QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC


1 . Giới thiệu chung về VCSH
1.1 Vốn chủ sở hữu là gì
1.2 Vai trò của VCSH của ngân hàng:
1.3 Đặc điểm của VCSH của ngân hàng:
2. Quy mô vốn chủ sở hữu

3. Xác định quy mô VCSH nhằm đảm bảo an toàn :
3.1. Xác định VCSH trong quan hệ với tiền gửi
3.2. Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản
3.3. Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản rủi ro
4. Hiệu quả sử dụng VCSH
4.1.Các biện pháp gia tăng VCSH
4.2 . Chi phí của VCC
4.3 . Đo hiệu quả VCSH
5. Mục tiêu quản trị vốn chủ sở hữu

6.Các quy định về an toàn liên quan đến VCSH tại VN

QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Giới thiệu chung về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
1.1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu được cấu thành từ các bộ phận sau :
1.1.2 Vốn ban đầu
Đây là nguồn vốn được hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động ( với NH tư nhân, VCC do cá nhân ứng ra; với NH thuộc sở hữu Nhà nước, VCC do ngân sách NN cấp, với NH cổ phần, VCC do các cổ đông đóng góp, thông qua mua các cổ phần (hay cổ phiếu) ; nếu là NH liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh góp).
VCSH của ngân hàng cổ phần có thể được hình thành từ cổ phần thường và cổ phần ưu đãi.
VCSH ban đầu phải dảm bảo các qui định của nhà chức trách tiền tệ, trong đó có quy định về vốn tối thiểu - vốn pháp định , tuỳ theo từng loại NH khác nhau trong từng điều kiện khác nhau mà có quy định cụ thể.
VCSH không phải hoàn trả , chủ ngân hàng có thể tăng hay giảm, thay đổi cơ cấu VCSH, và quyết định chính sách phân phối lợi nhuận.
1.1.3 VCSH hình thành trong quá trình hoạt động (VCSH bổ sung)
VCSH bổ sung bao gồm :
+ Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm :
Ngân hàng có quyền phát hành thêm cổ phần (dưới dạng cổ phiếu thường hay ưu đãi) nhằm gia tăng nguồn vốn hay xin cấp thêm vốn ngân sách để mở rộng quy mô hoạt động để chống đỡ rủi ro.
+ Lợi nhuận bổ sung VCSH :
Với NH cổ phần, đây chính là phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp vào các khoản chi phí đặc biệt, thường chia làm 2 phần : một phần chia cho các cổ đông theo giá trị cổ phần, một phần để bổ sung vào VCSH và được gọi là "lợi nhuận tích luỹ lại"- quỹ tích luỹ hay quỹ dự phòng…(về bản chất, phần này thuộc sở hữu của cổ đông, song được "vốn hoá" để mở rộng quy mô VCSH). Đối với 1 số ngân hàng lâu đời, vốn tích luỹ có thể rất lớn
Với NHTM thuộc sở hữu NN, lợi nhuận sau thuế, sau khi đã trừ thua lỗ năm trước và các chi phí đặc biệt, được trích bổ sung VCSH theo quy định của Nhà nước. Điều lệ các ngân hàng thường quy định mức Vốn điều lệ (tối thiểu là bằng vốn pháp định ), và thường bổ sung vốn điều lệ bằng trích lợi nhuận.
+ Các quỹ :
Bao gồm các quỹ sau
• Quỹ bảo toàn vốn tính theo tỷ lệ lạm phát: quỹ này làm tăng quy mô VCSH khi mà trong môi trường lạm phát, VCSH bị giảm giá .
• Quỹ dự phòng tổn thất :quỹ này nhằm dự trữ để bù đắp những tổn thất nếu có xảy ra trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Độ lớn của quỹ phụ thuộc vào tổn thất ròng, thu nhập của NH và tỷ lệ trích lập quỹ. Một số ngân hàng coi đây là khoản chi phí,hạch toán vào khoản nợ, không hạch toán vào VCSH.
• Thặng dư của vốn :đây là phần chênh lệch thu được giữa thị giá và mệnh giá của cổ phiêú khi NH phát hành cổ phiếu mới .
• Quỹ đánh giá lại: là những chênh lệch thu được do giá trị các tài sản của NH và nợ của NH thường xuyên thay đổi theo giá thị trường ( đặc biệt các chứng khoán, Bất động sản). Quỹ này thường xuyên biến động gắn liền với thay đổi thị giá, cho phép nhà quản lý đánh giá giá trị thị trường của VCSH .
• Các quỹ khác: NH thường trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đào tạo, quỹ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới...Phần lớn các quỹ này được sử dụng trong kì.
+ Cổ phần ưu đãi có thời hạn và Giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu:
Các NH thường coi các khoản trên cũng thuộc VCSH mặc dù chúng mang một số tính chất của một khoản nợ. Tuy nhiên phần này cũng bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ. Việc gia tăng loại vốn này thường có nhièu ưu điểm đ/v QL NH như không làm thay đổi quyền kiểm soát, hạn chế giảm cổ tức ...

** Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ. Hệ thống NHTM Nhà nước vẫn chiếm đến hơn 70% thị phần huy động vốn đầu vào và thị phần cho vay, trong khi tổng mức vốn tự có của các NHTM Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, với mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng này là 4.200 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR) bình quân thấp. Các NHTM ngoài quốc doanh có mức vốn tự có bình quân và hệ số an toàn vốn cao hơn nhưng lại không chiếm thị phần chủ yếu. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng các ngân hàng đều đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn những năm vừa qua. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thương mại Việt Nam đã có. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu như Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB…

Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng tính đến cuối năm 2007 (đơn vị: %)
Vietcombank BIDV Agribank MHB ACB Sacombank EAB
12 11 7,2 9,44 16,19 11,07 14,36

Bình quân, hệ số CAR của các NHTM quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các NHTM cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%, của Vietcombank 2008 là 8,9%, 2009 dự tính dưới 8%; của Sacombank dự tính 2008 là 11,9%, 2009 là 10,9%;…
Trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn nợ luôn chiếm tỷ lệ lớn 90%. Trong đó tiền gửi chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn. Nhiều nước quy định tỷ lệ VCSH/ Tổng vốn huy động là 1/13, 1/20, 1/80. Ở Việt Nam, con số này là 1/20.

Thực trạng cơ cấu vốn của Vietcombank

Năm 30/09/2009 30/12/2009
Vốn nợ (%) 208.255.200
(93.2%) 238.721.566
(93.6%)
Vốn chủ (%) 15.228.409
(6.8%) 16.348.947
(6.4%)




1.2 Vai trò của VCSH của ngân hàng:
* Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản : VCSH góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền :
Kinh doanh NH gắn liền với rất nhiều rủi ro. Khí đó, các khoản tổn thất của NH sẽ được bù đắp bằng VCSH (đầu tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích luỹ và cuối cùng là vốn cổ phần)
Trường hợp NH phá sản hay ngừng hoạt động, thứ tự các khoản được hoàn trả là : các khoản tiền gửi, nghĩa vụ với chính phủ và người lao động,các khoản vay, cuối cùng là các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường. Do đó, nếu quy mô VCSH càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn đồng thời cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi.
* Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động : VCSH tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của NH.
Để hoạt động, ban đầu NH phải có được số vốn tối thiểu (vốn pháp định). Số vốn này trước hết dùng để mua (thuê ) trang thiết bị, nhà cửa cần thiết cho quá trình kinh doanh, phần còn lại tham gia vào hoạt động tự doanh của ngân hàng như cho vay hay mua chứng khoán.
Để cạnh tranh tốt, các NH không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao năng suất lao động và an toàn cho ngân hàng. VCSH được sử dụng để nhập công nghệ mới, mở thêm chi nhánh, quầy giao dịch, VP thay mặt ...

* Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng :
Kinh doanh NH gắn liền với rất nhiều rủi ro. Khí đó, các khoản tổn thất của NH sẽ được bù đắp bằng VCSH (đầu tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích luỹ và cuối cùng là vốn cổ phần)
Trường hợp NH phá sản hay ngừng hoạt động, thứ tự các khoản được hoàn trả là : các khoản tiền gửi, nghĩa vụ với chính phủ và người lao động,các khoản vay, cuối cùng là các giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường. Do đó, nếu quy mô VCSH càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn đồng thời cũng góp phần giảm bớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi.

* Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng
* Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn : VCSH góp phần điều chỉnh các hoạt động của NH :
Rất nhiều các quy định về hoạt động của Ngân hàng của các nhà chức trách tiền tệ có liên quan chặt chẽ với VCSH như: quy mô nguồn tiền gửi tính theo tỷ lệ với VCSH, quy mô cho vay tối đa đối với 1 hay 1 nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phần của công ty khác, mở chi nhánh, mua sắm tài sản cố định, thành lập cty con ... đều tính theo tỷ lệ với VCSH. Như vậy, quy mô và cấu trúc hoạt động của NH được điều chỉnh theo VCSH.



c9Gcy57X5739Y4U
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status