Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang



Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long và
được xem là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm trở lại đây,
nông nghiệp An Giang không ngừng phát triển, sản lượng lúa luôn đi đầu so
với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần không nhỏ trong việc đảm
bảo an ninh lương thực của cả nước và giữ ổn định cho nền kinh tế quốc dân
qua việc xuất khẩu lương thực (chủ yếu là lúa tẻ và lúa nếp). Sản lượng lương
thực đạt trên 3,1 triệu tấn/năm, trong đó lúa hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu
chiếm trên 1,2 triệu tấn. Vì sản xuất lương thực ở An Giang có vai trò và vị
thế quan trọng trong nền kinh tế nên vấn đề sản xuất lương thực của tỉnh luôn
đượcNhànướcvàcáccấp chính quyền quan tâm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

]
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra mục tiêu đến 2015 cơ
giới hóa 100% việc chế biến các loại hạt giống, phổ biến rộng thiết bi sạ lúa
theo hàng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từng bước áp dụng máy cấy
mạ thảm, máy bơm thuốc trừ sâu, máy gặt lúa rải hàng, các loại máy gặt đập
liên hợp… [18;3]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã định ra chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 về sản xuất lương thực như sau: “Điều
chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu
thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương
thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa
và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn
khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất
khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.”
[7;169,170]
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, tháng 4/2006 có nêu định
hướng phát triển như sau: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 13 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản
phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây
trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy
hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực….”. [8;191]
1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long và
được xem là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm trở lại đây,
nông nghiệp An Giang không ngừng phát triển, sản lượng lúa luôn đi đầu so
với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần không nhỏ trong việc đảm
bảo an ninh lương thực của cả nước và giữ ổn định cho nền kinh tế quốc dân
qua việc xuất khẩu lương thực (chủ yếu là lúa tẻ và lúa nếp). Sản lượng lương
thực đạt trên 3,1 triệu tấn/năm, trong đó lúa hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu
chiếm trên 1,2 triệu tấn. Vì sản xuất lương thực ở An Giang có vai trò và vị
thế quan trọng trong nền kinh tế nên vấn đề sản xuất lương thực của tỉnh luôn
được Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm.
Năm 2005 Việt Nam thành công lớn trong việc xuất khẩu lúa gạo có sự
đóng góp rất lớn của tỉnh An Giang. Song sản xuất lương thực cũng đã trải qua
nhiều thăng trầm. Năm 2001 – 2005 là thời kỳ sản xuất lương thực An Giang
đang chuyển mình cùng với rất nhiều thuận lợi và khó khăn.
Về thuận lợi: Trong thời kỳ này ngành trồng trọt đã từng bước chuyển
sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản
phẩm. Nhờ ứng dụng những công nghệ tiến bộ lai tạo được giống lúa tốt, từng
bước thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Về khó khăn: Do tác động của thiên tai, lũ lụt (lũ lụt liên tiếp năm 2000
và 2001 đã gây hậu quả nặng nề cho sản xuất, cơ sở hạ tầng và tài sản nhân
dân), dịch bệnh, sản xuất nặng yếu tố tự phát, chưa đảm bảo tính bền vững,
đồng thời suy thoái kinh tế thế giới và khu vực ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Lần đầu tiên khu vực nông nghiệp có mức tăng trưởng âm (-0,51%).
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm từ những yếu kém và
hạn chế trên, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2001 – 2005
của Đảng bộ tỉnh An Giang đã đề ra một số nhiệm vụ phát triển sản xuất lương
thực như sau:
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 14 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đầu tư thủy lợi, giao thông nội
đồng bảo đảm chủ động trong sản xuất, vận chuyển, phòng và chống lũ.
Nghiên cứu ứng dụng sản xuất (kể cả nhập khẩu) các loại giống cây
lương thực đáp ứng yêu cầu sản xuất đạt chất lượng, hiệu quả. Thiết lập lại hệ
thống quản lý và sản xuất giống nhằm cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất.
Áp dụng rộng rãi khoa học và công nghệ vào các khâu làm đất, chăm
sóc, thu hoạch, chế biến lương thực. Phát triển nhanh công nghệ sau thu hoạch
để giảm hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng trang bị máy
sấy đủ sức phục vụ sản xuất tại địa bàn, gắn với các cụm kho, nhà máy chế
biến gạo.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ lương
thực chất lượng cao theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của sản phẩm.
Quy hoạch vùng chuyên canh lương thực theo hướng sản xuất lương
thực an toàn gắn với bảo vệ môi trường, hướng vào xuất khẩu. Thực hiện tốt
công tác khuyến nông.
Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tỉnh An Giang đối với nền sản xuất
nông nghiệp là “nâng cao chất lượng, giá trị và hạ giá thành, không ngừng
nâng cao khả năng cạnh tranh”.
Trên cơ sở các mục tiêu phát triển nông nghiệp đưa ra trong giai đoạn
2001 – 2005, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm tiếp theo của Đảng
bộ tỉnh An Giang 2006 – 2010 đặt ra cùng với xu thế tiến tới hội nhập WTO
(Tổ chức thương mại thế giới) năm 2007. Đảng bộ tỉnh An Giang đã đưa ra
một số phương hướng phát triển sản xuất lương thực của giai đoạn mới này
như sau:
Sản xuất theo quy hoạch và phải đặc biệt chú trọng chiều sâu, chất
lượng, hướng về xuất khẩu đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ lương thực
trong nước.
Tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là sản xuất công nghệ
sinh học vào sản xuất giống có chất lượng, sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu.
Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thị trường cho nông dân và doanh
nghiệp. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả, lập các chợ buôn bán, bán lẻ,
các cụm kho phù hợp ở các vùng, nhất là các vùng có nông sản hàng hóa lớn.
Tăng cường hỗ trợ phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều
kiện phát triển kinh tế trang trại.
Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 15 Niên khóa: 2004 - 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị
Một số giải pháp và chương trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 –
2010 về sản xuất lương thực:
“Chú trọng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất lương thực, công nghệ chế biến sản phẩm, sản xuất sạch, công nghệ
sinh học và công nghệ thông tin. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành
đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ cho nông dân An Giang đáp ứng thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Kêu gọi, khai thác các nguồn đầu tư trong và ngoài nước (vốn TW
(Trung Ương), WB, ADB, FDI (Quỹ tiền tệ Quốc tế), ODA) để đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là dự án phát triển giao thông
nông thôn, các dự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status