Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga- Tình hình và triển vọng - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga- Tình hình và triển vọng



Mục lục
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
I. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4
1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoàI 4
2.Vai trò của FDI 6
2.1 Đối với nước đầu tư 6
2.2 Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển 8
II.Những quy định chủ yếu trong luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga 16
1.Phạm vi điều chỉnh và các khái niệm cơ bản 16
2.Cơ chế hoạt động của nhà ĐTNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN 19
3.Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích ĐTNN 21
Chương II Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên bang Nga trong những năm gần đây( 1995-2002) 26
I. Tiềm năng đầu tư tại CHLB Nga 26
1.Tiềm năng kinh tế nói chung 26
1.1 Vị trí địa lý và một số nét tiêu biểu về đặc điểm địa hình 26
1.2 Tài nguyên thiên nhiên của nước Nga 27
2. Những điều kiện về chính trị xã hội 28
2.1 Sơ lược về lịch sử Liên bang Nga 31
2.2 Chế độ chính trị, cơ cấu hành chính của Liên bang Nga 29
2.3 Điều kiện xã hội 30
3. Hệ thống chính sách-pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài 30
3.1Chính sách Ngoại thương 30
3.2 Chiến lược thu hút vốn ĐTNN tại LB Nga 33
 
II. Thực trạng FDI tại LB Nga trong những năm gần đây 34
1.Quy mô vốn đầu tư 34
2.Cơ cấu nguồn vốn FDI vào Nga 35
III.Tác động của FDI tới nền kinh tế LB Nga 40
1. FDI đối với vấn đề vốn và cải thiện tình hình tài chính của Nga 41
2. Vấn đề giải quyết công ăn việc làm 43
3. Vấn đề phát triển công nghệ 44
4. Vấn đề cải cách cơ cấu kinh tế 46
IV. Những yếu tố tiêu cực trong môi trường đầu tư nước ngoài ở Nga 47
1.Chính sách và các yếu tố pháp luật còn bất ổn 47
2.Môi trường kinh tế còn chưa lành mạnh 48
3.Tình trạng bất ổn định của môi trường chính trị và xã hội 49
4.An ninh xã hội thường bị đe doạ 49
5.Lượng vốn đầu tư còn bị hạn chế 50
V. Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài của chính phủ Nga 54
Chương III: Triển vọng đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga trong những năm tới . Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam 58
I. Triển vọng đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga trong những năm tới 58
1. Kết quả đạt được nhờ đầu tư nước ngoài trong những năm cải cách tại Nga 58
1.1 Môi trường đầu tư của Liên bang Nga được cải thiện 58
1.2 Triển vọng kinh tế Nga 60
1.3 Những biện pháp của chính phủ Nga trong thời gian tới
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài 64
II. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam 66
1. Bài học kinh nghiệm 66
2. Kiến nghị với các doanh nghiệp 70
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nước ngoài
3.2 Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga
Từ năm 1991 đến nay, sau những năm cải cách đầy sóng gió, nền kinh tế Nga đã có những biến đổi sâu sắc của một bộ mặt mới đang hiện hành. Chính trong giai đoạn có tính bước ngoặt để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để bước vào thời kỳ phục hồi, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài trở nên cực kỳ cấp bách.
Nền kinh tế Liên bang Nga trông chờ vào đầu tư nước ngoài chủ yếu ở hai dạng: đầu tư trực tiếp và đầu tư chứng khoán. Từ giữa năm 1994 thị trường chứng khoản ở Nga đã trở nên khá sôi động. Đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, việc tham gia mua bán trái phiếu, cổ phiếu không thuần túy chỉ là việc kiếm lời mà thông qua đó còn để tìm kiếm thông tin kinh tế, chọn bạn hàng và quyết định đầu tư.
Khi hoạch định chiến lược thu hút FDI, các nhà lãnh đạo Nga đã dựa trên quan điểm: coi FDI là nguồn đầu tư chủ đạo để tạo ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, đem lại công nghệ và thiết bị hiện đại cùng những kinh nghiệm và phong cách quản lí tiên tiến. Đồng thời đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được xem là hoạt động không làm tăng nợ của chính phủ mà còn tạo ra công cụ để trả nợ và đảm bảo cho nền kinh tế Nga liên kết có hiệu quả với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Với các mục tiêu cơ bản như vậy, chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nga được nhằm vào các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hình thành những đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả cao.
Góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính như một điều kiện cần thiết cho việc phục hồi nền kinh tế liên bang.
Phát triển mạnh các ngành sản xuất tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đông đảo nhân dân.
Thúc đẩy cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tiên tiến, có công nghệ thiết bị hiện đại.
Góp phần hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh chống độc quyền
Tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tạo lập các ngành sản xuất định
hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu
II.Thực trạng FDI tại Liên bang Nga trong những năm gần đây
1.Quy mô vốn đầu tư
Trong những năm từ 1995-1999 tình hình kinh tế xã hội Nga luôn biến động do khủng hoảng chính trị giữa Duma quốc gia ( tức quốc hội) và chính phủ của Tổng thống. Hiện tượng thay đổi nội các liên tục, nạn thất nghiệp, xung đột vũ trang ở Chesnya đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và vì thế không dám bỏ tiền vào đầu tư tại Nga. Chúng ta có bảng số liệu rất ảm đạm về tình hình đầu tư nước ngoài tại Nga trong thời gian này như sau :
Vốn đầu tư nước ngoài
1995
1996
1997
1998
1999
Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD)
Tỉ lệ (%)
Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD)
Tỉ lệ %
Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD)
Tỉ lệ (%)
Giá trị vốn đầu tư( Tỉ USD)
Tỉ lệ (%)
Giá trị vốn đầutư ( Tỉ USD)
Tỉ lệ (%)
FDI
1,88
67,11
2,1
32,1%
3,9
37,12%
3,36
28,5%
4,260
44,6%
Đầu tư nước ngoài khác
0,92
32,9
4,42
67,9%
6,6
62,9%
8,41
71,5%
5,3
55,4%
Tổng số
2,8
100
6,51
100%
10,5
100
11,77
100
9,56
100%
Đầu năm 2000, với sự kiện Tổng thông V.Putin lên cầm quyền, tình hình đầu tư nước ngoài vào Nga đã có bước cải thiện. Sở dĩ như vậy là vì ông Putin là một nhân vật được sự ủng hộ của nhiều đảng phái và có mối quan hệ hoà hảo với Đảng Cộng sản Nga , đảng chiếm đa số trong Duma quốc gia Nga. Với việc thực thi một số chính sách mới về các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tình trạng nợ lương... và thái độ cứng rắn dứt khoát trong việc giải quyết vấn đề Chesnya, tổng thống Putin đã bước đầu ổn định được tình hình đất nước, sự đối đầu giữa Duma và tổng thống đã được dẹp bỏ. Do có sự thay đổi như vậy nên tình hình đầu tư nước ngoài vào Nga đã có bước khởi sắc, theo số liệu của Uỷ ban thống kê quốc gia Nga (Rusian Goskomstat) thì năm 2000 có 10,958 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Nga trong đó có 4,429 tỷ USD là vốn FDI.
Bước sang năm 2001, tổng đầu tư nước ngoài vào Nga đã tăng 30,1% so với năm 2000, đạt 14,26 tỷ USD.Tuy nhiên số vốn FDI thì lại giảm 11,1% so với năm 2000 (năm 2001 FDI vào Nga chỉ còn là 3,98 tỷ USD). Tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài theo đó giảm từ 40,4% năm 2000 xuống còn 27,9% trong năm 2001.
Cũng theo số liệu của uỷ ban thống kê quốc gia Nga, vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga trong nửa đầu năm 2002 vẫn tiếp tục tăng ( tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2001) và đạt 8,4 tỷ USD, và xu hướng sụt giảm của FDI vẫn tiếp diễn. FDI vào Nga trong 6 tháng đầu năm 2002 đã giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2001 và chỉ đạt 1,87 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 6-2002, tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga đã đạt 38,1 tỷ USD tuy nhiên tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tính chung đã giảm còn 48,7% ( con số này cho đến cuối năm 2001 vẫn còn là 51,9%) ( Nguồn: Báo Biki của Nga ngày 20/4 và 22/8 năm 2002).
2.Cơ cấu nguồn vốn FDI vào Nga
2.1Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành
Xem xét cơ cấu vốn FDI theo ngành trong năm 1998 và 1999 được thể hiện bằng bảng số liệu dưới đây chúng ta thấy nhìn chung lượng vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không có sự cân đối hợp hợp lý, cụ thể:
+Xu hướng đầu tư chỉ tập trung vào những ngành kinh tế và công nghiệp vốn là thế mạnh sẵn có của Nga như năng lượng đặc biệt là khai thác dầu mỏ, công nghiệp thực phẩm, dịch vụ ăn uống công cộng...
+Tỷ trọng FDI vào các ngành không cố định mà thay đổi liên tục qua các năm.
+Các nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu thường đổ xô vào đầu tư ở những ngành có lợi nhuận cao, những ngành có tỷ lệ rủi ro thấp và những ngành nhanh thu hồi vốn( Thương mại , dịch vụ là chủ yếu, trong công nghiệp thì chủ yếu là ngành năng lượng nhất là dầu mỏ) sau đó mới toả ra các ngành khác.
Trong năm 1999, mặc dù nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 nhưng vốn FDI rót vào ngành năng lượng vẫn tăng đáng kể ( tăng 687,7 triệu USD so với năm 1998) chiếm 41% trong tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga ( năm 1998 con số này là 9,1%)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành giao thông vận tải công cộng và thương mại cũng như công nghiệp thực phẩm trong năm 1999 cũng gia tăng so với năm 1998 do những ngành này ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năm 1998.
Ngược lại, do thị trường chứng khoán bị sụp đổ năm 1998 khiến cho hầu như không có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực tài chính, tín dụng vì đây là lĩnh vực quá rủi ro tại Nga.
Một xu hướng tiêu cực nữa là vốn FDI vào các ngành sản xuất giảm sút mạnh. Hầu như không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nào vào nghành công nghiệp chế biến gỗ, vốn đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp luyện kim cũng quá nhỏ bé so với tiềm năng của nó.
Bảng số liệu năm 1998-1999
Đơn vị: triệu USD
Các ngành thu hút
FDI lớn nhất
1998
1999
USD
Tỷ trọng (%)
USD
Tỷ trọng (%)
Liên bang Nga
3360,8
100
2428,8
100
Dịch vụ công cộng
8,7
0,3
6,6
0,3
Năng lượng
307,4
9,1
995,1
41,0
Dịch vụ đảm bảo thị trường hoạt đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status