Hội nhập kinh tế quốc tế Bản chất, xu hướng và một số kiến nghị đối với Việt Nam - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Hội nhập kinh tế quốc tế Bản chất, xu hướng và một số kiến nghị đối với Việt Nam
 Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp
trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường;
 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở
các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô.
 Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự
phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
 Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và
ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
b. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quanTrước đây, tính chất xã hội hoá của quá trình sản xuất chủ yếu mới lan toả bên trong phạm vi
biên giới của từng quốc gia, nó gắn các quá trình sản xuất, kinh doanh riêng rẽ lại với nhau, hình thành các tập đoàn kinh tế quốc gia và làm xuất hiện phổ biến các loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế quốc gia. Qua đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã có sự thay đổi đáng kể, dẫn hình thành nên sở hữu hỗn hợp. Từ đó việc đáp ứng yêu cầu về quy mô vốn lớn cho sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn. Tình hình này càng đòi hỏi sự tham gia ngày càng lớn của chính phủ các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bởi lẽ, các quốc gia này là những quốc gia có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý,v.v... Ngày nay, một mặt do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất làm cho tính chất xã hội hoá của chính nó càng vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, lan toả sang các quốc gia khu vực và thế giới nói chung và mặt khác, tự do hoá thương mại cũng đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy buôn bán giao lưu giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi quốc gia. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới theo định hướng phát triển của mình đều điều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực và hàng hoá tiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn.
Như vậy, mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển, trong bối cảnh cạnh tranh gay
gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực. Về lâu dài cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đều phải tính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo được lợi ích phát triển tối ưu của quốc gia. Việt nam cũng không thể nằm ngoài quá trình này. Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình. Trình độ phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức độ nhiều hơn vào thị trường thế giới. Đó là một vấn đề có tính quy luật. Những quốc gia chậm trễ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sự tụt hậu của mình, ngược lại những nước vội vã không phát huy nội lực, không chủ động hội nhập cũng đã bị trả giá. Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả, cần phải có quan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán, cơ chế chính sách thích hợp tận dụng tốt cơ hội, không bỏ lỡ thời cơ, giảm thách thức, hạn chế rủi ro trong qúa trình phát triển tiến lên của mình.
2. Một số kiến nghị về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nama. Khái quát tình hình hội nhập của Việt Nam Trong hơn chục năm qua (kể từ thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây) thế giới đã có nhiều
thay đổi đáng kể. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tiếp tục phát triển mạnh cả về bề rộng và bề sâu. Điều đó được thể hiện như liên minh Châu Âu (EU) với đồng tiền chung EURO đã đứng vững trên thị trường tài chính quốc tế. Theo kế hoạch đến 2005, liên minh Châu Âu sẽ bao gồm 25 quốc gia (tức là sẽ có thêm nhiều nước mới ở Trung và Đông âu gia nhập). Hợp tác kinh tế, đầu tư của khu thương mại tự do ASEAN (AFTA) đang tiếp tục thương thuyết để mở rộng theo hướng ASEAN +1, ASEAN+3 và mở rộng hơn nữa là hợp tác á- Âu (ASEM), quan hệ giữa EU và NAFTA cũng đang được đẩy mạnh phát triển, v.v...
. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình này.
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status