Luận văn Tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU 1
1.1. Khái niệm, đặc trưng quản trị tài chính xuất khẩu 1
1.1.1. Khái niệm, vai trò quản trị tài chính xuất khẩu 1
1.1.1.1. Khái niệm chung 1
1.1.1.2. Vai trò quản trị tài chính xuất khẩu 2
1.1.2. Nội dung quản trị tài chính xuất khẩu 2
1.1.2.1. Các loại hình tài trợ xuất khẩu 2
1.1.2.1.a. Các loại tài trợ trước khi giao hàng 3
1.1.2.1.b. Các loại tài trợ sau khi giao hàng 8
1.1.2.1.c. Các kỹ thuật tài trợ ngoại thương chuyên biệt 13
1.1.2.2. Quản trị tài chính xuất khẩu 18
1.1.2.2.a. Lập kế hoạch tài trợ xuất khẩu 18
1.1.2.2.b. Tổ chức thực hiện tài trợ xuất khẩu 19
1.1.2.2.c. Kiểm tra, kiểm soát quá trình trình tài trợ xuất khẩu 19
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu 20
1.2.1. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước 20
1.2.2. Tỷ giá 22
1.2.3. Lãi suất 22
1.2.4. Tổ chức công tác quản trị tài chính xuất khẩu của công ty 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIMEX 24
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và quyết định thành lập công ty 24
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức 26
2.1.2.1. Chức năng 26
2.1.2.2. Nhiệm vụ 26
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty 27
2.1.4. Cơ cấu, tổ chức bộ máy công ty 27
2.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2003 – 2007 29
2.1.6. Phương hướng nhiệm vụ năm 2008 31
2.1.6.1. Công tác sản xuất dịch vụ 31
2.1.6.2. Công tác tổ chức cán bộ 31
2.2. Thực trạng quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex 32
2.2.1. Thực trạng tài chính tại công ty Masimex 32
2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn dành cho xuất khẩu của công ty 32
2.2.1.2. Doanh thu xuất khẩu 33
2.2.1.3. Các khoản chi cho xuất khẩu 36
2.2.1.4. Thực trạng quản trị khoản phải thu từ xuất khẩu 37
2.2.2. Thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu của công ty 38
2.2.2.1. Tổng quan thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam và các nguồn tài trợ xuất khẩu áp dụng tại công ty 38
2.2.2.2. Tín dụng ngân hàng 40
2.2.2.3. Tín dụng thương mại từ người cung cấp trong nước 42
2.2.2.4. Người mua trả trước tiền hàng 43
2.2.3. Thực trạng quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty 44
2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty 45
2.3.1. Những thành công đạt được 45
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIMEX 47
3.1. Chiến lược quản trị tài chính và tài chính xuất khẩu của công ty 47
3.1.1. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn 47
3.1.2. Tăng cường huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau 48
3.2. Quan điểm của công ty về quản trị tài chính xuất khẩu 48
3.3. Giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu 49
3.3.1. Nhóm giải pháp trong công tác hoạch định tài trợ xuất khẩu 49
3.3.2. Nhóm giải pháp trong công tác tổ chức thực hiện tài trợ xuất khẩu 50
3.3.2.1. Gia tăng nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn cho xuất khẩu 50
3.3.2.2. Sử dụng đa dạng các hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng 55
3.3.2.3. Xử lý với những khoản phải thu thông qua các hình thức tài trợ của ngân hàng và tổ chức tài chính khác 56
3.3.3. Nhóm giải pháp trong công tác kiểm tra, kiểm soát tài trợ xuất khẩu 57
3.4. Một số kiến nghị 58
3.4.1. Đối với Nhà nước và các tổ chức tài chính 58
3.4.1.1. Đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng 58
3.4.1.2. Đổi mới hệ thống hỗ trợ xuất khẩu 60
3.4.2. Đối với công ty 60
3.4.2.2. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và tăng cường đầu tư để xây dựng thương hiệu công ty 61
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g xấu đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Do đó, cần điều tiết sự thay đổi tỷ giá sao cho hợp lý để có thể vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất - kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; vừa đảm bảo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát.
Thực tế cho thấy, thâm hụt thương mại lớn thường xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:
- Một là, đồng nội tệ lên giá dẫn dến khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.
- Hai là, luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều, cung tiền tăng nhanh kéo theo cầu hàng hoá tăng trong khi cung hàng hoá trong nước không đáp ứng được dẫn đến áp lực buộc phải nhập khẩu. Để xác định được nguyên nhân chính, cần có sự xem xét thấu đáo đối với tỷ giá hối đoái.
1.2.3. Lãi suất
Đối với tài trợ xuất khẩu, sự ảnh hưởng của lãi suất thể hiện ở lãi suất cho vay, lãi suất thực hiện các nghiệp vụ tài trợ. Các doanh nghiệp thường phải lựa chọn giữa các ngân hàng về tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng đưa ra, dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất cho vay vì một khi lãi suất đầu vào cao, dẫn đến lãi suất đầu ra cũng sẽ cao. Đầu năm 2008, mức lãi suất trần huy động vốn tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái đã khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại và hạn chế tối đa các khoản vay của ngân hàng.
1.2.4. Tổ chức công tác quản trị tài chính xuất khẩu của công ty
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu là rất quan trọng. Một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty chính là công tác thực hiện quản trị tài chính xuất khẩu tại đó. Những bộ phận nào trong công ty tham gia vào hoạt động này, yêu cầu nhân sự đặt ra như thế nào và công ty chủ trương thực hiện quản trị tài chính xuất khẩu như thế nào. Ngoài ban lãnh đạo công ty thì các bộ phận chính tham gia vào hoạt động quản trị này như: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán - tài chính và phòng xuất nhập khẩu. Các phòng ban có liên quan có sự phối hợp chặt chẽ sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn tài trợ hợp lý và hiệu quả.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIMEX
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex
2.1.1. Lịch sử hình thành và quyết định thành lập công ty
Ngày 02/03/1993, công ty được thành lập theo Quyết định số 118N/TCCB-QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Cùng với xu thế phát triển của thị trường và của nền kinh tế đất nước, công ty đã mở rộng quy mô hoạt động bằng cách tiếp nhận thêm một số cơ sở sản xuất bao bì tại Hưng Yên theo Quyết định sáp nhập số 112/1998-QĐ/BNN-TCCB ngày 06/08/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Sau đó đổi tên thành Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Rau Qủa Việt Nam (nay là Tổng công ty Rau quả, nông sản)
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
Tên giao dịch: MATERIALS SUPPLY AND IMPORT-EXPORT JOIN-STOCK COMPANY
Tên viết tắt: MASIMEX
Trụ sở giao dịch: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại: (84-4) 9349174/8253095 Fax: (84-4) 8257588
Email: [email protected]
Hoạt động của công ty được chia thành những thời kỳ sau:
- Từ 1988 – 1990, công ty mới thành lập và bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng công ty. Thời kỳ này, công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào chi tiêu kế hoạch được Tổng công ty giao nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt – Xô (1986 – 1990). Phần lớn đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao và khả năng nắm bắt thị trường chưa có.
- Từ 1991 – 1992, chương trình hợp tác rau quả Việt – Xô kết thúc, sự hẫng hụt đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam nói chung cũng như Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu nói riêng. Khối lượng vật tư hàng hoá mua vào từ Liên Xô và các nước Đông Âu giảm nhanh, chiết khấu vật tư không đủ trả lương cho CBCNV. Cơ chế kinh doanh bị phá vỡ thay vào đó là cơ chế thị trường với những quy luật mới hà khắc. Đội ngũ cán bộ chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi của cơ chế. Được Tổng công ty cho phép, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập vật tư theo kế hoạch được giao và cung ứng những vật tư còn lại của chương trình hợp tác Việt – Xô cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam, công ty đã khai thác tốt các loại vật tư trong nước để cung ứng cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty, tận dụng hết năng lực và cơ sở vật chất hiện có, tạo công ăn việc làm cho CBCNV. Trong năm 1992, công ty cũng đã đề nghị Tổng công ty Rau quả Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu để tăng nguồn ngoại tệ cho Tổng công ty. Ngày 02/03/1993, theo quyết định số 118/NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã chính thức bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu và đổi tên Công ty rau quả thành Công ty Vật tư và xuất nhập khẩu (gọi tắt là Masimex).
- Từ 1993 – 1996, công ty đã tìm cho mình hướng đi mới để tồn tại và phát triển, đó là chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu. Công ty cũng đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời tiếp nhận những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, đủ tiêu chuẩn cơ bản và phù hợp với công việc. Trong giai đoạn này, công ty tiếp tục xây dựng một số nhiệm vụ chính được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Công ty:
+ Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước.
+ Nâng cao và cải thiện mức sống cho CBCNV.
+ Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Từ 1996 – 2004, công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ chủ yếu, trong khi đó vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản xuất, liên doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, từng bộ phận trong công ty. Do đó đã mang lại hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Thời kỳ này, công ty đã mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn và đã đứng vững trên chính đôi chân của mình và từng bước phát triển.
- Từ 2004 đến nay, thời kỳ công ty có quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thời kỳ này, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cũ, bạn hàng truyền thống, thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới, xây dựng một cơ chế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status