Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của hàng may Việt Nam - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2
1.Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam
2.Khái quát về ngành dệt may Việt Nam hiện nay
3.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về ngành dệt may . 5
3.1. Các lĩnh vực trong ngành may .5
3.1.1. Lĩnh vực dệt sợi 6
3.1.2. Lĩnh vực nhuộm .6
3.1.3. Lĩnh vực may .7
3.2. Vốn và công nghệ sủ dụng trong ngành dệt may .7
3.3. Rủi ro thường gặp trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may .7
PHẦN II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM 9
1.Thực trạng về xuất khẩu của ngành may Việt Nam. 9
1.1. Về sản phẩm. 9
1.2.Về giá bán sản phẩm. 10
1.3. Hệ thống phân phối sản phẩm và các chính sách liên quan. 11
1.3. Các điều kiệu ra nhập thị trường.
1.4. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 13
2. Các cách xuất khẩu gia công của nganh may Việt Nam. 14
2.1. Gia công ủy thác theo hình thức CMT. 15
2.1.1. Các doanh nghiệp may Việt Nam không phải chịu rủi ro trong qua trình sản xuất lưu thông theo hinh thức gia công CMT. 15
2.1.2. Gia công CMT còn là hình thức sản xuất và phân phối phù hợp với Việt Nam. 17
2.2. Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB. 19
2.3. Tình hình thực hiện gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam 21
2.4. Thực trạng chuyển đổi từ CMT sang FOB. 22
PHẦN 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM 24
1. Về phía các doanh nghiệp. 24
1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 24
1.2. Xác định hợp lý mức độ đa dạng hoá đối tác gia công trên các thị trường. 25
1.3. Đầu tư đổi mới công nghệ. 26
1.4. Định hướng chiến lược: chuyển dần từ CMT sang FOB. 26
2. Liên kết dệt- may, một nhân tố quan trọng. 27
2.1. Sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ dệt-may ở Việt Nam. 27
2.2. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt -may hiện nay. 29
2.3. Các biện pháp thúc đẩy sự lên kết dệt-may. 31
KẾT LUẬN 32
MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu xuyên suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu là năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ là ngành có vai trò quan trọng trong tiến trình này.
Ngành dệt may có thể nói là ngành đi đầu trong các ngành công nghiệp nhẹ. Từ khi đổi mới, ngành đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế, vài năm gần đây, ngành đã có những bước phát triển vượt bậc. Thị trường chủ yếu của ngành may hiện nay là xuất khẩu ra nước ngoài. Song càng ngày, các thị trường càng trở nên khó tính hơn, cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Do đó, việc mở rộng thị trường cho ngành dệt may trở nên không hề dễ dàng. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để có thể mở rộng và khẳng định tên tuổi của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới. Tác giả xin đề ra một cách nhìn tổng quát về toàn ngành dệt may trong những năm qua và mạnh dạn đưa ra kiến nghị về một số giải pháp để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam.
Với mục đích như vậy đề án bao gồm các phần sau:
- Phần 1: Tổng quan về ngành may Việt Nam.
- Phần 2: Thực trạng xuất khẩu hàng may Việt Nam.
- Phần 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của hàng may Việt Nam.
Việc xây dựng đề án được sự giúp đỡ chi tiết và nhiệt tình của thầy Nguyễn Đình Trung.
Em xin chân thành cảm ơn.


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY

1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may là một trong nhũng ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài ở Việt Nam. Đặc biệt, ngành dệt sợi có từ lâu và phát triển mạnh trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương đã tồn tại nhiều nhà sản xuất vải tại Việt Nam sử dụng sợi nhập khẩu. Khi cai trị, thực dan Pháp đã tăng thuế nhập khẩu sợi làm cho sản xuất vải tại nước ta gặp nhiều khó khăn.Nhưng trong thời kỳ này nhiều nhà máy dệt hiện đại do Pháp đầu tư đã được thành lập. Năm 1889, nhà máy dệt đầu tiên được Pháp xây dựng tại Nam Định, tiếp theo là năm 1894 tại Hàn Nội và sau đó là tại Hải Phòng. Năm 1912, ba nhà máy hợp nhất thành “ Công ty dệt vải Đông Kinh”. Chín phủ thực dân Pháp thu được nhiều lợi nhuận nhờ việc kinh doanh độc quyền ngành này.
Sau đại chiến thứ hai, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Vào thời gian đó, các doanh nghiệp ở miền Bắc nhập máy móc thiết bị dệt sợi từ Trung Quốc, Liên Xôvà các nứoc Đông Âu, trong khi đó các doanh nghiệp miền Nam nhập máy móc thiết bị từ các nước phương Tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may. Năm 1975 sau khi nước ta thống nhất, các công ty dệt may quy mô lớn của miền Nam được quốc hữu hóa và đưa vào hệ thống kinh doanh bao cấp. Ủy ban Kế Hoạch nhà nước giao chỉ tiêu sản xuất cho các doanh nghiệp dệt nhuộm, may nên hoạt động sản xuất lưu thông hoàn toàn dựa vào kế hoạch. Kế hoạc và việc sản xuất hàng dệt may được sản xuất theo quá trình: trước tiên. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ tiêu cho cácn doanh nghiệp may về kế hoạch sản xuất, lượng và giá. Các doanh nghiệp may căn cứ vào đó để tính số lượng nguyên vật liệu đầu vào rồi trình lên ban Ủy ban Kế hoạchvề các doanh nghiệp dệt có thể đáp ứng yêu cầu. Sau đó căn cứ vào các đề nghị này, Ủy ban Kế hoạch lại giao các chỉ tiêu sản lượng cho các doanh nghiệp dệt nhuộm ấn trình về giá và ngày giao hàng. Dụa vào giá cả và ngày giao hàng, các daonh nghiệp nhuộm lại tính lượng sợi cần thiết rồi trình lên ban Kế hoạch về nhà sản xuất sợi có thể đáp ứng yêu cầu. Cuối cùng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ thị cho doanh nghiệp sợi sản xuất lượng sợi cần thiết như kế hoạch được trình bày ở trên.
Trong nền kinh tế kế hoạch, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt, nhuộm, may rất mật thiết. Các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất theo thiết kế, số lượng và giá đã được Ủy ban Kế hoạch nhà nước quy định. Các doanh nghiệp này thường xuyên nắm bắt những thông tin như loại vải nào thì sản xuất ở doanh nghiệp nào và giữ mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhuộm. Đơn giá, mẫu mã,… của vải sử dụng ở các doanh nghiệp may do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định, nhưng nhà cung cấp vải lại do các doanh nghiệp may trình lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nên thực chất quyết định cuối cùng là do các doanh nghiệp này đưa ra.Đồng thời cá doanh nghiệp nhuộm cũng giữ mối quan hệ khăng khít với các doanh nghiệp dệt. Xét trên toàn ngành, mối quan hệ khăng khít cùng chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp được duy trì khá tốt.Tuynhiên, mối quan hệ khăng khít này đã có sự thay đổi lớn từ khi có Hiệp định thương mại gia công ủy thác được ký kết giữa chính phủ Liên Xô cũ và Chính phủ ViệtNam vào năm 1986. Theo hiệp định này, Chính phủ Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Liên Xô để tiến hành sản xuất hàng may măcc tại các doanh nghiệp nhà nứớc, sau đó xuất khẩu trở lại Liên Xô.Quy định này đã làm giảm hẳn nhu cầu đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp nhuộm và dệt trong nước và mối quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp cũng bị rạn nứt. Viếc các doanh nghiệp dệt, nhuộm đầu tư vào ngành may đã đẩy nhanh rạn nứt này.Các nhà doanh nghiệp dệt nhuộm cùng hoạt động trong cả lĩnh vực may và để tồn tại họ cần nhận được những đơn đặt hàng gia


xn5fDLevAzfBTOt
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status