NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY ỚT TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT NĂNG SUẤT 200 KG/MẺ - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Chương 1 MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nhiệt đới nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và chế
biến rau quả cũng như các loại cây nông sản, vì vậy diện tích gieo trồng và sản lượng
khá cao. Tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu còn bị hạn chế do chất lượng chưa đạt
yêu cầu, muốn cải thiện được khuyết điểm đó thì công nghệ chế biến và bảo quản sau
thu hoạch cần được áp dụng ngay.
Để hiện đại hóa công nghệ sau thu hoạch rau quả trong ngành nông nghiệp Việt
Nam thì chúng ta cần tiếp cận và áp dụng các công nghệ sấy nhằm tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao là việc làm rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn mở cửa
hội nhập kinh tế như hiện nay. Trong các loại nông sản như cà chua, ớt, chuối,
nấm…vv thì ớt cay là mặt hàng xuất khẩu tương đối có giá trị. Sấy ớt là phương pháp
làm khô ớt bằng nhân tạo với nhiều ưu điểm: chủ động sản xuất, ít tốn thời gian và
đảm bảo được chất lượng sản. Để đạt được những ưu điểm trên thì chúng ta phải chọn
dạng máy sấy, chế độ sấy, các yếu tố ảnh hưởng đến như thế nào là tối ưu nhất?
Với các loại rau, củ, quả, dược liệu… khi sấy ở nhiệt độ cao có thể phá huỷ các
chất hoạt tính sinh học như hooc môn, màu, mùi vị, men, vitamin, protêin… và làm
thay đổi chất lượng sản phẩm. Sấy lạnh bằng nguyên lý bơm nhiệt là một trong những
phương pháp đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng sau khi sấy. Bởi vì
tác nhân sấy có độ ẩm thấp, nhiệt độ sấy thấp, tác nhân sấy tuần hoàn gần như khép
kín nên giữ được màu sắc, mùi vị và hạn chế được sự thay đổi bất lợi so với các
phương pháp sấy thông thường.
Như vậy, việc tìm tòi và phát triển rộng rãi các hệ thống hút ẩm và sấy lạnh thực
phẩm, nông sản sau thu hoạch, lâm sản, dược liệu là một yêu cầu cấp bách khuyến
khích phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất các mặt hàng thay
thế nhập khẩu và xuất khẩu ra thị trường thế giới, tiết kiệm năng lượng, giảm vốn đầu
tư và giá thành sản phẩm.
Bơm nhiệt là thiết bị nhiệt-lạnh được xem là có khả năng tiết kiệm năng lượng
nhất hiện nay. Qua nhiều năm nghiên cứu và triển khai ứng dụng để hút ẩm và sấy
lạnh thấy rằng bơm nhiệt có rất nhiều ưu điểm và rất có khả năng ứng dụng rộng rải
trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, phù hợp với thực tế Việt Nam, mang lại hiệu quả
kinh tế - kỹ thuật đáng kể. Bơm nhiệt sấy lạnh đặc biệt phù hợp với những sản phẩm
cần giữ trạng thái, màu mùi, chất dinh dưỡng và không cho phép sấy ở nhiệt độ cao,
tốc độ gió lớn.
Đáp ứng những yêu cầu trên nên nhóm chúng tui đã thực hiện luận văn “nghiên
cứu quy trình công nghệ sấy ớt, tính toán và thiết kế máy sấy bơm nhiệt dùng để sấy ớt
với năng suất 200kg/mẻ”.
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu qui trình công nghệ sây ớt và tính toán
thiết kế máy sấy bơm nhiệt dùng cho việc sấy ớt với năng suất 200kg/mẻ
Cụ thể luận văn sẽ giải quyết các vấn đề sau:
+ Khảo nghiệm sấy ớt trên máy sấy bơm nhiệt sẵn có ở Trung Tâm NL & MNN
với nhiều chế độ sấy khác nhau, từ đó xác định được các thông số làm việc thích hợp
của quá trình sấy và thiết bị.
+ Tính toán thiết kế máy sấy bơm nhiệt dùng sấy ớt với năng suất 200kg/mẻ dựa
trên cơ sở các thông số cơ bản rút ra từ kết quả khảo nghiệm.
+ Đề tài thực hiện với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Xuân và KS. Trần
Thị Thanh Thủy, bắt đầu từ ngày 06/04/09 đến 30/06/09 tai Trung Tâm NL & MNN.
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ớt cay.
2.1.1. Đặc điểm, nguồn gốc và phân loại ớt cay.
- Ớt cay có tên khoa học là capsicum annum L họ cà
solanaceae, có nguồn gốc từ Mỹ, từ một dạng ớt cây hoang
dại, Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có
thể sống vài năm, có nhiều cành, nhánh lá mọc so le, hình
thuôn dài, đầu nhọn, hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả ớt có
nhiều tên gọi khác nhau như Lạt Tiêu, Lạt Tử, Ngưu Giác
Tiêu, Hải Tiêu... Cây ớt được thuần hóa phát triển ở châu
Âu và được trồng ở châu Á vào thế kỷ XVI. Ở nước ta,
diện tích trồng ớt cay tập trung vào khoảng 3000 hecta, năm cao nhất (1988) lên tới
5700ha. Vùng ớt cay chuyên canh chủ yếu ở khu vực miền trung, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên – Huế. Mỗi tỉnh có diện tích hàng nghìn ha. Sản phẩm ớt bột hiện
đang đứng vị trí thứ nhất trong mặt hàng rau – gia vị xuất khẩu. Theo số liệu thống kê
sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Trong nửa đầu tháng 09/2007, kim ngạch xuất khẩu ớt
của cả nước đạt trên 450 nghìn USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ tháng trước, mang lại
nhiều hiệu quả kinh tế cho nha nông, Ớt cay là một loài cây gia vị được ưa thích trên
khắp thế giới nhơ màu sắc, mùi vị và có giá trị dinh dưỡng lẫn giá tri y học.
- Điều kiện trồng.
Cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy mầm ở
25-300C, dưới 100C hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 15- 200C, cần nhiều
ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm trên 70%. Song
không chịu được úng, độ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc.
- Ớt được chia thành nhiều loại như sau:
+ Ớt sừng bò: Được trồng rộng rãi ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ như Hà Nội,
Thái Bình, Hưng Yên…vv. Thời gian sinh trưởng của ớt sừng bò từ 110 đến 115 ngày,
tùy theo vụ. Quả dài 10 ÷ 12 cm, đường kính quả 1 ÷ 1,5cm. Khi chín màu đỏ tươi,

K125XJOb0na1j5l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status