Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010



Mục lục
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM 3
I. VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3
1. Đặc điểm của cây chè Việt Nam 3
2. Vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam 5
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM 8
1. Điều kiện tự nhiên 8
2. Khả năng nguồn vốn 10
3. Nhân tố khoa học kỹ thuật 11
4. Hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước 12
5. Hệ thống cơ sở hạ tầng 13
6. Nhân tố lao động 14
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CHÈ CỦA MỘT SỐ NƯỚC 15
1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 15
2. Kinh nghiệm của một số nước sản xuất chè trên thế giới 16
CHƯƠNG II 19
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 19
I. TRỒNG CHÈ 19
1. Địa bàn phân bố cây chè 19
2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước. 21
3. Hiện trạng giống chè Việt Nam 25
II. CHẾ BIẾN CHÈ 29
1. Quy mô các cơ sở chế biến 30
2. Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh 31
3. Thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở nước ta 33
4. Chủng loại sản phẩm chế biến và chất lượng sản phẩm 34
III. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CHÈ VIỆT NAM. 36
1. Thị trường tiêu thụ trong nước 36
2. Thị trường xuất khẩu 38
IV. CÁC YẾU TỐ KHÁC 41
1. Một số chính sách phát triển chè 41
2. Đất đai và lao động trong sản xuất chè 42
3. Một số hình thức tổ chức trong ngành chè Việt Nam 43
4. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè 44
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG 45
1. Những kết quả đạt được 45
2. Nguyên nhân tồn tại 46
CHƯƠNG III 48
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM 48
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 48
1. Những căn cứ để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 48
2. Các quan điểm phát triển sản xuất chè 50
3. Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010 52
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 55
1. Giải pháp về quy hoạch phát triển chè 55
2. Giải pháp về vốn 58
3. Giải pháp về khoa học công nghệ 61
4. Giải pháp về đào tạo nhân lực 69
5. Giải pháp về thị trường 70
6. Giải pháp về chính sách 73
7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành chè 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên sản phẩm sau khi chế biến của ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm khoảng 65%. Vì vậy giá bán chè cả ta nhìn chung chỉ mới đạt 80% giá của thị trường thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp chế biến chè của ta.
Về bao bì đóng gói: Hiện tại ta xuất khẩu chè thường là nguyên liệu thành phẩm nên sản phẩm được đóng gói trong các thùng gỗ dán có hai lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31-45 kg, bao giấy không khâu trọng lượng 35-60 kg. Loại bao bì này chỉ bảo quản 12 tháng. Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta cần được khắc phục trong thời gian tới. Hình thức sản phẩm chủ yếu là chè rời, còn chè bao gói và chè túi lọc chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến:
Thứ nhất, công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hay quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 56-60% công suất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng được quy mô vùng nguyên liệu.
Thứ hai, nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu cách đây gần 40 năm, thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để cải tạo và tu bổ... Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất.
Thứ ba, ngành chè nước ta đang trong giai đoạn tiếp cận thị trường mới nên chưa ổn định. Mặt khác sản phẩm chè của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các thị trường mới nên doanh lợi chưa cao và phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đồ uống khác.
III. Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam.
1. Thị trường tiêu thụ trong nước
Nhân dân ta có tập tục uống chè từ lâu đời, nhưng phần lớn trước đây là uống chè tươi (nấu trực tiếp từ lá cành chè). Trước đây một số người thuộc tầng lớp trên thường quen dùng “ Trà Tầu” là loại chè được chế biến từ Trung Quốc nhập vào. Vài ba thập kỷ nay khi ngành chè đã bắt đầu phát triển thì dân cư đô thị cũng như ở nông thôn dần quen với việc sử dụng sản phẩm chè chế biến.
Hiện nay tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng chè búp chế biến, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,26 kg/năm. Đây là một chỉ tiêu thấp so với các nước như: Anh (2,87 kg), Tuynidi (1,82kg), Srilanca (1,41 kg), ấn Độ (0,55 kg), Mỹ (0,45 kg), Trung Quốc (0,33 kg)... và thấp hơn cả mức bình quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 20 -25 nghìn tấn/năm.
Tuỳ từng khu vực, lứa tuổi, điều kiện, kinh tế mà thị hiếu tiêu dùng chè khác nhau. Cụ thể:
- Chè lá tươi pha trực tiếp: Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời của nước ta. Được hầu hết người dân ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ưa thích kể cả các dịp lễ tết, hiếu, hỉ.
- Chè búp rời đã qua chế biến: Được sử dụng phổ biến nhất ở các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên việc sử dụng trà ở hai miền Nam và Bắc có khác nhau. Trong khi người Bắc coi trọng uống chè nóng và hương vị, màu sắc thì người miền Nam thường uống lạnh với đá dùng để giải khát và không coi trọng lắm về chất lượng.
- Chè túi lọc: Trong những năm gần đây do nhịp sống khẩn trương nên chè túi lọc ngày càng được ưa chuộng nhất là ở khu vực đô thị. Tuy nhiên thị hiếu tiêu dùng chè túi lọc hiện nay chủ yếu là ngoại nhập: Lipton, Tetley. Chè túi lọc của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường do còn quá ít, chất lượng và thương hiệu chưa hấp dẫn, hơn nữa người tiêu dùngViệt Nam có tâm lý thích dùng các thương hiệu nổi tiếng một phần do an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè.
Về giá cả, giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 140 - 170 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 70 -90 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20 - 35 nghìn đồng/kg.
Bảng 5: Giá chè xanh trong nước năm 2002
Đơn vị: 1000 đồng/kg
Phẩm cấp
Tại nơi sản xuất
Bán lẻ
Loại đặc biệt
30 - 40
70 – 90
Loại bình thường
15 - 20
25 – 30
Loại xấu
3 - 4
6 – 8
Chè hương loại tốt
50 - 70
140 – 170
*Nguồn: Điều tra thị trường
Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản như chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội như Bát Tiên, Ô Long có giá khá cao, từ 100 - 200 nghìn đồng/kg.
2. Thị trường xuất khẩu
2.1. Nhu cầu tiêu dùng chè ở một số nước và khu vực trên thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn.
Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè.
Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%.
Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%).
Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%).
Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status