Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010 - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU.1
DANH MỤC CÁC BẢNG.2
LỜI MỞ ĐẦU.3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.5
I. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu chủ yếu. .5
1.1 Khái niệm .5
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .6
1.2.1Xuất khẩu trực tiếp 6
1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 7
1.2.3 Xuất khẩu tại chỗ 7
1.2.4 Gia công quốc tế 8
1.2.5 Buôn bán đối lưu 8
1.2.6 Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ) 9
II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đến nền kinh tế quốc dân .9
2.1 Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. 9
2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10
2.3 Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân 11
III. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu.11
3.1 Điều tra, nghiên cứu thị trường xuất khẩu: 11
3.1.1 Điều tra tìm hiểu thông tin 11
3.1.2 Việc nghiên cứu thị trường quốc tế được tiến hành theo các nhóm nhân tố ảnh hưởng sau 12
3.2 Lựa chọn thị trường đối tác 15
3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 17
3.3.1 Đàm phán 17
3.3.2 Ký kết hợp đồng 18
3.4 Tổ chức và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 20
3.4.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu. 20
3.4.2 Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu. 20
3.4.3 Thuê phương tiện vận tải 21
3.4.4 Mua bảo hiểm cho hàng hoá 21
3.4.5 Làm thủ tục hải quan 22
3.4.6 Giao nhận hàng hoá với phương tiện vận tải 22
3.4.7 Làm thủ tục thanh toán 22
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .22
4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: 23
4.1.1 Luật pháp và thông lệ trong kinh doanh 23
4.1.2 Giá cả 23
4.1.3. Sự cạnh tranh 23
4.1.4. Điều kiện tự nhiên 24
4.1.5. Tác động của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu: 24
4.2 Các yếu tố chủ quan (thuộc bản thân doanh nghiệp): 24
4.2.1 Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính: 24
4.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn kinh doanh 25
4.2.3 Áp dụng hình thức trách nhiệm vật chất 25
4.2.4. Các biện pháp Marketing 25
4.2.5 Mạng lưới kinh doanh và môi trường kinh doanh 25
V. Vai trò của hàng dệt may đối với hoạt động xuất khẩu Việt Nam.26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.27
I. Khái quát tình hình ngành dệt may của Việt Nam.27
1.1 Năng lực sản xuất 27
1.1.1 Tình hình cơ sở sản xuất của ngành dệt may 27
1.1.2 Thực trạng sản xuất của ngành dệt may 31
1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may từ năm 1991 đến nay 34
II. Thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam .38
2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua 3 năm 2000, 2001, 2002. 38
2.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 40
2.3. Thị trường xuất khẩu 42
2.3.1 Đối với thị trường Mỹ 42
2.3.2 Đối với thị trường EU 43
3.3.3 Đối với thị trường Nhật Bản 45
2.3.4 Đối với thị trường ASEAN và Trung Quốc 47
III. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu. 49
3.1 Những tồn tại trong sản xuất 49
3.1.1. Về công nghệ và nguyên liệu 49
3.1.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á 49
3.1.3. Về sản phẩm 50
3.2. Những vấn đề tồn tại trong xuất khẩu 51
3.2.1 Hình thức xuất khẩu 51
3.2.2 Thị trường xuất khẩu 52
3.2.3 Về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 53
3.2.4 Về chính sách phân bổ hạn ngạch 54
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY ĐẾN NĂM 2010.57
I. Phương hướng, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may.57
1.1 Phương hướng, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may 57
1.2 Ưu tiên trợ giúp phát triển xuất khẩu 59
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu hàng dệt may .60
2.1 Về sản xuất 60
2.2 Về thị trường 61
2.3 Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu 63
III. Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may.66
3.1Những biện pháp từ phía Nhà nước 66
3.1.1 Một số giải pháp về mở rộng thị trường. 66
3.1.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 71
3.1.3 Các giải pháp tài chính, tín dụng để thúc đẩy xuất khẩu 72
3.2 Những biện pháp từ phía doanh nghiệp 74
3.2.1 Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp .74
3.2.2 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm .75
3.2.3 Giải pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm.76
3.2.4 Tăng dần tỷ trọng xuất FOB, tiến tới xuất CIF, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba 77
KẾT LUẬN.80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

4
65,37%
1995
850
53,43%
1996
1150
35,3%
1997
1350
17,39%
1998
1351
0,074%
1999
1747
29,31%
2000
1892
8,3%
2001
1975
4,38%
2002
2751
39,29%
(Nguồn: Bộ Thương Mại)
Sau khi hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ đã được ký kết ngày 19/5/1987, ngành may công nghiệp của Việt Nam đã có một bước ngoặt đáng kể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang các nước CMEA. Vì vậy, trong những năm 1990 - 1991, do tác động của những thay đổi về chính trị xã hội ở các nước này, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm
(Nguồn: Bộ Thương Mại)
Tuy nhiên, ngành dệt may đã có những lỗ lực đáng kể để bước vào giai đoạn phát triển mới bắt đầu từ năm 1992, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 1/1/1993, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đưa hàng dệt may chở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 43,5%/năm trong những năm 1991 - 1997 so với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,5%/ năm của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên với công nghệ lạc hậu, chủng loại hàng còn cùng kiệt nàn, hàng dệt may Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được một số loại vải thô, vải cotton, dệt kim... sang các thị trường như Nhật Bản, Canada và EU với kim ngạch không đáng kể. Sản phẩm dệt xuất khẩu của Việt Nam tỏ ra chưa có sự phát triển thích ứng với đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã ngày càng cao của thị trường thế giới. Vì vậy hàng dệt may của ta chỉ có thể đáp ứng được các đối tượng trung lưu trở xuống nên lợi nhuận không được cao nhưng nó cũng đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.
Hàng dệt nội địa cung không đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho may xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu phải nhập vải may gia công cũng như may xuất khẩu. Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã lên tới trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, chưa kể các loại phụ liệu may khác mà Việt Nam cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công. Việc gia công cho nước ngoài không những chỉ có giá trị gia tăng thấp mà còn không ổn định. Các xí nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn đặt hàng từ bên thuê gia công, giá gia công. Chính vì vậy cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vào năm 1997 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam bởi các lý do sau:
Đồng nội tệ ở nhiều nước trong khu vực mất giá khiến Việt Nam mất lợi thế về giá nhân công (mà chi phí nhân công rẻ là một lợi thế của Việt Nam). Khách hàng thuê gia công đã chuyển hợp đồng sang các nước khác để được hưởng giá thấp hơn.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá gia công cũng như giá xuất khẩu 20-30% để cạnh tranh nên hiệu quả thực tế giảm mạnh. 75-80% nguyên phụ liệu hàng may mặc cũng như nguyên liệu hàng dệt Việt Nam phải nhập khẩu. Những bất ổn của nền kinh tế đã làm nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước trong khu vực như Hồng Kông, Đài Loan... không ổn định. Trị giá nguyên phụ liệu lại cao hơn do sự biến động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD.
Nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giảm mạnh. Nhiều khách hàng Nhật đã cắt hợp đồng nhập khẩu của Việt Nam do tiêu thụ nội địa gặp khó khăn. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 1998 chỉ đạt 1,35 tỷ USD so với kế hoạch 1,6 -1,7 tỷ USD đặt ra đầu năm và có thể còn tiếp tục gặp khó khăn.
Nhưng đến năm 1999, cuộc khủng hoảng tiền tệ kết thúc cũng chính là lúc ngành dệt may của Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu lên đến 1747 triệu USD và đến năm 2002 là 2751 triệu USD. Nếu so sánh năm 1991 so với năm 2002 thì chúng ta đã tăng 2593 triệu USD. Đây là những thành công của ngành dệt may Việt Nam cần được cổ vũ và khích lệ.
II. Thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu đã có tác động tích cực tới sự phát triển chung của toàn xã hội, góp phần không nhỏ tạo nguồn ngoại tệ phục vụ tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Không những thế, hoạt động xuất khẩu ngày càng tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội, thực hiện tốt chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động, song xét về giá trị tuyệt đối thì kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này phản ánh những nỗ lực rất đáng trân trọng của các ban lãnh đạo, các cấp Uỷ Đảng trong việc hoạch định những chiến lược phát triển kinh tế, tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng thuận lợi, vươn xa ra thị trường quốc tế; những nỗ lực của các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu; không những vậy, điều này còn khẳng định sản phẩm của Việt Nam ngày càng có thể phát huy ưu thế, tiếp cận được với thị trường nước ngoài, một thị trường rất giàu tiềm năng cần phát triển. Đóng góp không nhỏ trong những thành công đó phải kể đến hoạt động tích cực của ngành dệt may Việt Nam, một ngành công nghiệp lâu đời mà Việt Nam có rất nhiều lợi thế.
2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua 3 năm 2000, 2001, 2002.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ kinh doanh chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kinh tế, tiền tệ của các quốc gia tiêu thụ hàng hoá. Trong thời gian 3 năm qua, cùng với những biến động của hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung, ngành dệt may Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đáng kể theo sát với những diễn biến của thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thời kỳ qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
+/- %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
+/- %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
+/- %
Tổng
KNXK
14.308
100
24,17
15.100
100
5,53
16.530
100
9,47
KNXK hàng dệt may
1.892
13,22
7,28
1.976
13,08
4,41
2.751
16,64
39,26
(Nguồn: Bộ Thương mại)
Từ kết quả ở bảng trên phản ánh sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong lĩnh vực xuất khẩu chung của cả nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa vị trí của loại hàng hoá này xếp loại là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Trong năm 2000, tính t

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status