Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của kim loại Pb trong nước tưới đến sự hấp thu kim loại cần thiết (Cu, Zn) của cây rau muống (Ipomoea aquatica) - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của kim loại Pb trong nước tưới đến sự hấp thu kim loại cần thiết (Cu, Zn) của cây rau muống (Ipomoea aquatica)



MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU . 1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
2.1 Tình hình nhiễm kim loại nặng trong rau hiện nay . 3
2.2 Tổng quan về kim loại đồng (Cu) . 4
2.3 Tổng quan về kim loại kẽm (Zn) . 5
2.4 Tổng quan về kim loại chì (Pb) . 6
2.4.1 Đặc tính của chì . 6
2.4.2 Môi trường tồn tại của chì . 7
2.4.3 Cơ chế xâm nhập, phân bố và tích tụ của chì trong cơ thể con người . 9
2.5 Kim loại nặng đối với con người và cây trồng . 11
2.5.1 Vai trò của kim loại và cây trồng . 11
2.5.2 Cơ chế hấp thụ kim loại nặng vào thực vật . 11
2.5.3 Quá trình xâm nhập kim loại nặng vào trong cây. 12
2.6 Tổng quan về tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong rau xanh ở Việt Nam . 12
2.7 Phương pháp định lượng vết kim loại nặng . 13
2.8 Cơ sở lý thuyết của phương pháp nghiên cứu . 14
2.8.1 Phương pháp xử lý mẫu phân tích . 14
2.8.2 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS . 15
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
3.1 Đối tượng nghiên cứu . 21
3.1.1. Thực vật nghiên cứu . 21
3.1.2 Kim loại nghiên cứu . 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu . 22
3.2.1 Quy trình nghiên cứu . 22
3.2.2 Phương pháp lập thực nghiệm . 22
3.3 Hóa chất, công cụ và thiết bị . 24
3.3.1 Hóa chất . 24
3.3.2 công cụ và thiết bị . 24
3.4 Quy trình xử lý mẫu rau để đo phổ Cu, Pb và Zn bằng phương pháp F-AAS . 25
3.5 Giới hạn tối đa của các kim loại theo TCVN trong rau và nước tưới . 26
3.6 Tính toán và đánh giá hàm lượng kim loại nặng con người ăn vào hàng ngày .25
3.7 Phương pháp xử lý số liệu . 27
3.7.1 Phương pháp đường chuẩn . 27
3.72 Các phương pháp xử lý thống kê. . 28
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 30
4.1 Đường chuẩn xác định Cu, Pb, Zn bằng phương pháp F-AAS . 30
4.1.1 Đường chuẩn Cu . 30
4.1.2 Đường chuẩn Pb . 32
4.1.3 Đường chuẩn Zn . 33
4.2 Hàm lượng kim loại trong đất và nước tưới . 34
4.3 Khảo sát mức độ ảnh hưởng của Pb trong nước tưới đến sự hấp thụ kim loại cần thiết
Cu, Zn của cây rau muống . 35
4.3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến sự hấp thụ Cu của rau muống 35
4.3.2 Ảnh hưởng của hàm lượng Pb trong nước tưới đến sự hấp thụ Zn của rau muống 37
4.4 Tích lũy Pb trong rau muống tưới nước ô nhiễm Pb . 38
4.5 Tương quan Pb trong nước và Pb trong rau . 40
4.6 Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong thương phẩm rau muống với giới hạn cho phép Cu, Pb, Zn
trong rau xanh của Việt Nam (TCVN) . 41
4.6.1 Hàm lượng Cu tích lũy trong rau so với giới hạn cho phép . 41
4.6.2 Hàm lượng Zn tích lũy trong rau so với giới hạn cho phép (TCVN) . 41
4.6.3 Hàm lượng Pb tích lũy trong mẫu rau so với giới hạn cho phép (TCVN) . 42
4.7 Ước lượng hàm lượng Cu, Pb, Zn hấp thụ vào cơ thể người trong 1 ngày . 43
4.7.1 Ước lượng hàm lượng Cu hấp thụ vào cơ thể người trong 1 ngày . 43
4.7.2 Ước lượng hàm lượng Zn hấp thụ vào cơ thể người trong 1 ngày . 44
4.7.3 Ước lượng hàm lượng Pb hấp thụ vào cơ thể người trong 1 ngày . 44
Chương 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ . 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 48
PHỤ LỤC



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uan trọng nhất là chì trong dung dịch đất vì đây
là nguồn mà thực vật có thể hấp thụ chì một cách trực tiếp. Chì trong đất có khuynh hướng
tham gia các quá trình sau:
- Bị hấp thụ vào các hạt keo đất
- Bị phân giải vào dung dịch đất do sự thay đổi pH của đất
- Bị rửa trôi hay hòa tan bởi các dòng chảy bề mặt
- Theo nước trong đất thấm xuống tầng nước ngầm
- Bị hấp thụ vào thực vật và tích tụ trong hệ rễ, cành, lá.
2.4.3 Cơ chế xâm nhập, phân bố và tích tụ của chì trong cơ thể con người [14, 19]
2.4.3.1 Cơ chế xâm nhập
Chì xâm nhập vào cơ thể con người và động vật thông qua những con đường chính sau: hô
hấp, ăn uống và hấp thụ qua da
 Đường hô hấp
Bụi chì và các hợp chất của chì trong không khí có khả năng xâm nhập vào cơ thể con
người qua đường hô hấp. Khoảng 30 – 50% lượng chì có trong thành phần không khí do con
người hít vào được lắng đọng trong phổi người, tỷ lệ này phụ thuộc vào đặc tính hóa học, kích
thước các hạt bụi chì và khả năng hòa tan của chúng. Khi đã lắng đọng vào phổi, phần lớn bụi
chì được hấp thụ và tiếp tục xâm nhập vào các bộ phận cơ thể người.
 Đường ăn uống
Số lượng và tốc độ hấp thụ chì qua đường tiêu hóa của cơ thể phụ thuộc vào dạng tồn tại
hóa học của chì, kích thước hạt bụi chì, trạng thái no hay đói của cơ thể, chế độ dinh dưỡng
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Trang 10
và độ tuổi. Cơ thể người trưởng thành có khả năng hấp thu 5% hàm lượng chì có trong thức
ăn hay nước uống. Con số này có thể tăng tới 50% tùy thuộc vào trạng thái no hay đói của
cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng nhạy cảm với chì, khoảng 50% lượng chì có
trong thức ăn và nước uống được cơ thể trẻ hấp thụ. Chế độ ăn cùng kiệt canxi, sắt, đồng, kẽm,
photpho sẽ làm tăng khả năng hấp thu chì qua đường tiêu hóa.
 Hấp thụ qua da: Khả năng hấp thụ chì qua da của cơ thể rất kém.
2.4.3.2 Phân bố chì trong cơ thể
Sau khi được hấp thụ qua đường hô hấp hay đường ăn uống, chì tiếp tục xâm nhập vào
máu và từ đó được phân bố tới nhiều bộ phận của cơ thể nhờ tế bào hồng cầu và huyết tương.
Tốc độ phân bố chì trong cơ thể không đều và phụ thuộc vào hướng phân bố. Đầu tiên, chì
được chuyển nhanh tới các mô mềm như cơ, não, đặc biệt là gan và thận sau đó được bài tiết
qua đường phân, nước tiểu và mồ hôi. Đối với người trưởng thành, khoảng 99% lượng chì
hấp thụ vào trong cơ thể được thải ra ngoài qua con đường bài tiết, đối với trẻ em dưới 2 tuổi
con số này là 30 – 40%. Chì được chuyển tới các mô cứng của cơ thể như xương, răng, tóc,
móng với tốc độ chậm, khoảng vài tuần. Có tới khoảng 94% lượng chì vào cơ thể người
trưởng thành và 73% trong cơ thể trẻ em được tích tụ trong xương và răng.
2.4.3.3 Độc tính của chì [18, 8]
Chì và nhiều hợp chất của chì được ngành độc học xếp vào nhóm độc bản chất. Trong cơ
thể, chì không bị chuyển hóa, chỉ được chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, bị đào thải
qua đường bài tiết và tích tụ lại trong một số cơ quan với hàm lượng tăng dần theo thời gian
tiếp xúc. Vì vậy, ảnh hưởng gây độc của chì là rất nghiêm trọng và lâu dài. Độc tính của chì tỷ
lệ thuận với hàm lượng chì trong cơ thể. Ảnh hưởng của chì lên các bộ phận của cơ thể phụ
thuộc vào sự phân bố của chì, ái lực của nó đối với các liên kết, cấu tạo của tế bào và cấu trúc
của mô và các cơ quan. Chì có khả năng làm thay đổi quá trình vận chuyển ion trong cơ thể,
dẫn tới cản trở sự phát triển và chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh trung
ương. Từ đó gây ra rất nhiều loại bệnh có liên quan tới nhiễm độc chì như: bệnh thiếu máu,
bệnh về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh (bao gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên),
bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Chì gây trở ngại cho quá trình tạo máu ở
một vài công đoạn, chì ức chế hoạt động của một số enzym như: enzym delta-
aminolaevulinate dehydratase (ALAD), enzym co-proporphyrinogen oxidase và enzym
ferrochelatase. Do đó, quá trình tạo máu bị suy giảm và dẫn tới thiếu máu. Thông thường,
mức độ nhiễm độc chì được biểu thị thông qua hàm lượng chì trong máu (gọi tắt là PbB), các
tiêu chuẩn về sức khỏe và môi trường liên quan đến nhiễm độc cũng được xác định bằng
thông số này.
Chì là một thành phần không cần thiết của khẩu phần ăn. Trung bình liều lượng chì do thức
ăn, thức uống cung cấp cho khẩu phần hàng ngày từ 0,0033 đến 0,005 mg/kg thể trọng. Nghĩa
là trung bình một ngày, một người lớn ăn vào cơ thể từ 0,25 đến 0,35 mg chì. Với liều lượng
đó hàm lượng chì tích lũy sẽ tăng dần theo tuổi, nhưng cho đến nay chưa có gì chứng tỏ rằng
sự tích lũy liều lượng đó có thể gây ngộ độc đối với người bình thường khỏe mạnh.
Liều lượng tối đa chì (Pb) có thể chấp nhận hàng ngày cho người, do thức ăn cung cấp,
được tạm thời quy định là 0,005 mg/kg thể trọng.
Ngộ độc cấp tính do chì thường ít gặp. Ngộ độc trường diễn là do ăn phải thức ăn có chứa
một lượng chì, tuy ít nhưng liên tục hàng ngày. Chỉ cần hàng ngày cơ thể hấp thu từ 1 mg chì
trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng đặc hiệu: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Trang 11
ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng),
mạch yếu.
2.5 Kim loại nặng đối với con người và cây trồng [4, 7, 8, 18, 20]
2.5.1 Vai trò của kim loại và cây trồng
Nhiều nguyên tố kim loại có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của sinh vật, trung bình
hàm lượng kim loại trong sinh khối khô của sinh vật khoảng từ 1 đến 100ppm. Ở hàm lượng
cao hơn thường gây độc hại cho sinh vật. Khoảng cách từ đủ đến dư thừa là rất hẹp. Một vài
kim loại như: Ca, Co, Cr, Cu, Fe, K, Mg, Mn, Na, Ni, và Zn là những nguyên tố cần thiết
trong thực vật , được sử dụng cho các quá trình oxy hóa khử, ổn định phân tử, là thành phần
của rất nhiều loại enzym, điều chỉnh áp lực thẩm thấu. Còn một số kim loại không có vai trò
sinh học, không cần thiết như : Ag, Al, Au, Pb, Hg… sẽ gây độc lâu dài đối với sinh vật. Các
kim loại không cần thiết này sẽ thay thế vào vị trí của các kim loại cần thiết. Ở nồng độ cao,
cả hai nguyên tố kim loại cần thiết và không cần thiết đều có thể làm tổn hại màng tế bào,
thay đổi đặc tính của enzym, phá vỡ cấu trúc và chức năng của tế bào.
Thực vật hấp thu tất cả các nguyên tố nằm ở xung quanh vùng rễ. Để xem kim loại (Men+)
cần thiết hay không cần thiết cho cây thì phải loại bỏ kim loại đó ra khỏi môi trường để tìm
hiểu:
(1) Khả năng hoàn chỉnh chu trình sống của thực vật ?
(2) Me
n+
có thể thay thế kim loại cần thiết (vi, đa lượng) ?
(3) Sự liên quan trực tiếp của Men+ đến quá trình trao đổi chất ? Thực vật hấp thụ kim
loại ở cả 3 dạng: cation (Ca2+), anion (MoO4
2-
) và dạng khí (Hg, Se) qua khí khổng của lá. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status