Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Hồng Minh Đức - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Hồng Minh Đức



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 2
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 2
1.2. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 6
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
CHƯƠNG 2 15
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA 15
CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC 15
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH hồNG Minh đứC 15
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH hồng mInh đức 19
2.3. Quản lý vốn lưu động của công ty 27
2.4. Nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 28
CHƯƠNG 3 31
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 31
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC 31
3.1. định hướng phát triển và sử dụng vốn lưu động của công ty 31
3.2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 32
KẾT LUẬN 43
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g vụ nếu có
Phòng Kế toán Tài chính: Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các nguồn vốn của công ty, tổ chức thực hiện công tác kế toán (Kế toán thu - chi, Kế toán tiền lương ...) kiểm tra tài sản, vật tư được thực hiện qua con số kế toán thống kê của Công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê (Thống kê vật tư, tài sản ....) thống kê lao động tiền lương, lập quyết toán hàng năm, quản lý tiền mặt, quản lý tài sản trong phạm vi trách nhiệm được giao, phân tích kinh tế, đề xuất chủ trương biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, chống thất thu, tăng thu giảm chi, tăng lợi nhuận tạo nguồn vốn ....
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty và do một Giám đốc chi nhánh điều hành, tiến hành hoạt động kinh doanh, giao dịch và tìm kiếm nguồn hàng ở thị trường phía Nam.
Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất các loại ống, hộp .... để thoả mãn nhu cầu thị trường
2.1.4. Môi trường hoạt động của công ty
* Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty
+ Môi trường đặc trưng là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của doanh nghiệp, các yếu tố này giúp phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác
- Các nhà cung cấp: Công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại với mặt hàng đặc thù là vật liệu INOX. Đây là một loại vật liệu đòi hỏi công nghệ chế biến cao vì vậy với điều kiện nước ta hiện nay việc sản xuất còn nhiều hạn chế. Loại vật liệu này thường được nhập từ các nước công nghiệp phát triển như Tây Ban Nha, Italy, Hàn Quốc, ấn Độ, Đài Loan ... bằng cách nhập khẩu trực tiếp hay qua một nước trung gian (thường là Singapo hay Hồng Kông) vì vậy bạn hàng cung ứng của công ty là tất cả thành phần kinh tế với phương châm mua tất cả mặt hàng chất lượng cao giá cả hợp lý và được thị trường chấp nhận.
- Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh của Công ty là các công ty có cùng mặt hàng kinh doanh với công ty và cạnh tranh trực tiếp trên thị trường Việt Nam như công ty TNHH Đông á, công ty TNHH Hoà Bình, công ty TNHH Đại Phát, công ty TNHH Gia Anh ... hay các nhà nhập khẩu nhưng thường thì các nhà nhập khẩu không kinh doanh thường xuyên và trực tiếp mặt hàng này.
- Công ty có mối liên hệ thường xuyên với các ngân hàng, Uỷ ban Kế hoạch, Uỷ ban Vật giá, Cục thuế và đặc biệt là Công an Thành phố Hà Nội
- Khách hàng của công ty: bao gồm tất cả các thành phần như người tiêu dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ sở có nh cầu về mặt hàng của công ty là vật liệu INOX. Ngoài việc phụ vụ nhu cầu ở thị trường Hà Nội thì công ty còn tiến hành khai thác thị trường ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Môi trường chung của công ty:
- Môi trường tự nhiên - xã hội: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất có ảnh hưởng tới việc sử dụng mặt hàng kinh doanh của Công ty một cách rộng rãi.
- Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội: Phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng cao dưới sự lãnh đạo thống nhất, nhất quán của một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam
- Các điều kiện kỹ thuật - công nghệ: Nước ta xuất phát là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vì vậy mặc dù thời gian qua đã đổi mới, phát triển với tốc độ cao và ổn định nhưng trình độ kĩ thuật công nghiệp còn lạc hậu so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Vì vậy nước ta hầu như chưa sản xuất được INOX mà phải nhập khẩu từ nước ngoài.
* Môi trường bên trong của doanh nghiệp
Công ty đã thực hiện việc quản lý lao động, chế độ lao động toàn Công ty theo nội qui và qui định thống nhất. Ngoài việc chú ý tới đội ngũ người lao động Công ty còn chú trọng tới việc kiện toàn các cán bộ lãnh đạo, hầu hết các cán bộ lãnh đạo đều có kinh nghiệm lâu năm và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng vì vậy họ nắm vững nghề nghiệp và phán đoán tốt nhu cầu của khách hàng. Trong Công ty đã tạo được bầu không khí làm việc dân chủ nhưng kỷ luật. Không khí làm việc hăng say đề cao sáng tạo của nhân viên đặc biệt là sáng tạo của nhân viên Phòng Kinh doanh. Công ty thường xuyên tiến hành thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích tốt trong việc kinh doanh tăng doanh thu và làm lợi cho Công ty. Việc trao đổi thông tin của các bộ phận trong Công ty được thực hiện thường xuyên thông qua các kênh chính thức và đặc biệt là các kênh không chính thức tạo ra mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên Công ty và giữa các nhân viên trong Công ty với nhau. Chính việc tổ chức tốt các kênh thông tin này đã góp phần tạo ra sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trong Công ty trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG MINH ĐỨC
2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn lưu động của công ty
* Cơ cấu vốn và nguồn vốn lưu động của công ty
Công ty TNHH Hồng Minh Đức là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động thông qua Bộ Thương mại.
Nét đặc trưng của một Công ty thương mại đựơc thể hiện qua việc sử dụng vốn của Công ty trong kinh doanh. Cũng như các doanh nghiệp thương mại khác công ty đầu tư vốn chủ yếu vào TSLĐ bao gồm: hàng hoá, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, Đây là nét đặc trưng riêng có của một doanh nghiệp thương mại đặc biệt là doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Biểu số 01 - Cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 3 năm
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tổng vốn lưu động
7479
100
9991
100
29133
100
Tiền mặt
4139
55,3
85
0,85
1179
4,0
Hàng tồn kho
1180
15,7
8725
87,3
25836
88,6
Các khoản phải thu
2160
29
1181
11,9
2118
7,4
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động qua các năm luôn có sự thay đổi rõ nét cụ thể như sau:
Năm 1998 là 7.479 triệu đồng; năm1999 là 9.991 triệu đồng; năm 2000 là 29.133 triệu đồng. Trong đó:
- Chủ yếu là do hàng tồn kho luôn tăng từ 1.118 triệu đồng chiếm 15.7% (1998) lên 8.725 triệu đồng chiếm 87.3% (1999) và 25.836 triệu đồng chiếm 88.6% (2000).
- Các khoản tồn kho luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn lưu động, chứng tỏ công ty nhập một lượng hanh rất lớn. Thế nhưng việc giải phóng hàng tồn kho này cần nhanh chóng để thu hồi tiền vốn và đưa tiền vốn vào tuần hoàn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn.
- Tiền mặt luôn có xu hướng giảm từ 53,3% ( năm 1998) xuống 0,85% (năm 1999) và 4,% ( năm 2000). Trong khoản mục tiền mặt thì tiền thanh toán hàng chiếm tỷ trọng lớn. Khoản tiền mặt này luôn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty
Đây cũng là điều đáng mừng, góp phần là rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thời gian vốn lưu động trong kinh doanh
- Các khoản phỉa thu sự biến động từ 29% (1998) xuống11,85% (1999) và xuống 7,4% (2000).
2.2.2. Phân tích xu hướng và triển vọng huy động vốn lưu động
* Xu hướng huy động vốn
Để biết được tình hình tài tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status