So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Luận văn So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội



Mục lụC
 
Trang
Chương I: Mở đầu .
1.1. Đặt vấn đề .
1.2. Mục đích - yêu cầu .
1.2.1. Mục đích của đề tài .
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .
Chương II: Tổng quan tài liệu .
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu .
3.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .
3.1.3. Các biện pháp canh tác (yếu tố phi thí nghiệm) .
3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .
3.2.1. Theo dõi sinh trưởng .
3.2.2. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý .
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi khác .
3.2.4. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất .
3.2.5. Tính toán thống kê các số liệu thu được .
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .
4.1. Một số đặc điểm thực vật của các giống thí nghiệm .
4.1.1. Thế cây .
4.1.2. Kiểu phân cành .
4.1.3. Thân và lá .
4.1.4. Quả .
4.1.5. Hạt .
4.2. Thời gian sinh trưởng .
4.2.1. Thời gian và tỷ lệ mọc .
4.2.2. Thời gian phân cành .
4.2.3. Thời gian ra hoa và động thái nở hoa .
4.1.4. Thời gian đâm tia .
4.3. Chiều cao cây - chiều dài cành cấp 1- số lá trên thân chính .
4.3.1. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng .
4.3.2. Chiều dài cành cấp 1 và tốc độ tăng trưởng .
4.3.3. Tổng số cành/cây, số cành cấp 1, cấp 2 .
4.3.4. Động thái ra lá trên thân chính .
4.4. Động thái diện tích lá và thế năng quang hợp .
4.5. Động thái tích luỹ chất khô .
4.5.1. Động thái tích luỹ chất khô của các giống .
4.5.2. Động thái tích luỹ chất khô ở các bộ phận của giống lạc TQ6 .
4.6. Sự hình thành nốt sần .
4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại .
4.8. Khả năng chống đổ .
4.9. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất .
4.9.1. Tổng số quả/cây .
4.9.2. Tỷ lệ quả chắc .
4.9.3. Khối lượng 100 quả .
4.9.4. Khối lượng 100 hạt .
4.9.5. Tỷ lệ bóc vỏ .
4.9.6. Hệ số kinh tế .
4.9.7. Năng suất của các giống .
4.9.7.1. Năng suất cá thể .
4.9.7.2. Năng suất lý thuyết .
4.9.7.3. Năng suất thực thu .
4.9.7.4. Năng suất hạt .
Phần V: Kết luận và đề nghị .
5.1. Kết luận .
5.1.1. Sinh trưởng, phát triển .
5.1.2. Năng suất .
5.2. Tồn tại .
5.3. Đề nghị .
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
1
3
3
3
4
5
7
14
14
14
14
15
16
16
17
17
18
18
19
19
19
20
20
20
21
21
21
23
24
27
28
28
30
32
33
34
37
37
39
40
42
44
45
46
46
46
46
47
47
48
48
48
49
49
50
50
50
50
50
51
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c nhau.
Theo Bunting, dựa vào quy luật ra hoa, ông chia làm 2 nhóm:
Nhóm phân cành liên tục: đặc điểm nhóm này là hoa xuất hiện nhiều đốt trên cành, thân mọc đứng, ít cành cấp cao, hoa ra tập trung ở phía dưới gốc.
Nhóm phân cành xen kẽ: đặc điểm nhóm này là cành dinh dưỡng và sinh sản ra xen kẽ nhau theo một trật tự nhất định, hoa ra rải rác trên cây.
Thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đều thuộc loại nhóm phân cành liên tục.
Thân và lá
Thân lạc mọc đứng, có từ 15 - 25 đốt, các đốt gốc ngắn hơn phía ngọn. Chiều cao thân chính tuỳ từng trường hợp vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Lá lạc thuộc loại lá kép lông chim lẻ có hai đôi lá chét, hình dạng lá chét thường là hình bầu dục dài, bầu dục và hình trứng. Hình dạng lá đặc trưng cho từng giống, màu sắc lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, giống. Màu sắc thân và lá cũng là một đặc điểm để phân biệt các giống, biểu hiện rõ nhất khi lạc ra hoa.
Tất cả các giống đều có thân màu xanh, lá có màu xanh đậm trừ giống TQ6 có màu xanh thường, tỷ lệ giữa chiều dài/rộng các giống dao động từ 1,87 - 2,12. Độ lớn của lá giữa các giống không chênh lệch nhiều.
Quả
- Vỏ quả: độ dày vỏ quả là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ nhân. Nếu vỏ quả dày, tỷ lệ nhân thấp còn ngược lại thì tỷ lệ nhân cao nhưng dễ dập nát, nấm bệnh phát triển vì trong khi thu hoạch và phơi dễ bị va chạm cơ giới. Vì vậy các giống chỉ nên có độ dày vỏ quả vừa phải.
- Gân quả: là chỉ tiêu phân loại các giống vì đặc điểm này thay đổi tuỳ theo từng giống.
- Eo quả: cũng là chỉ tiêu phân loại giống, nếu eo thắt sâu sẽ ảnh hưởng tới việc bóc vỏ và xuất khẩu.
Qua theo dõi, tất cả các giống đều có mỏ quả trung bình, gân quả rõ, eo quả của giống MD7 và MD9 nông, giống TQ6 eo trung bình, còn giống L14 có eo trung bình đến sâu.
Hạt
- Dạng hạt: để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta phải dựa vào tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt.
+ Dạng hạt tròn có tỷ lệ chiều dài /đường kính hạt <1,7.
+ Dạng hạt bầu dục có tỷ lệ chiều dài /đường kính hạt >1,7 và < 2,5.
- Màu sắc hạt: cùng với khối lượng 100 hạt thì đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan tới giá trị thương phẩm.
Quan sát thấy tất cả các giống đều có hạt hình bầu dục, vỏ lụa màu hồng nhạt.
Thời gian sinh trưởng
Thời gian và tỷ lệ mọc
Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng của lạc. Đây là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Hạt lạc mà thành phần chủ yếu là lipit và protein ở dạng dự trữ, trong quá trình nảy mầm đã trải qua một loạt các biến đổi sinh hoá sâu sắc dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường để chuyển hoá các chất dự trữ thành các cấu tạo của cây con. Cây con chỉ nhận được một phần dinh dưỡng nhỏ từ đất còn lại chủ yếu là từ dinh dưỡng của các chất dự trữ, do đó, chất lượng hạt giống là một trong những yếu tố quyết định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm.
Trong điều kiện chất lượng hạt giống tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mọc mầm nhanh, cây con sau khi mọc mầm có sức sống cao tạo tiền đề tốt cho các giai đoạn tiếp sau. Đồng thời tỷ lệ mọc mầm và sức nảy mầm cao sẽ đảm bảo được mật độ định trước, tạo tiền đề cho năng suất.
Quá trình nảy mầm của hạt được bắt đầu từ khi hạt hút đẫy nước trong đất, sự hoạt động của các men, các chất dự trữ để tạo thành những nguyên liệu cho quá trình hình thành cây mới.
Hạt giống muốn nảy mầm tốt ngoài chất lượng tốt thì cũng cần có điều kiện ngoại cảnh phù hợp. Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với sự nảy mầm của hạt, ngoi lên mặt đất của cây con và sinh trưởng ban đầu của cây. Trong vụ thu, lạc nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ từ 28 - 300C nên sự nảy mầm thường được xúc tiến nhanh hơn trong vụ xuân.
Vì thế có thể kết luận rằng tỷ lệ mọc mầm và sức mọc mầm phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng hạt giống, đặc điểm di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh thời kỳ mọc mầm.
Ngày gieo là 07/08/2002, giai đoạn này nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí khá, có lượng mưa nhỏ nên rất thuận lợi cho cho quá trình mọc.
Bảng 2: Thời gian (ngày) và tỷ lệ mọc (%)
Giống
Thời gian (ngày) từ gieo đến
Tỷ lệ mọc (%)
10% cây mọc
50% cây mọc
Kết thúc mọc
TQ6
MD7
L14
MD9
4
6
5
5
6
7
7
7
10
12
11
11
96,8
88,5
91,7
90,9
Qua bảng 1, chúng tui có một số nhận xét:
Sau gieo từ 4 - 6 ngày, tất cả các giống đều đạt tỷ lệ mọc 10%, không chênh lệch nhau nhiều, dài nhất là giống MD7 (6 ngày), ngắn nhất là giống TQ6 (4 ngày) còn giống MD9 ngang bằng với giống đối chứng (5 ngày).
Đến giai đoạn 50% cây mọc thì các giống MD9, MD7 bằng với giống đối chứng (7 ngày), còn giống TQ6 thì sớm hơn 1 ngày.
Tất cả các giống đều có thời gian kết thúc mọc từ 10 - 12 ngày. Giống có thời gian mọc ngắn nhất là TQ6 (10 ngày), giống có thời gian mọc dài nhất là MD7 (12 ngày). Giống MD9 có thời gian mọc bằng với giống đối chứng (11 ngày).
Nói chung, các giống đều có tỷ lệ mọc cao, biến động từ 88,5% - 96,8%. Trong đó, giống đối chứng có tỷ lệ mọc đạt 91,7% cao hơn các giống MD7 và MD9. Giống TQ6 có tỷ lệ mọc cao nhất là 96,8%, giống MD7 có tỷ lệ mọc thấp nhất là 88,5%. Như vậy, tất cả các giống đều có chất lượng hạt giống tốt, sức mọc mầm khá.
Thời gian phân cành
Khả năng phân cành của lạc rất lớn, nhất là các giống thuộc loài phụ Hypogaea, những giống này có thể có tới 4 - 7 cấp cành với tổng số cành có thể đạt 20 - 30 cành.
Các giống thí nghiệm thuộc loài phụ Fastigiata, thứ Spanish, thân đứng, số cành cấp 1 biến động từ 4 - 6 cành, cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên, cành cấp 2 thường xuất hiện khi lạc có 5, 6 lá thật.
Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (gồm cành 1, 2 và các cành cấp 2 của nó) chiếm khoảng 50 - 70% tổng số hoa, quả của cây. Các cành này thường có hoa xuất hiện sớm nhất và thường là những hoa hữu hiệu, quyết định số quả/cây.
Theo dõi tốc độ xuất hiện cặp cành cấp 1 thứ nhất của các giống được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thời gian hình thành cặp cành cấp 1 đầu tiên (ngày)
Giống
Thời gian (ngày) từ gieo đến
10% cây có cành cấp 1
50% cây có cành cấp 1
100% cây có cành cấp 1
TQ6
MD7
L14
MD9
7
8
8
7
8
9
9
9
12
13
12
12
Như vậy, sau gieo 7 ngày, giống TQ6 và MD9 đã đạt tỷ lệ phân cành trên 10%, còn các giống MD7 và đối chứng thì đạt tỷ lệ này sau gieo 8 ngày.
Giống TQ6 đạt tỷ lệ phân cành trên 50% sau gieo 8 ngày, các giống khác đạt tỷ lệ này sau gieo 9 ngày. Giống đối chứng đạt tỷ lệ phân cành muộn hơn 1 ngày so với các giống khác (12 ngày). Nhìn chung, các giống đều có khả năng phân cành sớm, thuận lợi cho việc sớm ra hoa.
Thời gian ra hoa và động thái nở hoa
Mầm hoa hình thành vào ngày thứ 14 sau gieo, từ lúc bắt đầu hình thành mầm đến khi hoa nở khoảng 18 - 21 ngày.
Khi lạc ra hoa là bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Lạc sinh trưởng v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status