Nghiên cứu sử dụng nấm phanerochaete chrysosporium phân hủy chất thải rắn hữu cơ làm compost - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu sử dụng nấm phanerochaete chrysosporium phân hủy chất thải rắn hữu cơ làm compost



MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 3
1.3 Giới hạn của đề tài 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm compost, con đường hình thành 4
2.1.1 Khái niệm compost 4
2.1.2 Mục đích của quá trình ủ compost 5
2.1.3 Động học quá trình compost 6
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ Compost 9
2.1.4.1 Nhiệt độ 9
2.1.4.2 Nước và độ ẩm 10
2.1.4.3 pH 11
2.1.4.4 Kích thước nguyên liệu 11
2.1.4.5 Nguồn đạm trong nguyên liệu 11
2.2 Các công nghệ sản xuất compost hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam 12
2.2.1 Các công nghệ sản xuất compost hiện nay trên thế giới 12
2.2.1.1 Kiểu DANO (Phổ biến ở Đan Mạch) 13
2.2.1.2 Kiểu Jersey 14
2.2.1.3 Ủ kiểu hiếu khí cưỡng bức 14
2.2.1.4 Ủ kiểu Trung Quốc .14
2.2.1.5 Ủ kiểu windrow 14
2.2.2 Các mô hình sản xuất Compost hiện nay tại Việt Nam 15
2.2.2.1 Mô hình ủ compost kiểu chia ô không liên tục 15
2.2.2.2 Mô hình ủ compost kiểu luống 16
2.2.2.3 Mô hình ủ compost trong thiết bị kín 23
2.3 Các phương pháp ủ compost 23
2.3.1 Phương pháp ủ theo luống dài 23
2.3.2 Phương pháp ủ trong container 25
2.3.3 Phương pháp ủ theo đống thổi khí thụ động 26
2.3.4 Phương pháp ủ theo đống thổi khí cưỡng bức 27
2.3.5 Phương pháp ủ dạng Silo hay tháp phản ứng 29
2.4 Lợi ích của Compost 30
2.4.1 Đối với môi trường 30
2.4.2 Đối với xã hội 30
2.4.3 Đối với kinh tế 30
2.4.4 Đối với nông nghiệp 30
2.5 Chủng vi sinh vật 32
2.5.1 Phanerochaete chrysosporium 31
2.5.1.1 Nguồn gốc và phân loại 31
2.5.1.2 Đặc điểm hình thái 31
2.5.2 Xạ khuẩn 37
2.5.2.1 Vị trí của xạ khuẩn trong VSV 37
2.5.2.2 Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn 38
2.5.3 Nấm Trichoderma 40
2.5.3.1. Nguồn gốc và phân loại 40
2.5.3.2. Đặc điểm sinh hóa 41
2.6 Chế phẩm khử mùi EM 48
2.6.1 Tác dụng của EM trong trồng trọt 49
2.6.2 Tác dụng của EM trong chăn nuôi 49
2.6.3 Tác dụng của EM trong xử lý môi trường 50
2.6.4 Nguyên lý của công nghệ EM 51
2.7 Nguồn rác thải 51
2.7.1 Địa điểm thu gom rác thải 51
2.7.2 Đặc điểm khu vực thu gom RTSH làm đề tài 53
Chương 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu và hóa chất 55
3.1.1 Môi trường nuôi cấy 55
3.1.2 công cụ và thiết bị 56
3.1.3 Các chủng VSV 57
3.1.3.1 Chủng nấm Phanerochaete chrysosporium 57
3.1.3.2 Nấm Trichoderma 57
3.1.3.3 Xạ khuẩn 57
3.2 Các phương pháp nghiên cứu 57
3.2.1 Phương pháp nhân giống và khảo sát chủng Phanerochaete chrysosporium 57
3.2.2 Phương pháp khảo sát nấm Trichoderma 58
3.2.2.1 Khảo sát khả năng phân hủy của nấm Trichoderma 58
3.2.2.2 Khảo sát tính kháng nấm bệnh của chủng Trichoderma 59
3.2.3 Phương pháp ủ compost 59
3.2.4 Phương pháp đo độ ẩm 61
3.2.5 Phương pháp kiểm tra nhiệt đo 62
3.2.6 Phương pháp kiểm tra pH 62
3.2.7 Phương pháp đo N, P, K và C tổng.62
3.2.7.1 Phương pháp đo N tổng bằng phương pháp Kjeldhal 62
3.2.7.2 Phương pháp đo P tổng .64
3.2.7.3 Phương pháp đo K tổng.65
3.2.7.4 Phương pháp đo C tổng.67
3.2.8 Phương pháp tính toán bổ sung N, P, K 67
Chương 4: KẾT QUẢ – BÀN LUẬN
4.1 Kết quả định tính khả năng phân hủy lignin và cellulose 69
4.1.1 Kết quả định tính khả năng phân hủy của chủng Phanerochaete chrysosporium 69
4.1.2 Kết quả định tính khả năng phân hủy của nấm Trichoderma 70
4.1.3 Kết quả khảo sát hoạt tính đối kháng của Trichoderma với nấm bệnh Fusarium oxysporum 71
4.2 Biến thiên nhiệt độ 73
4.3 Biến thiên các chất trong quá trình ủ 74
4.4 Hàm lượng Photpho tổng 75
4.5 Hàm lượng Kalium tổng 77
4.6 Bổ sung dinh dưỡng N, P, K cho đạt tiêu chuẩn 10 TCN526-2002 78
Chương 5:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 80
5.2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Phụ lục 10TCN 526-2002 84


Chương 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người. Cùng với sự phát triển kinh tế, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Mỗi ngày tại thành phố Hồ Chí Minh có trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường. Vấn đề rác thải hiện nay đang là vấn đề báo động đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Các loại rác thải sinh hoạt hiện nay chủ yếu được đem chôn lấp, chỉ số ít được xử lý, vì vậy đã gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm không khí trầm trọng. Các loại rác thải sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu được chôn lấp tại các bãi rác như bãi rác Đông Thạnh, Phước Hiệp, Gò Cát… nhưng các bãi rác này hiện nay đang ngày một quá tải và hàng loạt vấn đề kéo theo như phát thải khí metan, nước rỉ và đặc biệt là mùi, đây là kết quả của việc phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ có trong rác thải. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải có biện pháp xử lý rác thải hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng rác thải thành các sản phẩm có giá trị kinh tế.
Đã có nhiều biện pháp được đưa ra như phun thuốc hóa học, đem đốt, cho vào thùng và bỏ xuống đáy biển… Tuy nhiên các phương pháp này rất tốn kém và đặc biệt ảnh hưởng xấu đến môi trường. Biện pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay để xử lý rác thải sinh hoạt là sử dụng phương pháp phân hủy sinh học, vì thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt chiếm 65 – 90% là thành phần hữu cơ. Sử dụng phương pháp sinh học ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường và nhất là phù hợp với các qui luật tự nhiên, có thể tái sử dụng và tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Vì vậy, cần xem rác thải như một nguồn tài nguyên cần được khai thác chứ rác không phải là thứ bỏ đi. Rác thải là nguồn tài nguyên quý giá và vô tận khi chúng ta biết tận dụng nó đúng cách. Bằng các phương pháp sinh học, rác thải sẽ được xử lý thành nguồn phân bón có giá trị. Hiện nay, có 2 phương pháp ủ rác thải thông qua VSV phổ biến nhất là ủ hiếu khí và ủ kỵ khí.
Phương pháp ủ hiếu khí là rác thải bị phân hủy bởi VSV trong điều kiện có oxy, sinh ra khí cacbonic, hơi nước và nhiệt. Sản phẩm ổn định sẽ làm phân bón cho nông nghiệp.
Phương pháp ủ kỵ khí là rác thải bị VSV phân hủy trong điều kiện không có oxy, sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy kỵ khí chủ yếu là khí metan, khí cacbonic, sản phẩm trung gian giữa axit hữu cơ và rượu. Khí mêtan sinh ra có thể thu hồi, sử dụng làm nguồn năng lượng chất đốt. Quá trình phân hủy kỵ khí còn có sản phẩm phụ là cặn. Vì vậy cần xử lý cặn.
Như vậy, sử dụng phương pháp ủ hiếu khí đơn giản hơn, dễ làm nhưng không thu hồi được năng lượng sinh ra như phương pháp ủ kỵ khí. Phương pháp này phù hợp với những nơi điều kiện kinh tế chưa phát triển, phù hợp với các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, còn phương pháp ủ kỵ khí khó làm hơn, cần chi phí đầu tư xây dựng mới có thể làm được, nhưng lại thu hồi được lượng metan làm nguồn năng lượng chất đốt, phương pháp này phổ biến ở các nước phát triển phương tây.
Đề tài đã chọn phương pháp ủ hiếu khí vì nó thích hợp với điều kiện thực tế ở nước ta, dễ làm, đơn giản. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp chôn lấp hiện nay là là giảm phát thải khí mêtan, một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Vấn đề đặt ra ở đây là phải phân loại rác, chủ yếu rác thải sinh hoạt hiện nay chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho quá trình ủ. Vì vậy trước khi đem ủ, cần băm rác nhỏ, tách lựa các chất vô cơ như túi nilon, gỗ lớn, sắt, nhựa…
1.2 Mục đích của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu sử dụng chủng VSV Phanerochaete chrysosporium, kết hợp xạ khuẩn và nấm Trichoderma phân hủy chất thải rắn hữu cơ làm compost. Đánh giá hiệu quả và tốc độ phân hủy so với không bổ sung VSV.
Đo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sản phẩm, bổ sung dinh dưỡng N, P, K để tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn 10TCN 526-2002 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn hiện nay và có thể đem bán ra thị trường.
1.3 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào qui trình công nghệ để sản xuất compost, các yếu tố ảnh hưởng và các tác nhân sinh học, không đề cập đến thiết kế kỹ thuật công trình, không đề cập đến bản vẽ.
Qui trình xử lý rác thải sinh hoạt, chủ yếu là rác hữu cơ, không đề cập đến các loại rác thải khác.
Đề tài chỉ tập trung vào giai đoạn phân hủy sinh học, các bước cơ bản ban đầu như tách lựa, băm rác, sàng lọc làm hoàn toàn bằng thủ công.

15q2OcEWn9uxvwf
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status