Khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và điều tra những bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại Công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang - pdf 15

[h2:7jug7eyf]Download miễn phí Đề tài Theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và điều tra những bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại Công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang[/h2:7jug7eyf]
MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích - yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Phần 2: Tổng quan tài liệu 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 3
2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 12
2.1.3. Căn cứ vào chất lượng đàn con 13
2.1.4. Đặc điểm của giống lợn Landrace được sử dụng trong thí nghiệm 15
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 15
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22
Phần 3: Đối tượng - Nội dung phương pháp nghiên cứu 25
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1. Nội dung 25
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
Phần 4: Kết quả và thảo luận 27
4.1.1. Giới thiệu chung về công ty 27
4.1.2. Tình hình chăn nuôi tại công ty 28
4.1.3. Quy trình chăm sóc lợn nái 29
4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace 35
4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Landrace 35
4.3. những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại 38
Kết luận và đề nghị 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Tồn tại và đề nghị 43
Tài liệu tham khảo 44


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí[h3:7jug7eyf]Tóm tắt nội dung tài liệu:[/h3:7jug7eyf]óc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.
2.1.2.6. Sè con cai sữa/ nái/ năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Người ta nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng con cai sữa/ nái/ năm. Nếu tăng số lứa đẻ/ nái/ năm và tăng số lượng con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/ nái/ năm sẽ cao.
2.1.3. Căn cứ vào chất lượng đàn con
2.1.3.1. Khối lượng sơ sinh toàn ổ
Khối lượng sơ sinh toàn ổ được cân sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và cho bú sữa đầu.
Trọng lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi.
Trọng lượng sơ sinh càng cao càng tốt vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau.
2.1.3.2. Khối lượng 21 ngày toàn ổ
Khối lượng toàn ổ lóc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con, và là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt cao nhất ở ngày thứ 21 sau đó sẽ giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.
2.1.3.3. Khối lượng cai sữa toàn ổ
Khối lượng cai sữa toàn ổ phụ thuộc vào khối lượng lợn con khi cai sữa, thời gian bắt đầu cai sữa và kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, và làm nền tảng cho khối lượng xuất chuồng.
2.1.3.4. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Đây là thời gian để hình thành 1 chu kỳ sinh sản. Bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/ nái/ năm.
365
Số lứa đẻ/ nái/ năm = ----------------------------
Khoảng cách lứa đẻ
2.1.3.5. Căn cứ vào khả năng tiết sữa của lợn nái
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con của lợn mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của cơ sở chăn nuôi.
Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cách vắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua khối lượng của đàn con. Khi so sánh đàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ tốt hơn.
2.1.4. Đặc điểm của giống lợn Landrace được sử dụng trong thí nghiệm
Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, nó được hình thành từ sự lai tạo giữa hai giống lợn Youtland nguồn gốc từ Đức với lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Anh quốc.
Lợn Landrace toàn thân có màu trắng, mình dài, tai to, rủ về phía trước, bụng gọn, bụng không sâu, bốn chân thon chắc, mông nở, vai đầy, thân hình nhọn về phía trước. Lợn đực trưởng thành nặng từ 300 - 320 kg, lợn cái 220 - 250 kg và có 12 - 14 núm vú.
Ở nước ta đã sử dụng Landrace chủ yếu là để lai kinh tế và nuôi thuần chủng. Trong lai kinh tế dùng lai với các giống lợn ngoại khác hay các giống lợn nội để thực hiện chương trình lạc hoá đàn lợn.
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
2.1.5.1. Yếu tố di truyền
Yếu tè di truyền ở đây chính là thành tích sinh sản của giống, mà cụ thể là giống con nái. Thành tích Êy thông thường đặc trưng cho giống và cũng mang tính cá thể.
Yếu tố giống có ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất sinh sản của nái, đặc biệt là sự khác biệt giữa giống nội và giống ngoại. Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999) [ ]có mét số chỉ tiêu năng suất sinh sản phân biệt rõ nét qua giống là: Tương ứng qua các giống Móng Cái, Yorkshire và Landrace có tuổi đẻ lần lượt là: 272,3 ngày; 418,5 ngày và 409,3 ngày; số con đẻ ra/ ổ là 10,6; 9,8 và 9,9 con và khối lượng sơ sinh trung bình/ con là 0,58; 1,2 và 1,2 kg.
2.1.5.2. Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các nhân tố tác động do di truyền, các nhân tố tác động do ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rõ ràng và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái như: Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật, cách nuôi nhốt, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
2.1.5.3. Chế độ nuôi dưỡng
Yếu tè quan trọng đối với lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai là phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: Dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein, ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.
Nhu cầu năng lượng:
Năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu về năng lượng khác nhau tuỳ từng trường hợp từng giai đoạn. cần đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật.
Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: Gluxit chiếm 70 - 80%, Lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp.
Nhu cầu về protein:
Proteinn là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Do protein tham gia vào cấu tạo hoạt động trao đổi chất nên hàng ngày luôn có một lượng nhất định protein mất đi. Trong quá trình đồng hoá và dị hoá của cơ thể thì hàng ngày luôn có các tế bào sinh trưởng và phát triển, phân chia và các tế bào già cỗi được loại thải ra ngoài. Do đó protein được cung cấp để bù đắp lại phần mất đi và một phần khác xây dựng lên các tế bào mới, tạo sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: Lyzine, methionine, histidin, cystein, tryptophan… hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hoá, hấp thu. Để đáp ứng tốt các nhu cầu trên việc phối hợp khẩu phần thức ăn cho lợn bằng nhiều loại thức ăn cần thiết.
Bảng 2.1: Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con (Võ Trọng Hốt, 2000) [ ]
Loại axit amin
% của protein
Lợn nái chửa
Lợn nái nuôi con
Lizin
3,5
3,8
Treonin
2,8
2,6
Met +xys
2,5
2,5
Tryptophan
0,8
0,8
Histidin
2,1
1,9
Lơxin
7,6
6,4
Izolơxin
3,7
4,5
Valin
4,4
4,6
Tyroxin phenilalamin
6,3
6,3
Ảnh hưởng của khoáng chất:
Trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magiê, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác tồn tại ở dạng dấu vết. Ví dụ như canxi làm ngăn trở việc hấp thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hoá gọi là hiện tượng paraketosis.
Ảnh hưởng của vitamin:
Vitamin cần cho sự chuyển hoá bình thường cho sự phát triển của mô bào, cho sức khoẻ, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như Vitamin B12. Một số Vitamin lợn hay thiếu cần bổ sung (A,D,E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hay thiếu đều không tốt.
+ Thiếu Vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô...

Link download cho ae
J7NkF551uyE4iiE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status