Xử lý nước thải nhà máy kem - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Xử lý nước thải nhà máy kem



Bể điều hòa
 
- Giả sử thời gian lưu nước cần thiết để điều hòa lưu lượng là t = 6 giờ
- Lưu lượng giờ trung bình, Qhtb = 20,83 m3/h
- Thể tích hữu ích, V = Q.t = 20,83 x 6 = 125 m3
- Chọn chiều sâu hữu ích, h = 4,0 m
Chọn chiều cao bảo vệ, hbv = 0,5 m
- Chiều cao tổng cộng H = h + hbv = 4,5 m
- Mặt bằng hình chữ nhật
Dài, B = 6 m
Rộng, L = V/D.H = 125/4,5 x 6,0 = 4,7 m
- Khuấy trộn bể điều hòa bằng hệ thống thổi khí
Lượng khí nén cần cho khuấy trộn, Lk = Qhtb x a
Qhtb = 20,83 m3/h
a: lưu lượng không khí cấp cho bể điều hòa,
a = 3,74 m3khí/m3nước thải (theo tài liệu Xử Lý Nước Thải Đô Thị và Công Nghiệp – Tính Toán Thiết Kế Công Trình của Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)
Lk = 20,83 x 3,74 = 78 m3/h
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h khác nhau. Chọn quá trình xử lý sục khí trong bể Aerotank hay quá trình xử lý hiếu khí trong bể Biophin
So sánh về mặt kỹ thuật bể Aerotank và bể Biophin
Bể Aerotank (phương án 1)
Bể Biophin (phương án 2)
- Sử dụng phương pháp xử lý bằng vi sinh
- Quản lý đơn giản
- Dể khống chế các thông số vận hành
- Cần có thời gian nuôi cấy vi sinh vật
- Cấu tạo đơn giản hơn
- Không tốn vật liệu lọc
- cần cấp không khí thường xuyên cho vi sinh vật hoạt động
- Phải hoàn lưu bùn ngược lại bể Aerotank
- Không gây ảnh hưởng đến môi trường
- Hiệu quả xử lý COD, BOD , SS tốt hơn bể Biophin
- Sử dụng phương pháp xử lý bằng vi sinh
- Quản lý đơn giản
- Khó khống chế các thông số vận hành
- Cần có thời gian nuôi cấy vi sinh vật, hình thành màng vi sinh vật
- Cấu tạo phức tạp hơn
- Tốn vật liệu lọc
- Aùp dụng phương pháp thoáng gió tự nhiên, không cần có hệ thống cấp không khí
- Không cần hoàn lưu bùn ngược lại bể Biophin
- Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, về mùa hè nhiều loại ấu trùng nhỏ có thể xâm nhập và phá hoại trong bể. Ruồi, muỗi sinh sôi gây ảnh hưởng đến công trình và môi trường sống xung quanh.
- Hiệu quả xử lý COD, BOD , SS không bằng bể Aerotank
Một cách tổng quát, thì cả hai phương án trên đều là những mô hình xử lý nước thải đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Hai phương án đều có thể quản lý và vận hành dễ dàng trong điều kiện của nước ta. Đối với dây chuyền xử lý nước thải sử dụng bể Aerotank thì ta chú ý đến liều lượng bùn, lưu lượng khí ….Còn đối với dây chuyền xử lý nước thải sử dụng bể Biophin thì ta chú ý đến khả năng xử lý của lớp vật liệu lọc, vê sinh và thay thế lớp vật liệu lọc.
So sánh về diện tích xây dựng: diện tích xây dựng bể Aerotank tương đối nhỏ hơn diện tích xây dựng bể Biophin. Thi công dễ.
Điều kiện quản lý, vận hành và sửa chữa bể Aerotank dễ hơn bể lọc sinh học
Phương án 1 dễ dàng nâng công suất của trạm xử lý nước thải khi cần thiết
Như vậy: Sau khi phân tích và so sánh, thì ta chọn phương án 1
Quy trình xử lý nước thải
Phương án 1:
Máy thổi khí
Máy thổi khí
Nguồn tiếp nhận
Song chắn rác
Hầm tiếp nhận
Bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi
Dinh dưỡng
Bể UASB
Bể Aerotank
Bể lắng đợt II
Chỉnh PH
Nước thải
Bể khử trùng Clo
Bể chứa dầu mỡ
Dầu
mỡ
Làm thức ăn gia súc
Bể chứa bùn
Bùn dư
Bùn dư
Bùn tuần hoàn
Bể nén bùn
Máy ép bùn
Bánh bùn
Nước tách bùn
Chú thích
Đường ống dẫn nước thải
Đường ống dẫn bùn
Đường ống dẫn khí
Đường ống dẫn nước tách bùn
Hình III.1: Qui trình xử lý nước thải 1
Phương án 2
Máy thổi khí
Nguồn tiếp nhận
Song chắn rác
Hầm tiếp nhận
Bể tuyển nổi
Bể điều hòa
Bể UASB
Bể Biophin
Bể lắng đợt II
Nước thải
Bể khử trùng Clo
Bể chứa dầu mỡ
Dầu
mỡ
Làm thức ăn gia súc
Bể chứa bùn
Bùn dư
Bùn dư
Bể nén bùn
Máy ép bùn
Bánh bùn
Nước tách bùn
Chú thích
Đường ống dẫn nước thải
Đường ống dẫn bùn
Đường ống dẫn khí
Đường ống dẫn nước tách bùn
Dinh dưỡng
Chỉnh PH
Hình III.2: Qui trình xử lý nước thải 2
Thuyết minh qui trình công nghệ 1 và giới thiệu các công trình xử lý
Toàn bộ nước thải từ các công đoạn sản xuất, khu sinh hoạt của công nhân, nhà vệ sinh sẽ được tập trung đến trạm xử lý.
Nước thải qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước to như bao nilong, giấy, vải vụn…vào ngăn tiếp nhận. Các tạp chất này có thể gây ra sự cố trong quá rình vận hành hệ thống như làm hư hỏng bơm tắc nghẽn đường ống mương dẫn. Công nhân thường xuyên lấy rác bằng kẹp gắp hay cào tay.
Từ ngăn tiếp nhận nước thải được bơm vào bể tuyển nổi khí hòa tan.
Tại bể tuyển nổi cặn nhẹ khó lắng,dầu, mỡ được tách ra khỏi nước. Quá trình tách cặn, dầu, mỡ xảy ra khi hòa tan vào nước những bọt khí nhỏ, các bọt này bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng của tổ hợp cặn khí giảm, và lực đẩy nổi đủ lớn đẩy hỗn hợp cặn, khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài.
Quá trình tuyển nổi phụ thuộc rất nhiều vào loại hạt bề mặt lơ lững, vì vậy thí nghiệm qui mô phòng thí nhiệm và qui mô vừa (pilot scale) cần được xây dựng để tìm các thông số thiết kế hợp lý. Yếu tố cần quan tâm trong thiết kế công trình tuyển nỗi bao gồm: hàm lượng chất lơ lững, lượng khí sử dụng, vận tốc nổi của hạt và tải trọng chất rắn.
Trong tuyển nổi khí hòa tan, không khí hòa tan trong nước thải ở áp suất vài atmosphere (275 – 350 kPa), sau đó áp suất giảm xuống áp suất khí quyển, khí hòa tan tách ra khỏi nước thành những bọt khí mịn. Hiệu quả của quá trình tuyển nổi này phụ thuộc vào tỉ số thể tích khí trên khối lượng chất rắn (A/S). Tỉ số này phụ thuộc nhiều vào loại chất lơ lững, và phải được xác định bằng thực nghiệm.
Nước thải từ bể tuyển nổi chảy sang bể điều hòa
Lưu lượng và chất lượng nước thải thường xuyên dao động theo các giờ trong ngày. Khi hệ số không điều hòa K ³ 1,4 thì xây dựng bể điều hòa để các công trình xử lý làm việc với lưu lượng đều trong ngày sẽ kinh tế hơn. Có 2 loại bể điều hòa:
+ Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng nằm trực tiếp trên đường chuyển động của dòng chảy.
+ Bể điều hòa lưu lượng là chủ yếu, có thể nằm trực tiếp trên đường vận chuyển của dòng chảy hay nằm ngoài đường đi của dòng chảy.
Tùy theo điều kiện đất đai và chất lượng nước thải, khi mạng cống thu gom là mạng cống chung thì ta thường áp dụng bể điều hòa lưu lượng để tích trữ được lượng nước sau cơn mưa. Ơû các mạng thu gom là hệ thống cống riêng và ở những nơi có chất lượng nước thay đổi nhiều, ta thường áp dụng bể điều hòa cả lưu lượng và chất lượng. Bể điều hòa thường đặt trước bể lắng đợt I.
Để đảm bảo chức năng điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải, ta cần bố trí trong bể hệ thống thiết bị khuấy trộn để điều hòa nồng độ các chất bẩn cho toàn bộ thể tích nước thải có trong bể, ngăn ngừa cặn lắng, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xử lý sinh học kế tiếp. Trong bể cũng có thể bố trí thêm các thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi.
Khi có yêu cầu về điều chỉnh độ PH của nước thải, ta có thể bố trí thêm một khoang trung hòa ở trong bể điều hòa hay xây thành một bể trung hòa riêng nằm ngay phía sau bể điều hòa
Bể UASB
Nhờ vào sự hoạt dộng phân hủy của các vi sinh vật kị khí biến đổi chất hữu cơ thành các dạng khí sinh học. Chính các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải là các chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật.
Sự phát triển của vi sinh vật trong bể thường qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như Monosacarit, amino axit để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động.
Giai đoạn 2 : Nhóm vi khuẩn tạo men axít biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các axít hữu cơ thường là a...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status