Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 3
1.1. Cơ sở pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa. 3
1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005. 5
1.2.1. Khái niệm. 5
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. 6
1.2.2.1. Về chủ thể của hợp đồng. 6
1.2.2.2. Đối tượng của hợp đồng. 6
1.2.2.3. Nội dung của hợp đồng. 7
1.2.2.4. Về hình thức của hợp đồng. 9
1.2.3. Phân loại. 9
1.2.3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường: 9
1.2.3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 9
1.2.3.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết thông qua Sở giao dịch hàng hóa: 10
1.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 11
1.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 11
1.3.1.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 11
1.3.1.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng. 11
1.3.2. cách giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 12
1.3.2.1. Ký kết bằng cách trực tiếp 12
1.3.2.2. Ký kết bằng cách gián tiếp 13
1.3.3. Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. 15
1.3.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu. 16
1.4. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 18
1.4.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 18
1.4.2. Thực hiện hợp đồng về nội dung. 18
1.4.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán. 19
1.4.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua. 20
1.4.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. 21
1.4.4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa. 22
1.4.4.1. Sửa đổi hợp đồng. 22
1.4.4.2. Chấm dứt hợp đồng. 23
1.5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. 24
1.5.1. Khái niệm. 24
1.5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý. 24
1.5.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng. 25
1.5.2.2. Phạt vi phạm. 26
1.5.2.3. Buộc bồi thường thiệt hại. 26
1.5.2.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. 27
1.5.2.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. 28
1.5.2.6. Hủy bỏ hợp đồng. 28
1.5.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm. 29
1.6. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 30
1.6.1. Khái niệm về tranh chấp trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 30
1.6.2. cách giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. 31
1.6.2.1. Thương lượng. 31
1.6.2.2. Hòa giải. 32
1.6.2.3. Trọng tài. 32
1.6.2.4. Tòa án. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HƠP ĐỒNG MUA BÁN DẦU MỠ NHỜN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETROLIMEX. 34
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex. 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 34
2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex. 36
2.1.3. Mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành. 38
2.1.3.1. Mô hình tổ chức 38
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành: 40
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính thực hiện qua các năm. 41
2.1.5. Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn ở Việt Nam và tại Công ty. 42
2.1.5.1. Tổng quan về sản phẩm dầu mỡ nhờn. 42
2.1.5.2. Môi trường kinh doanh trong nước và nước ngoài. 43
2.1.5.3. Một số kết quả kinh doanh dầu mỡ nhờn đã đạt được của Công ty. 44
2.2. Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty. 47
2.2.1. Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn thông thường. 48
2.2.2. Hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn quốc tế. 52
3.1 Một số vấn đề rút ra từ thực trạng giao kết – thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn. 54
3.1.1. Thuận lợi. 54
3.1.2. Bất cập. 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN DẦU MỠ NHỜN TẠI CÔNG TY. 56
3.1. Một số ý kiến về việc ban hành và thực hiện pháp luật 56
3.2. Một số khuyến nghị đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty. 57
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật là một công cụ quản lý của Nhà nước, được xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những quy tắc xử sử chung. Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước…đều phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Đối với doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý luôn tồn tại và gắn liền với doanh nghiệp từ khi thành lập, trong quá trình hoạt động cho đến khi doanh nghiệp đó phá sản hay giải thể. Các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp có thể chia thành ba nhóm là: Các vấn đề pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh - thương mại; Các vấn đề pháp lý về lao động và các vấn đề pháp lý khác (như tổ chức, quản lý, liên doanh, liên kết…).
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh về các sản phẩm hóa dầu. Hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty được tiến hành rất thường xuyên, liên quan đến nhiều quy định pháp luật về thương mại. Trong đó, các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại có liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh và là cơ sở để tiến hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex hiện nay đang kinh doanh ba ngành hàng chủ yếu là dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hóa chất. Dầu mỡ nhờn là ngành hàng được Công ty tiến hành kinh doanh đầu tiên và hiện nay đang là ngành hàng chủ chốt luôn chiếm từ 67-68% tổng doanh thu tiêu thụ cả ba ngành hàng. Các hợp đồng thương mại về dầu mỡ nhờn, cụ thể là hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn, là loại hợp đồng được thiết lập và thực hiện nhiều nhất cả về mặt số lượng và giá trị.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn đối với Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, kết hợp với những kiến thức pháp luật về kinh tế đã được học tập, em đã chọn đề tài: "HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX".
Trên cơ sở lí luận về hợp đồng mua bán hàng hóa và những kết quả thực tiễn trong giao kết - thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty, đề tài này xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp Công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong giao kết - thực hiện loại hợp đồng này. Nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán dầu mỡ nhờn tại Công ty.






CHƯƠNG 1
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
1.1. Cơ sở pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Pháp luật về hợp đồng kinh tế đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian qua, những sửa đổi, bổ sung đó là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hội nhập hiện nay của đất nước. Đối với chế định về hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh và hoàn thiện dần theo xu hướng của pháp luật quốc tế, nhất là phù hợp với Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế. Việc xây dựng một chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế hoàn chỉnh đã được quan tâm đến khi nước ta bắt đầu chuyển hướng phát triển nền kinh tế.
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ra quyết định đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng chuyển đổi nền kinh tế hế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý kinh tế mới đòi hỏi phải có những chính sách, chế độ, có một công cụ pháp luật tiến bộ và phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả việc đổi mới nền kinh tế, đồng thời mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Do vậy, ngày 25/09/1989 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, bước đầu xây dựng một chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế. Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 cũng đưa ra những quy định về hợp đồng dân sự. Đến năm 1997, khi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 cũng có những quy định về hợp đồng trong một số hành vi thương mại. Trên thực tế cho thấy, các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại vẫn chủ yếu căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Có thể thấy, các vấn đề pháp lý về hợp đồng được quy định trong ba văn bản: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997. Trong các văn bản này lại có những quy định không thống nhất và cũng không có các quy định về mối quan hệ gữa các văn bản với nhau, do đó đã khiến cho người áp dụng và các cơ quan tài phán gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật về hợp đồng. Và cho đến nay, khi các hoạt động kinh tế càng phát triển và trở nên phức tạp thì các văn bản này không còn phù hợp nữa, yêu cầu hoàn thiện và đổi mới các quy định của pháp luật về hợp đồng là vấn đề hết sức cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện hiện nay.
Ngày 14/06/2005, Bộ luật Dân sự mới đã được Quốc hội khóa 11 thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Đây được coi là đạo luật chung, áp dụng cho tất cả các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại tạo sự thống nhất về pháp luật, đặc biệt trong việc điều chỉnh những quan hệ hợp đồng. Theo đó, những quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng dân sự có tính nguyên tắc là nội dung cơ bản điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung. Còn khi các chủ thể ký kết các hợp đồng đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành thì sẽ áp dụng các quy định trong các luật chuyên ngành.



rO1mJs4JYx9V3BJ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status