Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty SIMEX - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty SIMEX



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
I/ Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. 3
1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. 3
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân 8
2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. 9
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. 9
2.3 Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. 10
2.4. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. 10
2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 10
II/ Những hình thức và nội dung kinh doanh xuất khẩu chủ yếu. 12
1. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu. 12
1.1. Xuất khẩu hàng hoá dưới các hình thức trao đổi hàng hoá, hợp tác sản xuất và gia công quốc tế. 13
1.2. Tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá. 13
1.3. Các dịch vụ như làm đại lý, uỷ thác xuất khẩu cho các tổ chức kinh tế đối ngoại. 14
1.4. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế Việt Nam ở nước ngoài. 15
2. Nội dung của kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. 15
2.1. Nghiên cứu thị trường thế giới. 15
2.2. Thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. 17
2.3. Lập phương án kinh doanh 19
2.4. Thu mua cung ứng hàng xuất khẩu. 19
2.5. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu. 25
2.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 32
III/ Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá. 35
A. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 35
1. Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước. 35
1.1. Trạng thái của nền kinh tế trong nước. 36
1.2. Các chính sách và qui định của Nhà nước. 37
2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý. 38
3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới 38
B. Các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp 39
1. Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính. 39
2. Nhân tố về con người 39
3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. 39
4. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. 40
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY SIMEX THỜI GIAN QUA. 41
I/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 41
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 41
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty. 43
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 44
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 46
4.1. Mặt hàng kinh doanh. 46
4.2. Địa bàn kinh doanh. 47
4.3. cách kinh doanh. 48
44. Tài chính của công ty. 49
II/ Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua (1998-2001). 49
1. Vài nét về tình hình xuất khẩu ở nước ta. 49
1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 49
1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu. 50
1.3. Thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam 53
1.4. Những hạn chế khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam 55
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 56
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 56
2.2. Các hoạt động nghiệp vụ về xuất khẩu của Công ty. 62
III/ Tổng quát kết quả xuất khẩu của Công ty. 67
1. Tình hình kinh doanh xuất khẩu theo mặt hàng. 68
2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu theo thị trường. 71
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của Công ty. 74
IV/ Những thành tựu và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. 76
1. Những thành tựu. 76
2. Những tồn tại. 77
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY SIMEX. 79
I/ Chính sách xuất khẩu hàng hoá ở nước ta. 79
1. Hệ thống quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương, đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta. 79
2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu. 84
II/ Các biện pháp và phương hướng phát triển xuất khẩu ở Công ty. 88
1. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu ở Công ty trong thời gian tới. 88
2. Các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty. 90
2.1. Hoạt động thị trường. 90
2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng 91
2.3. Các biện pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. 93
2.4. Về tổ chức bộ máy kinh doanh 94
2.5. Thực hiện tốt quá trình hạch toán nghiệp vụ. 95
III/ Một số kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở Công ty. 96
1. Công tác đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. 96
2. Một số vấn đề trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 97
3. Một số biện pháp giảm rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 101
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ty:
- Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do Công ty thu mua, gia công chế biến hay liên doanh liên kết tạo ra.
- Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: công cụ sản xuất, vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kể cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.
- Tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng.
* Nhiệm vụ của công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Sở Thương mại Hà Nội.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, đổi mới trang thiết bị, tổ chức tiếp thị tốt để nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao.
- Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của Pháp luật.
- Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở thương mại để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo qui định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội gồm có 39 cán bộ công nhân viên được biên chế ra thành 5 phòng ban và 1 chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Ban giám đốc
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tiền lương
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng
nhập khẩu
Chi nhánh Hà Nội
Phòng
xuất khẩu
Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Sở Thương mại Hà Nội bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc quản lý điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước Sở Thương mại và tập thể cán bộ viên chức của Công ty.
Giúp đỡ công việc cho Giám đốc Công ty có một Phó Giám đốc Công ty. Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị Giám đốc Sở Thương mại bổ nhiệm hay miễn nhiệm.
Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, báo cáo các kết quả hoạt động của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Công ty được tổ chức theo bộ máy quản lý chức năng và mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của một Công ty XNK.
Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do Giám đốc quy định, cụ thể:
* Phòng kinh doanh
Phòng nhập khẩu:
+ Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường trong nước và nhu cầu mặt hàng, về nguồn hàng, tình hình sản xuất, giá cả và các biến động.
+ Xác nhận kế hoạch kinh doanh hàng năm, 6 tháng, đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết tiêu thụ hàng hóa và phối hợp thực hiện các phương án đó sau khi đã được Công ty phê duyệt.
+ Quản lý sử dụng tiền vốn, hàng hóa cơ sở vật chất theo quy định của Nhà nước, của ngành và theo sự hướng dẫn thực hiện Công ty.
Phòng Xuất khẩu:
+ Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường nước ngoài về nhu cầu mặt hàng, số lượng, giá cả, các nhân tố ảnh hưởng.
+ Giúp Giám đốc tổ chức xây dựng kế hoạch xuất-nhập khẩu các kế hoạch xâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường truyền thống.
+ Phối hợp với phòng nhập khẩu tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty, tổ chức thực nghiệp các nghiệp vụ xuất khẩu mà Công ty đã lên phương án.
* Phòng tổng hợp hành chính:
Giúp Giám đốc trong công tác tổ chức các hoạt động hành chính, quản lý tài sản và nhân sự. Phối hợp với các phòng chức năng khác để quản lý và điều hành hoạt động của Công ty theo đúng định hướng và kế hoạch.
* Phòng lao động tiền lương:
+ Giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý kinh doanh.
+ Tổ chức sắp xếp cán bộ, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp... theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.
* Phòng kế toán tài vụ:
+Giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của Công ty, cụ thể là nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chỉ tiêu của Công ty và thực hiện cân đối đến cuối kỳ, lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Nắm giữ và quản lý vốn của Công ty. Có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của phòng kinh doanh.
+ Định kỳ báo cáo tình hình kinh doanh lên ban Giám đốc đề xuất các kiến nghị nhằm cân đối ngân quỹ, các biện pháp tài chính khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thủ trưởng các đơn vị phụ thuộc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và pháp luật Nhà nước.
Giám đốc Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên thuộc Công ty. Người lao động có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động, chấp hành pháp luật Nhà nước và quy định của Công ty về nội quy làm việc, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Công ty. Quyền lợi của người lao động là được hưởng thụ theo lao động, được tham gia các tổ chức đoàn thể được pháp luật thừa nhận.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
4.1. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
Công ty Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện các dịch vụ gia công sản xuất, tái sản xuất hàng hóa, chuyển khẩu.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Về xuất khẩu: Công ty trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng sau:
+ Hàng nông sản, lương thực, thực phẩm.
+ Hàng thủy sản.
+ Hàng lâm sản và các sản phẩm chế biến từ gỗ
+ Hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Hàng dược liệu.
+ Một số hàng công nghiệp tiêu dùng.
- Về nhập khẩu, Công ty trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng sau:
+ Vật tư
+ Máy móc, công cụ sản xuất nhỏ.
+ Đồ ăn, đồ uống.
+ Hàng điện tử, điện máy, đồ dùng điện gia dụng.
Từ mặt hàng kinh doanh của Công ty ta biết được chiến lược kinh doanh của Công ty là đa dạng hóa. Tuy nhiên, những mặt hàng mà Công ty chú trọng nhất trong xuất khẩu vẫn là hàng nông,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status