Báo cáo Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn - pdf 16

Download miễn phí Báo cáo Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói cùng kiệt cao tỉnh Bắc Kạn



Mục lục
1. Thông tin chung .3
2. Tóm lược dựán .4
3. Tóm tắt chính.4
4. Giới thiệu và bối cảnh.5
5 Tiến độthực hiện.5
5.1 Những điểm chính .5
5.2 Lợi ích cho người dân .9
5.3 Nâng cao năng lực .9
5.4 Quảng bá .9
5.5 Quản lý dựán .9
6. Các vấn đề đan chéo .10
6.1 Môi trường.10
6.2 Giới và vấn đềxã hội .10
7. Thực hiện và vấn đềbền vững .
Các vấn đềvà trởngại.
Những lựa chọn.
Sựbền vững.10
8 Những bước quan trọng tiếp theo .
9. Kết luận .10



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


người tham gia nhất trí rằng những hướng dẫn của chính phủ hiện hành về CFM nên được
đơn giản hóa để thực hiện hiệu quả hơn.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Cơ sở nền tảng của dự án đã được miêu tả đầy đủ trong những báo cáo tiến độ trước đây, do
vậy mà hầu hết các thông tin đó sẽ không nhắc lại ở báo cáo này. Tuy nhiên, mục tiêu của dự
án được nhắc lại ở đây, đó là: “ Cải thiện một cách bền vững đời sống của những người dân
cùng kiệt sống phụ thuộc vào rừng ở khu vực miền núi phía Bắc thông qua việc tăng cường khả
năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp”.
Dự án sẽ triển khai để đạt được mục tiêu bằng việc phát triển cách quản lý rừng dựa
vào cộng đồng (CFM) thông qua:
(i) Đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng đối với
rừng chung;
(ii) Nâng cao năng lực cho các nhóm lâm nghiệp cộng đồng để họ hoạt động hiệu quả;
(iii) Củng cố các dịch vụ khuyến nông lâm để đáp ứng các nhu cầu của những người
dân sống phụ thuộc vào rừng
(iv) Cung cấp các kỹ năng cho cộng đồng để họ có khả năng quản lý và phát triển
nguồn tài nguyên rừng được giao trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tăng
cường nhận thức và đào tạo về những vấn đề luật pháp, chính sách rừng và đất
rừng và thể chế trong quản lý rừng của chính phủ;
(v) Tăng cường việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững để giảm thiểu vấn đề thiếu
lương thực bằng cách tăng hoạt động nông lâm nghiệp, sản xuất bền vững gỗ và
lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) và đào tạo nâng cao các kỹ năng quản lý rừng;
(vi) Đẩy mạnh các hoạt động có sự tham gia của phụ nữ;
Các mục đích này được làm rõ trong phần khung logic, tiến độ thực hiện đối với mỗi mục
trong khung logic được trình bày trong phần cuối của báo cáo này. Tất cả các hoạt động được
liệt kê ở khung phân tích logic của dự án sẽ được thực hiện phù hợp với bối cảnh văn hóa của
địa phương, và một điều tất yếu là sự phát triển thành công các mô hình CFM sẽ phụ thuộc
sâu sắc vào sự phối kết hợp với các kiến thức bản địa của cả nam giới và phụ nữ. Trong suốt
thời gian thực hiện các hoạt động dự án, các thành viên tham gia được khuyến khích phát hiện
lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, và sau đó tham gia vào quá trình nâng cao năng lực, bổ sung
các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Các nội dung nâng cao năng lực được thiết kế theo một trình
tự phù hợp với nhận thức của người dân.
5 Tiến độ thực hiện
5.1 Những điểm chính
Báo cáo giai đoạn từ 01/07/2009 đến 31/03/2010, giai đoạn 09 tháng.
Chuyến thăm của ông Brian Gunn
Nhà khoa học Brian Gunn của tổ chức CSIRO đã đến Việt Nam vào tháng 10/2009 để làm
việc với nhóm dự án của TUAF tại Thái Nguyên nhằm chuẩn bị cho báo cáo mốc số 9. Mốc
số 9 là một báo cáo tiến độ quan trọng bao gồm nhiều hoạt động và chuyến thăm này được coi
là cần thiết cho việc chuẩn bị một báo cáo toàn diện.
Chuyến thăm của ông Khongsak Pinyopusarerk
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
6
Ông Khongsak Pinyopusarerk đã sang Việt Nam ba (03) lần vào tháng 10/2009, tháng 03 và
tháng 04/2010. Chuyến thăm vào tháng 3 nhằm kiểm định báo cáo khảo sát lại do nhóm dự án
TUAF chuẩn bị. Ông cũng đến thăm và kiểm tra vườn ươm của một số thôn mới tại huyện Na
Rì và mô hình nông lâm kết hợp trên đất hộ gia đình tại Nà Mực. Chuyến thăm vào tháng 04
là đến tham gia hội thảo CFM tại Na Rì vào ngày 20-21 tháng 04.
5.1.1 Tiếp tục thực hiện Quản lý rừng cộng đồng tại 04 thôn điểm
Vườn ươm thôn bản
Hạt giống keo tai tượng (do tổ chức CSIRO, Úc hỗ trợ) và hạt mỡ của địa phương được cung
cấp cho 04 thôn điểm để sản xuất cây con. Việc phát triển cây con được tiến triển tốt vì người
dân hiện giờ đã có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây con. Một điều không may là
ở cả hai xã Văn Minh và Lạng San đều xảy ra hạn hán nghiêm trọng từ cuối năm 2009. Tình
hình hạn hán ở Lạng San nghiêm trọng hơn tới mức mà người dân không có nước dùng cho
sinh hoạt hộ gia đình, kết quả là vườn ươm tại thôn Bản Sảng và Todooc của xã Lạng San đã
bị bỏ rơi sau khi hoạt động được vài tháng. Tại xã Văn Minh, người dân thôn Nà Mực và
Khuổi Liềng đã có thể duy trì vườn ươm của họ.
Bảng 1. Cây keo và cây mỡ giống của vườn ươm thôn Nà Mực (tháng 03/2010)
Mô hình nông lâm kết hợp
Khu vực này đã được cày và gieo hạt giống cây trồng ngắn ngày ( ngô và đậu tương) sẻ nảy
mầm sau một vài lần mưa.
Tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp nói chung là tốt nhưng sự tăng
trưởng bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh với cây ngô trồng cuối vụ. Việc chăn thả trâu cũng cần
phải được theo dõi chặt chẽ để tránh hay giảm thiểu thiệt hại.
Dự án tiếp tục hỗ trợ một mô hình nông lâm kết hợp hộ gia đình ở thôn Nà Mực. Khu đất làm
mô hình nông lâm kết hợp cần nằm ở đường chính vào thôn và đi lại thuận tiện.
Bao cao hoan thien_VN.docBáo cáo hoàn thành dự án 7/14/2010
7
Bảng 2. Khu đất làm mô hình nông lâm kết hợp hộ gia đình cá nhân tại thôn Nà Mực được hỗ
trợ bởi dự án CARD. Đất đã được làm để gieo hạt cho cây trồng mới
Bảo vệ rừng
Kể từ khi thực hiện dự án, rừng cộng đồng của cả 02 xã đã được bảo vệ tốt hơn, giảm đáng kể
các vụ thu hoạch gỗ trái phép. Thành viên của hộ gia đình tham gia trồng rừng cộng đồng
thường xuyên tuần tra và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương là nhân tố chính góp
phần giảm thiểu khai thác rừng bất hợp pháp.
5.1.2 Khảo sát lại tại 04 thôn điểm
Khảo sát này được thực hiện vào tháng 02/2010 và báo cáo đầy đủ được trình bày trong báo
cáo mốc số 11. Mục tiêu của khảo sát này là xác định những thay đổi trong hiện trạng quản lý
rừng cộng đồng tại vùng dự án. Dựa vào nhiều chỉ số, sự can thiệp của dự án CARD đã góp
phần thay đổi tích cực trong CFM. Qua những buổi phỏng vấn với người dân địa phương thì
tất cả người dân nơi đây đều nhận thấy có sự thay đổi to lớn trong CFM hơn ba năm qua.
Những thay đổi tích cực được thể hiện trong một số chỉ tiêu cơ bản như làm giàu rừng cộng
đồng, giảm các trường hợp khai thác rừng trái phép, tuân thủ luật bảo vệ rừng, đặc biệt diện
tích rừng được trồng mới. Trong khi các chỉ số khác thay đổi không rõ ràng như thu nhập từ
rừng cộng đồng, thu nhập của thôn, thu nhập hộ gia đình và hoạt động các nguồn nước. Trong
những năm đầu người dân chưa có thu nhập từ trồng rừng, tuy nhiên họ có thể có nguồn thu
nhập hàng năm từ bán cây giống của vườn ươm
5.1.3 Phổ triển các kết quả và kinh nghiệm
Hỗ trợ các thôn lân cận
Sau buổi hội thảo phổ triển cho 18 thôn lân cận xã Văn Minh và Lạng San trong tháng
06/2009 (tham khảo báo cáo mốc số 08), dự án CARD đã nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ hạt...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status