Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 3
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu 3
1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS 3
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH 4
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4
2.1.1. Vị trí địa lý 4
2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất 5
2.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 5
2.1.4. Tài nguyên nước 9
2.1.5. Tài nguyên đất 10
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10
2.2.1. Diện tích, dân số và tổ chức hành chính 10
2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 12
2.2.3. Hiện trạng phát triển xã hội 21
2.2.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020 23
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 29
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30
3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30
3.1.1. Nguồn gốc, quá trình hình thành bãi rác tạm 30
3.1.2. Hoạt động thu gom và tiếp nhận tại bãi rác tạm Suối Tre 31
3.1.3. Khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp 33
3.1.4. Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Suối Tre 35
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 37
3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt 37
3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 39
3.2.3. Hiện trạng nước rỉ từ bãi rác 41
3.2.4. Hiện trạng chất lượng không khí 44
3.2.5. Hiện trạng chất lượng đất 45
3.2.6. Tài nguyên sinh học 45
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 46
4.1. SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM 46
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 47
4.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm 47
4.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô 53
4.2.3. Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường 55
4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÓNG CỬA BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1. KẾT LUẬN 72
5.2. KIẾN NGHỊ 72
PHẦN PHỤ LỤC 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uẩn từ 1,57 đến 1,74 lần
- Chỉ tiêu tổng nitơ vượt tiêu chuẩn từ 1,06 đến 1,17 lần.
- Chỉ tiêu amoniac vượt tiêu chuẩn từ 2,008 đến 2,252 lần
- Chỉ tiêu sunflua vượt tiêu chuẩn từ 1,8 đến 2,2 lần.
- Chỉ tiêu tổng phenol vượt tiêu chuẩn từ 3,2 đến 4,4 lần.
Ngoài ra, nước thải từ bãi rác còn bị nhiễm độc chì và thủy ngân với hàm lượng vượt tiêu chuẩn từ 1,3 đến 1,42 đối với chỉ tiêu chì và từ 1,2 đến 1,8 đối với chỉ tiêu thủy ngân.
Thành phần nước rỉ rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học. Nhìn chung, nước rỉ rác tại các bãi rác đều bị ô nhiễm màu, mùi, kim loại nặng và ô nhiễm chất hữu cơ nặng, trong đó là phần lớn các chất khó phân hủy vi sinh. Nếu không được xử lý đúng mức thì nó sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đến môi trường như xâm nhập vào môi trường đất sau đó đi vào các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và có thể làm biến đổi đặc tính của đất.
Hiện trạng chất lượng không khí
Kết quả phân tích chất lượng 2 mẫu không khí xung quanh tại khu vực lân cận bãi rác tạm Suối Tre được trình bày trong bảng 3.11. Vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lương không khí xung quanh tại BRT Suối Tre.
Stt
Thông số
ĐVT
Ký hiệu
TCVN/QCVN
KK1
KK2
1
Bụi
mg/m3
0,29
0,25
0,3(*)
2
SO2
mg/m3
0,12
0,09
0,35(*)
3
NO2
mg/m3
0,008
0,009
0,2(*)
4
CO
mg/m3
2,6
2,6
300(*)
5
THC
mg/m3
2,5
2,5
5(**)
6
Aldehyt
mg/m3
KPH
KPH
0,002(**)
7
Độ ồn
dBA
57
59
55 - 75(***)
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), năm 2010.
Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện;
- (*): QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ);
- (**) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (trung bình 1 giờ);
- (***)TCVN 5949 : 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương).
Bảng 3.12: Vị trí không khí xung quanh tại khu vực lân cận BRT Suối Tre.
Stt
Ký hiệu
Vị trí lấy mẫu
Toạ độ
1
KK1
Xã Suối Tre
107013’09,9”E
10056’31,2”N
2
KK2
Xã Suối Tre
107012’01,5”E
10056’30,9”N
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), năm 2010.
So sánh kết quả phân tích với QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNTM và TCVN 5949:1998 cho thấy tất cả các thông số đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép.
Hiện trạng chất lượng đất
Xã Suối Tre nằm trong vùng cao nguyên đất đỏ, địa hình không bằng phẳng, hướng dốc của xã cao từ hướng bắc trải dần về hướng nam. Khu vực bãi rác nằm về hướng bắc, có độ dốc lớn, vì thế mức độ xói mòn khá cao. Nền đất tại khu vực này đã bị bạc màu, ít dinh dưỡng nên khó có thể khai thác tốt các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên sinh học
Khu vực xung quanh bãi rác có hệ thống thảm thực vật ít đa dạng, chủ yếu là lau sậy, cỏ lác, cỏ dại ít có giá trị, phần diện tích lớn còn lại được trồng cây cao su, cây mì và cây cà phê. Ngoài ra, ở trên đồi còn có hệ thống các cây bụi, cây tán nhỏ, cây dây leo…
Hệ sinh thái trên cạn ở khu vực cũng ít đa dạng với các loài sóc, chuột, cóc, chim … Tuy nhiên tại khu vực có nhiều đàn bò, dê được người dân chăn dắt ở những bãi cỏ gần BRT.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE
SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các bãi xử lý rác hiện nay chủ yếu gây ra do thiếu hụt lớp chống thấm phía dưới đáy hố chôn rác, lớp phủ phía trên và hệ thống thu hồi, xử lý nước rỉ rác và khí gas.
Các bãi rác được trang bị lớp phủ trên cùng là một lớp đất dày, tuy nhiên lớp phủ này không đủ ngăn nước mưa thấm vào các lớp rác phía dưới. Thêm vào đó, các vết nứt trên lớp phủ do sự sụt lún của các lớp rác bên dưới làm cho khí thải từ bãi rác thoát ra gây cháy hay phân tán ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.
Các bãi xử lý rác hiện nay đang tồn tại những bất cập và sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trong những năm tới nếu không đẩy mạnh việc cải tạo bảo vệ môi trường và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, thay đổi cách xử lý rác hiện tại.
Trong thời gian qua đã có những dự án về cải tạo, đóng cửa bãi rác/BCL, cũng như những nghiên cứu cải thiện ô nhiễm môi trường tại các bãi rác/BCL đã và đang chuẩn bị đóng cửa như sau:
- Dự án nghiên cứu khoa học cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường bãi rác đã đóng cửa Đông Thạnh của Cục bảo vệ môi trường (cũ) – Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện với Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường CENTEMA năm 2003 đã đánh giá hiện trạng các BCL tại TP; nên lên các vấn đề ô nhiễm tại các BCL; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật – công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí do khí thải từ BCL và quy trình đóng BCL;
- Những nghiên cứu về hiện trạng bãi rác tại bốn TP lớn là bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), bãi rác Gò Cát (TP. Hố Chí Minh), bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) và bãi rác Tràng Cát (Hải Phòng) do TS. Đặng Ngọc Dinh và các cộng sự thực hiện cho thấy, ô nhiễm tứ các bãi rác này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của dân cư, về lâu dài ô nhiễm nguồn nước ngầm sẽ là yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn đối với địa phương;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Xử lý ô nhiễm bãi rác Lợi Bình Nhơn” của Sở Tài nguyên và Môi tỉnh Long An phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ Môi trường CIFINEA thực hiện năm 2009 đã đánh giá được các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng, hoạt động và đóng của BCL. Ngoài ra, báo cáo còn đề xuất các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát các tác động xấu từ BCL đến môi trường xung quanh;
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE
Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm
Tiêu chí nhằm đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm BRT Suối Tre được xây dựng dựa trên:
Kết quả điều tra thực tế tại BRT Suối Tre về:
Địa hình khu vực;
Thời tiết, khí hậu;
Thuỷ văn;
Địa chất;
Địa chất công trình;
Địa chất thuỷ văn;
Các yếu tố vế tài nguyên khoáng sản;
Những căn cứ cơ bản để lựa chọn địa điểm xây dựng BCL.
Trên cơ sở Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD có thể xác định tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp dựa trên 12 chỉ tiêu sau:
Đặc điểm địa hình (độ dốc của địa hình);
Thuỷ văn (khoảng cách tới các nguồn nước chính);
Địa chất, địa chất công trình (cấu trúc đất đá khu vực, độ thấm);
Đặc điểm địa chất thuỷ văn (độ sâu các tầng nước ngầm);
Tài nguyên khoáng sản (trong khu vực có tài nguyên với trữ lượng lớn không);
Thời tiết, khí hậu (hướng gió, lượng mưa trong năm);
Khoảng cách từ trung tâm đô thị đến khu xử lý;
Khoảng cách từ khu xử lý đến điểm dân cư;
Khoảng cách từ khu vực giải trí, tổ chức văn hóa, tôn giáo đến khu xử lý;
Khoảng cách từ đường giao thông công cộng vào khu xử lý;
Vấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status