Tìm hiểu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền in vitro - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền in vitro



 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài. 2
II. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu tình hình sản xuất hoa. 4
1.1.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới. 4
1.1.2. Tình hình sản xuất hoa ở Châu Á. 4
1.1.2.1. Điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa các nước Châu Á . 5
1.1.2.2. Các mặt hạn chế sản xuất hoa Châu Á. 5
1.1.3. Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam. 6
1.3.3.1. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam. 6
1.3.3.2. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam. 7
1.3.3.3. Những điểu kiện thuận lợi và khó khăn của sản xuất hoa ở Việt Nam. 7
1.3.3.4. Phương pháp phát triển sản xuất hoa ở Việt Nam. 9
1.2. Giới thiệu về hoa Đồng Tiền . 9
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm của hoa Đồng Tiền. 9
1.2.1.1. Nguồn gốc 9
1.2.1.2. Phân loại. 10
1.2.1.3. Đặc điểm. 10
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa Đồng Tiền ở Việt Nam. 12
1.2.2.1. Tình hình sản xuất . 12
1.2.2.2. Tình hình tiêu thụ. 13
1.2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nuôi cấy mô nhân giống hoa Đồng Tiền. 13
1.2.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nuôi cấy mô nhân giống hoa Đồng Tiền trên thế giới. 13
1.2.3.2. Tình hình ngiên cứu và ứng dụng buôi cấy mô nhân giống hoa Đồng Tiền trong nước. 15
1.3. Giới thiệu về kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật. 16
1.3.1. Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô thực vật. 18
1.3.2. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật. 18
1.3.2.1. Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật. 18
1.3.2.2. Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật. 20
1.3.3. Các giai đoạn nuôi cấy mô thực vật. 27
1.3.3.1. Giai đoạn 1: Chọn lựa và khử trùng mẫu . 27
1.3.3.2. Giai đoạn 2: Tạo thể nhân giống. 27
1.3.3.3. Giai đoạn 3: Nhân giống in vitro. 28
1.3.3.4. Giai đoạn 4: Tái sinh cây in vitro hoàn chỉnh. 28
1.3.3.5. Giai đoạn 5: Chuyển cây con ra vườn ươm. 28
1.3.4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô thực vật. 29
1.3.5. Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô thực vật. 30
1.3.5.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản. 30
1.3.5.2. Về mặt thực tiễn sản xuất 31
1.4. Các phương pháp nuôi cấy mô thực vật. 31
1.4.1. Nuôi cấy nốt đơn thân. 31
1.4.2. Nuôi cấy chồi bên. 32
1.4.3. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. 32
1.4.4. Nuôi cấy bao phấn và hạt phấn. 33
1.4.5. Nuôi cấy cơ quan sinh sản. 33
1.4.6. Nuôi cấy protoplast . 33
1.4.7. Nuôi cấy mô sẹo (callus) 34
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu . 35
2.1.1. Nguồn mẫu. 35
2.1.2. Dụng cụ. 35
2.1.3. Môi trường. 35
2.2. Qui trình nhân giống hoa Đồng Tiền in vitro. 35
2.3. Phương pháp thực hiện. 35
2.3.1. Vật liệu ban đầu. 36
2.3.2. Giai đoạn tạo thể nhân giống. 36
2.3.3. Giai đoạn nhân giống in vitro. 38
2.3.4. Giai đoạn tái sinh cây hoàn chỉnh. 39
2.3.5. Giai đoạn chuyển cây con ra vườn ươm. 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 41
2.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định nồng độ BAP tối ứu trong môi trường MS cho nhân nhanh chồi in vitro giống hoa Đồng Tiền G 04.6. 41
2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ NAA trong quá trình tạo rễ của giống hoa Đồng Tiền in vitro G04.6. 41
2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định giá thể thích hợp với hoa Đồng Tiền G04.6.
42
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
3.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP tối ưu trong môi trường MS cho nhân nhanh chồi in vitro của giống hoa Đồng Tiền G04.6. 44
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ NAA tối ưu trong quá trình tạo rễ của giống hoa Đồng Tiền in vitro G04.6 . 47
3.3. Ảnh hưởng của giá thể đối với hoa Đồng Tiền. 49
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận . 57
4.2. Đề nghị. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ảnh mô thân cây thuốc lá thì tác dụng kích thích sinh trưởng trở nên rất rõ rệt. Skoog cố tìm bản chất hiện tượng kích thích sinh trưởng của DNA. DNA mới trích ly từ tinh dịch cá bẹ không có tác dụng nhưng nếu đem hấp trong hơi acid thì mẫu DNA mới cũng có hoạt tính như mẫu DNA cũ. Skoog cho rằng chất có hoạt tính là một sản phẩm phân giải của DNA. Năm 1955, chất này được xác lập là 6-furfurylaminopurine và được Skoog đặt tên là “Kinetin” do tác dụng kích thích sự phân bào. Sau này, người ta chứng minh rằng sự phân bào ở thực vật trong tự nhiên cũng do các chất hóa học tương tự kinetin điều khiển và gộp chung các chất này vào nhóm cytokinin. Chất cytokinin đầu tiên được tách từ thực vật bậc cao là zeatin lấy từ mầm ngô.
Nikkell (1956) nuôi liên tục được một huyền phù tế bào đơn cây đậu (Phaseolus vulgaris).
Skoog và Miller (1957) công bố các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ kinetin/auxin trong môi trường nuôi cấy đối với sự hình thành cơ quan của mô sẹo thuốc lá. Khi giảm thấp tỷ lệ kinetin/auxin, mô sẹo có khuynh hướng phát triển rễ, ngược lại nếu tỷ lệ kinetin/auxin tăng thì dẫn đến khuynh hướng tạo chồi ở mô sẹo.
Bergmanm (1960) công bố có thể dùng phương pháp lọc đơn giản để thu được một huyền phù không có các tế bào dính cụm mà gồm hầu hết là tế bào đơn.
Năm 1960-1964, Morel cho rằng có thể nhân giống vô tính lan bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Từ kết quả đó, Lan được xem là cây nuôi cấy mô đầu tiên được thương mại hóa. Từ đó đến nay, công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã được phát triển với tốc độ nhanh trên nhiều cây khác và được ứng dụng thương mại hóa.
Năm 1962, Murashige và Skoog đã cải tiến môi trường nuôi cấy, đánh dấu một bước tiến trong kỹ thuật nuôi cấy mô. Môi trường của họ đã được dùng làm cơ sở cho việc nuôi cấy nhiều loại cây và vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến nay.
Guha và Maheswari (1966) công bố tạo thành công cây đơn bội từ nuôi cấy túi phấn cây cà độc dược (Dautura inoxia). Một năm sau, nhóm Bourgin và Nitsch (1967) tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn thuốc lá.
Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật:
Môi trường nuôi cấy là điều kiện tối thiểu cần thiết, là yếu tố quyết định cho sự phân hóa tế bào và cơ quan nuôi cấy.
Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật:
Điều kiện vô trùng:
Nuôi cấy in vitro là nuôi cấy trong điều kiện vô trùng. Nếu không đảm bảo tốt điều kiện vô trùng, mẫu nuôi cấy hay môi trường sẽ bị nhiễm, mô nuôi cấy sẽ bị nhiễm, chết. Điều kiện vô trùng có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của nuôi cấy mô in vitro.
Phương pháp vô trùng vật liệu thông dụng nhất hiện nay là dùng các chất hóa học, tia cực tím có khả năng diệt nấm và vi khuẩn. Vô trùng ban đầu là một thao tác khó và là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định. Nếu tìm được nồng độ và thời gian xử lý thích hợp sẽ cho tỷ lệ sống cao. Các chất khử trùng thường sử dụng:
Bảng 1.2 : Các chất khử trùng
Tác nhân vô trùng
Nồng độ (%)
Thời gian xử lý(phút)
Hiệu quả
Canxi hypochloride
9-10
5-30
Rất tốt
Natri hypochloride
2
5-30
Rất tốt
Hydro peroxit
10-12
5-15
Tốt
Nước brôm
1-2
2-10
Rất tốt
Clorua thủy ngân
0,1-1
2-10
Trung bình, độc
Chất kháng sinh
4-5 mg/l
30-60
Khá tốt
Phương tiện khử trùng: nồi hấp vô trùng, tủ sấy, buồng và bàn cấy vô trùng, phòng nuôi cấy.
Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ:
Ánh sáng và nhiệt độ là hai yếu tố chính có ảnh hưởng cơ bản đến quá trình sinh trưởng của mô nuôi cấy.
Ánh sáng:
Sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như: thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng. Thời gian chiếu sáng tác động đến quá trình phát triển của mô nuôi cấy. Thời gian chiếu sáng thích hợp với đa số các loài cây là 12-18 giờ/ngày.
Cường độ chiếu sáng tác động đến sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy. Cường độ chiếu sáng cao kích thích sự tạo chồi. Nhìn chung cường độ ánh sáng thích hợp cho nuôi cấy là 1000-7000 lux. Ngoài ra, chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sự phát sinh hình thái của mô thực vật in vitro: ánh sáng đỏ làm tăng chiều cao của thân chồi hơn so với ánh sáng trắng. Nếu mô nuôi cấy trong ánh sáng xanh thì sẽ ức chế vươn cao nhưng lại có ảnh hưởng tốt tới sự sinh trưởng của mô sẹo. Hiện nay, trong các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, để cung cấp nguồn ánh sáng có cường độ 2000-2500 lux người ta sử dụng các dàn đèn huỳnh quang đặt cách bình nuôi cấy từ 35-40 cm.
Nhiệt độ:
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào và các quá trình sinh hóa trong cây. Tùy thuộc vào xuất xứ của mẫu nuôi cấy mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nhìn chung nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng ở nhiều loài cây là 250C.
Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật:
Môi trường dinh dưỡng phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết cho sự phân chia, phân hóa tế bào cũng như sự sinh trưởng bình thường của cây.
Thành phần hóa học của môi trường đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Mỗi một loại vật liệu khác nhau có những đòi hỏi khác nhau về thành phần môi trường, khi bắt đầu nghiên cứu một số loài mới hay giống mới cần lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu một loại môi trường cơ bản phù hợp.
Có rất nhiều loại môi trường nuôi cấy thực vật khác nhau. Trong đó, có một số môi trường cơ bản được sử dụng phổ biến như: MS, B5, SH có hàm lượng khoáng đa lượng cao và một số môi trường khác được mô tả bởi White, Gautheret, Nitsch, Loyd và Mc Cown có hàm lượng khoáng đa lượng thấp hơn.
Tuy có nhiều loại môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật nhưng đều gồm một số thành phần cơ bản sau:
Các muối khoáng đa lượng và vi lượng.
Nguồn cacbon.
Các vitamine và amino acid.
Các chất bổ sung, chất làm thay đổi trạng thái môi trường.
Các chất điều hòa tăng trưởng.
a. Các muối khoáng đa lượng và vi lượng:
Khoáng đa lượng: nhu cầu khoáng của mô, tế bào thực vật tách rời không khác nhiều so với cây trồng trong điều kiện tự nhiên. Các nguyên tố đa lượng cần cung cấp là N, P, K, Ca, Mg và Fe.
Khoáng vi lượng: nhu cầu khoáng vi lượng trong nuôi cấy mô thực vật in vitro là lĩnh vực còn ít được nghiên cứu. Trước đây, khi kỹ thuật nuôi cấy mô mới ra đời, người ta không nghĩ đến việc bổ sung khoáng vi lượng vào môi trường nuôi cấy. Các thí nghiệm lúc đó thành công là do agar và hóa chất dùng để pha môi trường không tinh khiết mà có lẫn một số nguyên tố vi lượng cung cấp phần nào cho môi trường nuôi cấy. Các nguyên tố vi lượng cần cung cấp cho tế bào là: Mn, Zn, Cu, B, Co, I, Mo,…
b. Nguồn cacbon:
Khi nuôi cấy in vitro, các tế bào thực vật thường không có khả năng quang hợp, do đó đòi hỏi phải cung cấp nguồn cacbon cho các hoạt động dinh dưỡng của tế bào.
Nguồn cacbon được ưa chuộng nhất hiện nay trong nuôi cấy là đường saccharose, một số trường hợp sử dụng glucose và fructose ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status