Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật với việc phân tích và chứng minh tính tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời kì quá độ - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật.
- Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến, sự tác động qua lại lẫn nhau,ảnh hưởng lẫn nhau trong một thể thống nhất.
- Phép biện chứng là khoa học về sự phát triển.
2. Khái niệm về kinh tế thị trường(KTTT).
3. Việc chuyển đổi nền kinh tế thời chiến sang nền kinh tế thị trường ở nước ta thời kì đầu đổi mới.
- Tình hình kinh tế lúc bấy giờ và những khó khăn vấp phải.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1.Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thời kì quá độ ở nước ta.
- Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở VN.
- Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường.
2. Đặc trưng bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nền KTTT gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Trong nền KTTT thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập,trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.
- Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Nền KTTT là nền kinh tế mở, hội nhập.
3. Chính sách đổi mới nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước ta.
- Mục tiêu, chính sách và định hướng phát triển KTTT.
4.Những thành tựu, hạn chế và biện pháp khắc phục trong quá trình xây dựng và phát triển KTTT ở nước ta.
- Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ…
III. KẾT LUẬN
1. Tổng kết khaí quát lại đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Ý kiến của bản thân.







I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật.
Triết học duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Trong đó phép biện chứng đã được nhà triết học Hê-ghen trình bày một cách hệ thống và tương đối hoàn chỉnh. Nhưng ở Hê-ghen phép biện chứng là duy tâm. Mác và Ăng-ghen đã cải tạo phép biện chứng đó và sáng lập ra phép biện chứng duy vật một học thuyết khoa học. Phép biện chứng duy vật có nội dung hết sức phong phú. Nhưng nói một cách khái quát nó là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của sự vật và hiện tượng trên thế giới. Đó cũng là hai nguyên tắc chung nhất của phép biện chứng duy vật.
- Phép biện chứng khẳng định rằng các sự vật hiện tượng trên thế giới liên hệ với nhau một cách phổ biến, chúng tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong một thể thống nhất. Không có cái gì tồn tại riêng rẽ, đơn độc.Các sự vật và hiện tượng đều phụ thuộc lẫn nhau trong sự vận động, chuyển hoá chung của thế giới vật chất. Sự quan sát thông thường cho thấy mối quan hệ tác động qua lại giữa các mặt kinh tế trong xã hội,cụ thể là nền kinh tế thị trường, biểu hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh tự do…trong sản xuất và phân phối hàng hoá thống nhất trong một thị trường.Sự vật và hiện tượng trên thế giới đều có nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau,chứ không tách rời cô lập lẫn nhau.Do đó khi xem xét sự vật cần có quan điểm toàn diện .Vì thế trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường nhà nước ta cần có những định hướng, phân tích một cách toàn diện các mặt kinh tế khắc phục những khó khăn trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ.
- Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng trên thế giới,các sự vật hiện tượng đều vận động, biến đổi, chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác.Sự phát triển là sự vận động đi lên, có thể theo ba khả năng: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp hay từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau mà sự phát triển thể hiện ra khác nhau.Trong lịch sử loài người, nhiều chế độ xã hội đã kế tiếp nhau, lực lượng sản xuất của xã hội đã phát triển từ thấp đến cao.Nền kinh tế thị trường luôn luôn vận động,biến đổi và phát triển.Các quan hệ sản xuất phải phù hợp một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất,lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển dẫn đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Trong một nền kinh tế không có một sự kiện nào ở trạng thái cô lập tách rời với sự kiện khác, giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng.
Nguyên tắc về sự phát triển là nguyên tắc chung nhất của phép biện chứng. Nguyên tắc nàygắn liền với nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến.Hai nguyên tắc này thống nhất với nhau, chính vì sự liên hệ phổ biến,tức sự tác động qua lai giữa các sự vật hiện tượng, tạo ra sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
2.Khái niệm về kinh tế thị trường(KTTT).
“Một nền kinh tế mà trong đó các vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết định được xem là nền kinh tế thị trường”[ giáo trình:kinh tế chính trị Mác- Lênin]. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó thị trường đóng vai trò là cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành các lĩnh vực kinh tế. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.Việc chuyển đổi nền kinh tế thời chiến sang nền kinh tế thị trường ở nước ta thời kì đầu đổi mới.

DRmo7CL4u9li2mI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status