NGUỒN LỰC CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VỚI BỀN VỮNG - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tiểu luận PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG LẤY PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VỚI BỀN VỮNG

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG LẤY PHÁT HUY

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ

PHÁT TRIỂN NHANH VỚI BỀN VỮNG.

Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong

nước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này

được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được

phát triển bổ sung qua các đại hội. Một trong những quan điểm đó là"lấy phát huy

nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" đã

nhấn mạnh vai trò hết sức to lớn của con người trong sự nghiệp CNH-HĐH và đối

với sự phát triển kinh tế xã hội.Chủ trương đúng đắn đó đã đang và sẽ tiếp tục

khẳng định trong những bước đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

1-Phát triển nhanh và bền vững.

Phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong Báo cáo của

Ủy Ban Môi trường và phát triển của ngân hàng thế giới.Trong báo cáo nói rõ phát

triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tổn

hại đến nhu cầu tương lai.Tức nó phải đảm bảo sự hài hòa, chặt chẽ và hợp lí về

hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, môi trường được bảo vệ. Như vậy, ở đây, phát

triển bền vững được hiểu trước hết là sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đó là

sự phát triển không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà còn cả cho thế hệ mai sau và một

điều không kém phần quan trọng là sự phát triển đó không gây tổn hại cho mỗi

trường tự nhiên. Sự phát triển bền vững ấy được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau

như kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường (cả môi trường tự nhiên và môi

trường xã hội), con người, v.v.v.v. Đến lượt mình, chính sự phát triển bền vững về

các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học, công nghệ,.v.v.. lại là cơ sở quan

trọng không thể thiếu được cho sự phát triển con người bền vững - mục tiêu cao

nhất của sự phát triển.

Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất

sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III

năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu "tiến nhanh, tiến

mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội". Đại hội VII thông qua Chiến lược

Phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000, nhấn mạnh "Tăng trưởng kinh tế phải gắn

liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường". Đại

hội VIII nêu bài học "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,

giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái". Chiến lược Phát

triển kinh tế - xã hội 2001-2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định: "Phát triển

nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công

bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và

bền vững, trong đó ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường còn bổ

sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục

tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006- 2010 là "Phấn đấu tăng trưởng kinh tế

với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn,gắn vơi phát triển con người.

Như vậy quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được Đảng sớm đặt ra và

ngày càng hoàn thiện và khẳng định vai trò của nguồn lực con người.

2-Nguồn lực con người

a. Quan điểm của mac-lenin và tư tưởng hồ chí minh về con người

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân

đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực tế,

như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status