Đề tài Lạm phát và những biện pháp khắc phục lạm phát - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Lạm phát và những biện pháp khắc phục lạm phát



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu
Chương1. Những vấn đề chung về lạm phát
1.1/ Một số khái niệm chung.
1.1.1/Khái niệm về lạm phát
1.1.2/ Đo lường lạm phát
1.1.3/Các loại lạm phát
1.2/Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.2.1/Lạm phát tiền tệ
1.2.2/Lạm phát do cầu kéo
1.2.3/Lạm phát do chi phí đẩy
1.3/Hậu quả của lạm phát
1.3.1/Lạm phát tạo ra sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội.
1.3.2/Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội
1.3.3/Lạm phát tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm
Chương2. Lạm phát ở VN giai đoạn 2000-2006
2.1.Diễn biến lạm phát của VN và ảnh hưởng của nó đến đời sống KTXH. 2.2Một số giải pháp kiểm soát lạm phát của VN
Chương3. Một số kiến nghị và giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới
3.1. Dự báo
3.2.Giải pháp và kiến nghị.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghiệp.Tăng chi phí không mong đợi từ doanh nghiệp tạo ra những những cú sốc tổng cung bất lợi.Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu tăng đột biến, thảm hoạ tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này.
Mô hình lạm phát do chi phí đẩy:
p
Tổng
mức
AS4
giá
cả p4
AS3
4
AS2
P3
3’
3
AS1
2’
P2
2
P1’
AD4
P1
1’
AD3
1
AD2
AD1
Y’
Yn
Y
Tổng sản phẩm
Mô hình 2 : Lạm phát chi phí đẩy
ảnh hưởng của việc tăng như vậy làm cho việc tổng cung dịch chuyển sang AS2 (do sức ép đối với doanh nghiệp nên thu hẹp sản xuất) nếu chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ vẫn không thay đổi thì nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm 1 sang điểm 1’. Sản phẩm sẽ giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên của nó (Y’) trong khi mức giá cả tăng lên P’1. Do sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, chính phủ sẽ thực hiện chính sách tăng đường tổng cầu lên AD2 do đó nền kinh tế trở lại mức tự nhiên của sản phẩm tại điểm 2 nhưng mức giá tăng ở P2. Những công nhân được tăng lương sẽ không sống kham khổ. Chính phủ đã can thiệp để chắc chắn rằng không có thất nghiệp qúa nhiều và công nhân đã đạt được mục tiêu tăng lương của họ.
Các công nhân được tăng lương rồi nay lại được tăng lương nữa có thể được khuyến khích được tăng lương lần nưã. Thêm vào đó, các công nhân khác bây giờ có thể thấy rằng lương của mình đã sụt xuống so với những bạn công nhân khác và do họ không muốn tụt hậu lại đằng sau nên lại đòi tăng lương lần nữa. Kết quả đường tổng cung dịch đến AS3. Thất nghiệp lại phát triển khi chúng ta chuyển đến 2’ và các chính sách năng động sẽ lại một lần nữa việc sử dụng để di chuyển đường tổng cầu ra đến AD3 và đưa nền kinh tế trở lại tình hình công ăn đầy đủ với mức giá cả P3. Nếu qúa trình này tiếp tục xẩy ra thì kết quả là việc tăng liên tục của mức giá cả nghĩa là một tình trạng lạm phát.
1.3. Hậu quả của lạm phát
Trên thực tế, không thể triệt tiêu được lạm phát trong kinh tế thị trường dù đạt trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất . Nếu giữ được lạm phát ở mức độ nền kinh tế chịu được, cho phép có thể mở thêm việc làm, huy động thêm các nguồn lực phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế, thì cũng là một thành công trong công cuộc chống lạm phát ở nhiều nước. Nhưng mức độ lạm phát là bao nhiêu thì phù hợp? Nếu tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát quá thấp thì dẫn tới tình trạng các ngân hàng ứ đọng vốn, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Vì thế trong trường hợp đó người ta phải cố gắng tăng tỷ lệ lạm phát lên. Khi chính phủ kiểm soát lạm phát ở mức độ mà nền kinh tế chịu được (tỷ lệ lạm phát dưới 10%) thì vừa không gây đảo lộn lớn, các hệ quả của lạm phát được kiểm soát, vừa với sức che chắn hay chịu đựng được của nền kinh tế và của các tầng lớp xã hội. Hơn nữa, một sự hy sinh nào đó do mức lạm phát được kiểm soát đó mang lại được đánh đổi bằng sự tăng trưởng , phát triển kinh tế mở ra nhiều việc làm hơn, thu nhập danh nghĩa có thể được tăng lên cho mỗi người lao động nhờ có đủ việc làm hơn trong tuần, trong tháng hay tăng thêm người có việc làm, có thu nhập trong gia đình và cả tầng lớp lao động do giảm thất nghiệp . Đến lượt nó, thu nhập bằng tiền tăng lên thì tăng thêm sức kích thích của nhu cầu của tiền tệ và sức mua đối với đầu tư, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nhưng khi tỷ lệ lạm phát đến 2 con số trở lên (lạm phát phi mã hay siêu lạm phát) thì hầu như tác động rất xấu tới nền kinh tế như sự phân phối và phân phối lại một cách bất hợp lý giữa các nhóm dân cư hay các tầng lớp trong xã hội và các chủ thể trong các quan hệ về mặt tiền tệ trên các chỉ tiêu mang tính chất danh nghĩa (chỉ tiêu không tính đến yếu tố lạm phát, không tính đến sự trượt giá của đồng tiền). Mặt khác tỷ lệ lạm phát cao phá hoại và đình đốn nền sản xuất xã hội do lúc đó độ rủi ro cao, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài, những hoạt động kinh tế ngắn hạn từng thương vụ, từng đợt, từng chuyến diễn ra phổ biến, Trong xã hội xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ, dẫn tới khan hiếm hàng hoá . Điều đó lại làm giá càng tăng, và xã hội rơi vào vòng luẩn quẩn, lạm phát càng tăng dẫn tới mất ổn định về chính trị xã hội. Tỷ lệ lạm phát cao còn có ảnh hưởng xấu tới quan hệ kinh tế quốc tế. Tóm lại khi lạm phát cao tới mức hai con số (ở Việt nam giữa những năm 80 đã xảy ra tình trạng lạm phát tới mức 3 con số) trở lên, thì có ảnh hưởng xấu tới xã hội. Do đó chính phủ phải có giải pháp khắc phục, kiềm chế, và kiểm soát lạm phát.
Tác động kinh tế xã hội của lạm phát rất khác nhau tuỳ từng trường hợp vào mức độ lạm phát và khả năng đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát.
Đối với loại lạm phát vừa phải, do đây là lạm phát tính trước nên không gây ảnh hưởng đến sản lượng, hiệu quả và phân phối thu nhập. Nhưng khi lạm phát tăng lên kéo theo sự biến động mạnh về giá cả hàng hoá thì ảnh hưởng của lạm phát bắt đầu bộc lộ. ở mức lạm phát phi mã người ta không thể kiểm soát được nó, tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi kinh tế xã hội cụ thể.
Tóm lại, lạm phát có thể tạo ra những ảnh hưởng chủ yếu như sau:
1.3.1. Lạm phát tạo sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội:
Sự biến động của lạm phát trong một khoảng thời gian làm cho người ta khó xác định mức sinh lời chính xác của các khoản đầu tư,do vậy co xu hướng thích đầu tư vào các tài sản hơn là vào các dự án. Kết quả là nguồn lực xã hội bị phân bổ một cách thiếu hiệu quả và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, nó còn tác động đến nhiều mặt khác như các quyết định tài chính bị bóp méo, ảnh hưởng đến thị trường lao động khi công đoàn đòi tăng lương, đe doạ đình công...
1.3.2.Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cả xã hội:
Khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên nhưng trong đó có chứa đựng sự phân phối lại giữa các nhóm dân cư với nhau: Giữa chủ - thợ,giữa người đi vay – cho vay, giữa chính phủ với người đóng thuế.
Tóm lại, tác động chính của lạm phát về mặt phân phối lại nảy sinh từ những tác động không thể đoán trước đối vơí giá trị thực tế của thu nhập và của cải của nhân dân.
1.3.3. Lạm phát tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm
Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên liên tục, tổng cung tiền tăng nhanh hơn tổng cầu tiền, lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng giá trị đồng tiền giảm giá cả hàng hoá tăng nhanh với tỷ lệ không đều nhau và tăng nhanh hơn cả là giá các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và cho sản xuất. Khi hàng hoá khan hiếm nạn đầu cơ phát triển mạnh làm giá cả càng hỗn loạn, chính phủ rất khó kiểm soát các hoạt đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status