160.643
2.200
1.100
360.792
2. Đặc điểm mạng lưới tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long.
Công ty may Thăng Long có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo bò, quần áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em các loại... Đặc điểm chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất ở công ty thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt - may - là - đóng gói - đóng hòm - nhập kho.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí như sau:
- Công ty có 8 xí nghiệp may trong đó:
+ 6 xí nghiệp may từ xí nghiệp 1 - 6 đóng tại Hà Nội.
+ 1 xí nghiệp đóng tại Hải Phòng.
+ 1 xí nghiệp đóng tại Nam Hải ( Nam Định ).
Các xí nghiệp có cùng mô hình sản xuất với dây chuyền công nghệ khép kín, chia thành các bộ phận khác nhau: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản.
- Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp phụ trợ bao gồm 1 phân xưởng thêu và 1 phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy, ép đối với những sản phẩm cần gia cố và trung đại tu máy móc thiết bị.
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty.
Công ty
CH
Thời
Trang
XN
Phụ
Trợ
XN
NH
XN
HP
XN
VI
XN
V
XN
IV
XN
III
XN
II
XN
I
Văn phòng XN
PX Mài
PX Thêu
Tổ cắt
Tổ may
Tổ hoàn thiện
Tổ bảo quản
+ Một xưởng thời trang: chuyên nghiên cứu mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ dưới 1.000 sản phẩm.
Các xí nghiệp may chính được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng.
Xí nghiệp I và II chuyên may áo sơ mi
Xí nghiệp III chuyên may quần áo bò.
Xí nghiệp IV chuyên may veston, áo măngtô.
Xí nghiệp V liên doanh với nước ngoài....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status