Hiện trạng chất lượng nước ngầm, nước thải ở tỉnh Bắc Ninh và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - pdf 15

Download miễn phí Hiện trạng chất lượng nước ngầm, nước thải ở tỉnh Bắc Ninh và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm



Hiện trạng chất lượng nước ngầm và nước thải
Chất lượng nước ngầm và nước thải được đánh giá theo các chỉ tiêu: Độ pH, Tổng khoáng hoá (M), Cl-, SO42-, COD, BOD5, DO, NH4+, Tổng Fe, As, Hg, Cu, Pb, I; và được đối chiếu với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-1995 và TCVN-2003. Các kết quả nghiên cứu cho phép đánh giá chất lượng của từng loại nước như sau:
1. Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm được đánh giá chủ yếu thông qua các giếng dân dùng và các lỗ khoan tay cung cấp nước sinh hoạt của các hộ gia đình. Chúng tôi đã lấy và phân tích 191 mẫu nước trong mùa khô năm 2005 và 29 mẫu nước trong mùa mưa năm 2006.
Các chỉ tiêu nghiên cứu ô nhiễm và mức độ ô nhiễm của nước ngầm được thể hiện ở bảng 4, 5.
Một số nhận định về mức độ ô nhiễm nước ngầm:
* As: Chỉ có 7 mẫu/174 mẫu nước mùa khô 2005 được phân tích có biểu hiện ô nhiễm As (hàm lượng As > 0,01mg/l), chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4%), với mức độ ô nhiễm nhẹ, hàm lượng As trong nước ngầm từ 0,01161 - 0,03675mg/l (2 mẫu ở khu vực huyện Quế Võ, 1 mẫu ở huyện Yên Phong, 1 mẫu ở huyện Gia Bình và 3 mẫu ở huyện Từ Sơn).
Trong 29 mẫu nước ngầm mùa mưa năm 2006 được phân tích, không có mẫu nào có biểu hiện ô nhiễm As (kể cả các mẫu có biểu hiện ô nhiễm mùa khô 2005 được lấy lặp lại). Tất cả 29 mẫu đều có hàm lượng As<0,01mg/l.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g 30-40m, sâu 4-5m, nước hoàn toàn nhạt), sông Dâu (dài 22km), sông Đông Côi, sông Bùi (dài 14,5km), ngòi Tào Khê (dài 37km), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình...
Với hệ thống sông này, nếu biết khai thác, trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm (nhạt) cũng khá lớn, trên 400.000m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5m và có bề dày khoảng 40m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400-1600mm, phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng nhất trong năm là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn
* Về đặc điểm địa chất: Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích Đệ Tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.
- Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến Đệ Tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Trias phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết.
- Bề dày các thành tạo Đệ Tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ bắc xuống nam. ở vùng núi, do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng. Càng xuống phía nam, bề dày có thể đạt tới 100m, trong khi đó vùng phía bắc (Đáp Cầu), bề dày chỉ đạt 30-50m.
* Về đặc điểm địa chất thuỷ văn:
Đặc điểm địa chất thuỷ văn và trữ lượng nước ngầm được thể hiện ở bảng 1, 2 và 3.
Bảng 1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Tầng
chứa nước
Diện phân bố
Thành phần đất đá chứa nước
Bề dày (m)
Lưu lượng (l/s)
Tổng khoáng hoá (g/l)
Mức độ giàu nước và khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen trên (qh2)
Khá rộng, thành những dải hẹp ven sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, ven theo quốc lộ 1A từ gần Yên Viên tới Lim, ở huyện Quế Võ, ven sông Đuống, và vùng phía nam các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài.
Cát, cát pha, sạn, sỏi.
10á15
0,1á0,5
Chủ yếu <1g/l.
Một số khoảnh >1g/l.
Chủ yếu cùng kiệt nước.
Đa phần là nước nhạt, chất lượng tốt. Khả năng cung cấp quy mô gia đình.
ở nửa phía đông của tỉnh, nước lợ đến mặn (diện tích khoảng 282km2). M>1g/l, một số nơi M>3g/l.
Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen dưới (qh1)
Lộ thành một dải ở ven sông Đuống. Đa phần bị phủ bởi tầng chứa nước qh2. Phủ trên các hệ tầng Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Dưới là cát, bột, sét.
Trên là bột, cát lẫn sét, than bùn, sét bột chứa than bùn, mùn thực vật.
6á26,5
TB: 15,3
0,003á
7,0
<1
>1
cùng kiệt đến giàu nước.
ở vùng nước nhạt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt quy mô nhỏ đến vừa.
ở phía đông - đông nam, tầng bị lợ và mặn.
Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp)
Rất rộng, trừ những nơi lộ ra của đá gốc.
Chỉ lộ ra khoảng 43km2 ở Yên Phong và phía tây Từ Sơn); đa phần bị phủ bởi tầng qh1, qh2 hay các lớp sét tầng Vĩnh Phúc.
Lớp trên: chủ yếu cát, cát pha, đôi chỗ lẫn sạn sỏi nhỏ
0,5á50,4
0,02á
10,92
TB: 4,24
0,1á0,94
1á1,87
Chủ yếu giàu nước, chất lượng nước tốt. Là tầng chứa nước quan trọng nhất của tỉnh.
Trừ một số khoảnh bị nhiễm mặn, đáp ứng tốt yêu cầu cấp nước cho TP., thị trấn và tụ điểm dân cư trong tỉnh.
Lớp dưới: chủ yếu là cuội sỏi, cát hạt thô.
3á67
TB: 22,8
0,14á
25,3
TB: 10,82
Chủ yếu <1g/l
Tầng chứa nước khe nứt Neogen (n)
Bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan.
Cuội kết, sạn kết. Mức độ gắn kết yếu.
>100
15,9
0,2á0,3
Tương đối giàu nước.
Có thể khoan cấp nước quy mô trung bình và nhỏ.
Khu vực Từ Sơn có triển vọng khai thác nước tinh khiết đóng chai.
Tầng chứa nước khe nứt Trias (t)
Đa phần bị phủ. Lộ ra ở một số nơi: núi Hàm Long, phía nam đồi Đáp Cầu, huyện lỵ Tiên Sơn,...
Sạn kết, cuội kết, cát kết, xen bột kết, đá phiến sét, sét than. Mức độ nứt nẻ không cao.
>100
0,02á
19,1
TB: 4,44
0,03á0,41
1,26á7,67
cùng kiệt đến trung bình.
Khả năng cung cấp nước rất hạn chế. Trừ một số khoảnh bị nhiễm mặn, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt quy mô nhỏ.
Bảng 2. Bảng tổng hợp trữ lượng tĩnh tỉnh Bắc Ninh
Tầng chứa nước
Vùng M < 1 g/l (nước nhạt)
Vùng M > 1 g/l (nước mặn)
Diện tích
TCN (m2)
Bề dày (m)
Hệ số nhả nước trọng lực TB
Trữ lượng tĩnh tự nhiên (m3)
Diện tích TCN (m2)
Bề dày (m)
Hệ số nhả nước TB
Trữ lượng
qh1 và qh2
610.870.000
11,23
0,010
68.600.700
143,00
11,23
0,01
16.058.900
qp
463.870.000
16,38
0,019
144.365.621
290,00
16,38
0,019
90.253.800
Trước Q
50.000.000
67,50
0,004
13.500.000
-
-
-
Cả 3 tầng
226.466.321
106.312.700
Bảng 3. Bảng tổng hợp trữ lượng động tự nhiên
Tầng chứa nước
Vùng nước nhạt (M<1g/l)
Vùng nước lợ và mặn (M>1g/l)
Diện tích
(km2)
Modun cung cấp
(l/s.km2)
Trữ lượng
(m3/ngày)
Diện tích
(km2)
Modun
cung cấp
Trữ lượng
(m3/ngày)
Các tầng chứa nước Holocen (qh1và qh2)
610,87
1,60
84.446
143
1,6
19.768
Tầng Pleistocen (qp)
463,87
8,74
350.285
290
8,74
218.989
Các tầng chứa nước trước Đệ Tứ
50,00
2,10
9.072
Cộng
443.803
238.757
Hiện trạng chất lượng nước ngầm và nước thải
Chất lượng nước ngầm và nước thải được đánh giá theo các chỉ tiêu: Độ pH, Tổng khoáng hoá (M), Cl-, SO42-, COD, BOD5, DO, NH4+, Tổng Fe, As, Hg, Cu, Pb, I; và được đối chiếu với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-1995 và TCVN-2003. Các kết quả nghiên cứu cho phép đánh giá chất lượng của từng loại nước như sau:
1. Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm được đánh giá chủ yếu thông qua các giếng dân dùng và các lỗ khoan tay cung cấp nước sinh hoạt của các hộ gia đình. Chúng tui đã lấy và phân tích 191 mẫu nước trong mùa khô năm 2005 và 29 mẫu nước trong mùa mưa năm 2006.
Các chỉ tiêu nghiên cứu ô nhi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status