Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường



Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I.Khái quát chung về môi trường 2
1.Khái niệm 2
2.Phân loại 2
3.Chức năng của môi trường 3
II.Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên 4
III.Mối quan hệ con người, xã hội và môi trường, tự nhiên 4
1.Triết lý tổng quát 4
1.1.Sự tác động qua lại giữa môi trường tự nhiên và xã hội 4
a.Mối quan hệ môi trường và sự tồn tại, phát triển của con người
b.Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội?
1.2.Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên 7
a.Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội
b.Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
2.Thực tiễn 8
2.1.Tiến trình phát triển của xã hội loài người và mối quan hệ giữa xã hội loài người với môi trường 8
a.Xã hội nguyên thủy .8
b.Làn sóng văn minh nông nghiệp 8
c.Cách mạng công nghiệp và làn sóng văn minh công nghiệp 9
d.Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa - Làn sóng hậu công nghiệp. 11
Sự phát triển hiện đại.
e.Phát triển bền vững - yêu cầu tất yếu của việc tái lập sự cân bằng giữa con người, xã hội, phát triển và môi trường 15
2.2.Thực trạng môi trường trên thế giới hiện nay 17
2.3.Thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay 20
a.Môi trường nước
b.Môi trường không khí
c.Đa dạng sinh học
3.Các giải pháp cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam 22
3.1.Chính sách dân số
3.2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp, xây dựng, năng lượng và giao thông vận tải
3.3. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản
3.4. Bảo vệ môi trường trong du lịch
3.5. Bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị
3.6. Kiện toàn hệ thống quản lý môi trường các cấp
3.7. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp bảo vệ môi trường
3.8. Tăng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường
3.9. Mở rộng hợp tác quốc tế
3.10.Nâng cao giáo dục nhận thức bảo về môi trường
3.11.Xã hội hóa bảo vệ môi trường
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 28
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hặng dư là quy luật kinh tế cơ bản. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư, sức sản xuất có một sự bành trướng không giưới hạn. Đến lượt mình, chính quy luật giá trị thặng dư trở thành động lực mạnh mẽ nhất đối với việc khai thác thiên nhiên.
Thứ hai, kỹ thuật máy móc đã tạo ra cho nền sản xuất xã hội một phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của lao động lên vượt khỏi những giới hạn tự nhiên của con người. Bằng cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại đã mở ra một thời đại khai thác đại quy mô giới tự nhiên.Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra bộ máy sản xuất công nghiệp với kỹ thuật và máy móc mạnh để khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, nếu trong làn sóng nông nghiệp, con người dùng hệ sinh thái và quy luật sinh học để sản xuất ra các giá trị sử dụng chủ yếu để duy trì cuộc sống của mình, thì làn sóng công nghiệp lại tạo ra bộ máy công nghiệp khai thác và chế biến các vật chất tự nhiên thành những hàng hóa trong quá trình theo đuổi giá trị thặng dư. Trong mối quan hệ này, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng ít phụ thuộc vào nông nghiệp và ngày càng tăng sự phụ thuộc vào sự thăng tiến, phát triển của bộ máy công nghiệp. Sự phát triển của nền công nghiệp là tỷ lệ thuận, hơn nữa, tỷ lệ cấp số nhân với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra làn sóng công nghiệp, tạo ra công nghiệp máy móc là tạo ra thời đại công nghiệp khai thác. Chỉ số phát triển kinh tế do vậy được đo bằng quy mô và sức sản xuất điệ, than, dầu khí, sắt thép, xi măng và máy móc. Một nền công nghiệp phát triển và hùng mạnh do vậy được đo bằng lượng máy móc, điện, than, sắt, xi măng sản xuất ra trong một năm và mức sản cuất thực ra là mức khai thác tài nguyên tính trên đầu người.
Thứ tư, cùng với bộ máy công nghiệp dựa trên ký thuật máy móc, làn sóng công nghiệp là làn sóng trong đó kinh tế phát triển dựa vào việc cơ khí hóa, tăng cường sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và sản phẩm được sản xuất dựa trên tiêu phí nhiều vật liệu và năng lượng. Do vậy, nền kinh tế là bộ máy công nghiệp chế biến tài nguyên và nền kinh tế của làn sóng công nghiệp là nền kinh tế tài nguyên.
Thứ năm, cùng với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế là quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, hình thành những trung tâm dân cư rộng lớn, từ đây hình thành nền văn minh đô thị công nghiệp hóa - một kiểu tổ chức xã hội và một không gian, một lối sống công nghiệp đô thị mới được xác lập khác hẳn với tổ chức xã hội trong làn sóng nông nghiệp.
Thứ sáu, kèm theo với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tăng cường mạnh mẽ mức phát thải công nghiệp và rác thải tăng lên một cách đáng kể.
Có thể nói, cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã tạo ra một mối quan hệ mới giữa con người và giới tự nhiên. Mối quan hệ này đã phá vỡ sự hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Vì mục tiêu phát triển và những lợi ích khác nhau của bộ máy kinh tế thị trường công nghiệp, và bằng bộ máy công nghiệp, con người và xã hội công nghiệp đã mở ra một thời đại phát triển, đồng thời cũng tạo ra một cách phát triển dựa trên việc tăng cường mạnh mẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên trở thành mục tiêu tấn công của bộ máy công nghiệp. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư và với bộ máy công nghiệp khỏe mạnh nền kinh tế như một cơ thể đói khát, bằng mọi cách, mọi phương tiện nó tìm kiếm các nguồn tài nguyên và khai thác một cách mạnh mẽ những nguồn tài nguyên không tái tạo được. Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một sự nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, hình thành một lực lượng sản xuất lớn cho nhân loại, đồng thời tạo ra một lực lượng theo tỉ lệ thuận năng lực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cùng với quá trình công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, bộ máy công nghiệp và xã hội công nghiệp đã đụng chạm đến tất cà các chức năng của môi trường. Không chỉ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và dẫn đến cạn kiệt, bị suy thoái mà cả sinh quyển, sinh thái, không gian sống và nơi chứa phế thải cũng bắt đầu bị tổn thương.
Trên đây ta đã thấy, giới tự nhiên là cái nôi của loài người, đồng thời là nền tảng trên đó con người tổ chức cuộc sống với mọi hoạt động xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của làn sóng công nghiệp hãy còn nawmg trong phạm vi mức chịu đựng của môi trường tự nhiên của trái đất. Những tổn thương cục bộ do sự phát triển của làn sóng công nghiệp chưa dẫn tới mức trầm trọng gây nguy cơ sụp đổ sự cân bằng giữa giới tự nhiên và con người ở phạm vi toàn cầu.
d. Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa - Làn sóng hậu công nghiệp. Sự phát triển hiện đại.
C.Mac viết: " Công nghiệp hiện đại không bao giờ xét và coi hình thức hiện có của quá trình sản xuất là hình thức dứt khoát . Vì vậy cơ sở kỹ thuật của nó là có tính chất cách mạng, còn cơ sở của tất cả các cách sản xuất trước kia về căn bản là bao thủ. Nhờ dùng máy móc, nhờ cá qua trình hóa học và các phương pháp khác nền công nghiệp hiện đại không ngừng đảo lộn những cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất…". Như vậy làn sóng công nghiệp không chỉ dừng ở cuộc cách mạng công nghiệp. Trong tiến trình kinh tế thị trường - công nghiệp, quy luật giá trị thặng dư và quy luật tích lũy tư bản, đã đặt kỹ thuật sản xuất tồn tại trong một tiến trình đổi mới, tiến bộ phát triển không ngừng.
Đến lượt mình sự phát triển của kỹ thuật đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển khoa học. Mặt khác, chính sự tiến bộ của kỹ thuật và của sự phát triển của kinh tế đã tạo ra cơ sở kinh tế và kỹ thuật chắc chắn cho khoa học phát triển. Thặng dư kinh tế không chỉ là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chính thặng dư được tích lũy lại và chuyển thành tư bản là cơ sở kinh tế cho việc phát triển của khoa học và kỹ thuật. Ph.Ănghen đã từng chỉ ra , nền văn minh nhân loại được xây dựng, phát triển trên nguồn thặng dư do chính nhân loại tạo ra. Có thể nói bộ máy kinh tế thị trường - công nghiệp, đồng thời là bộ máy tự tiến hóa, phát triển lực lượng sản xuất, mà trọng tâm là khoa học kỹ thuật.
Sự phát triển từ lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Vào giữa thế kỷ XX, lại một cuộc đại cách mạng trong lực lượng sản xuất của xã hội xảy ra.
* Đó là cách mạng khoa học - công nghệ. Gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì ở đây diễn ra 2 cuộc cách mạng nằm trong một tiến trình chung của cuộc cách mạng lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học đã đem lại sự đảo lộn trong khoa học và cuộc cách mạng này đã đem lại một cơ sở mới cho con người giải quyết mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Nó không chỉ là những nhận thức chung về thế giới, mà còn đi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status