Quan hệ sản xuất và vai trò của quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Quan hệ sản xuất và vai trò của quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ



A. Lý luận
I. Tổng quan về quan hệ sản xuất
1. Khái niệm
- Vai tro của quan hệ sản xuất trong quá trình lao động sản xuất
- Khái niệm về quan hệ sản xuất
- Bản chất của quan hệ sản xuất
2. Cấu trúc của quan hệ sản xuất
- Quan hệ phân phối
- Quan hệ sở hữu
- quan hệ tiêu dùng
-> Vai trò của từng mặt trong quan hệ sản xuất
3. Xu hướng phát triển của các bộ phận trong quan hệ sản xuất
- Về quan hệ sở hữu: đa dạng các hình thức
- Quan hệ phân phối: đa dạng hoá
- Quan hệ tổ chức quản lý: xã hội hoá
II. Lực lượng sản xuất - xu hướng phát triển trong thời đại ngày nay
1. Khái niệm - cấu trúc
- Vai trò trong cách sản xuất
- Khái niệm và bản chất - cấu trúc
2. Xu hướng phát triển
Tính chất đặc biệt trong sự phát triển và thay đổi của từng bộ phận trong cấu trúc. Đây là sự biến đổi về chất. Khoa học dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Những yêu cầu đặt ra trong sự phát triển lực lượng sản xuất
III. Vai trò của quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Mối liên hệ tính thống nhất và mâu thuẫn của 2 mặt trong phát triển sản xuất
B. Thực tiễn
I. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
1. Khái niệm
- Khái niệm
- Ý nghĩa của công nghiệp hoá - hiện đại hoá
2. Đặc điểm - mục tiêu công nghiệp hoá ở Việt Nam
a. Đặc điểm: 4 đặc điểm
b. Mục tiêu:
- Mục tiêu cơ bản
- Nội dung công nghiệp hoá - hiện đại hoá
II. Thực trạng quan hệ sản xuất ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
1. Mặt tích cực
Trong phân phối, quản lý, sở hữu: Đánh giá chung
2. Mặt tiêu cực:
Đánh giá chung
II. Phương hướng hoàn thiện và xây dựng quan hệ sản xuất
1. Về quan hệ sở hữu
2. Về quan hệ tổ chức quản lý
3. Về quan hệ phân phối
Phát huy vai trò của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội
* Tổng kết chung
Nhận xét và đánh giá chung
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c mác - Ph.Angghen - toàn tập - NXB. Chính trị quốc gia -Hà Nội 1993 - T6 - T152.
Như vậy, quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất).
Để hiểu rõ quan hệ sản xuất, cần thấy được bản chất và đặc điểm của nó. Trước hết, như trên, mối quan hệ sản xuất là mối quan hệ mang tính khách quan. Nó do con người tạo ra nhưng nó được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Sự thay đổi của các kiểu tổ chức quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Thứ hai, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trên cả 3 mặt chru yếu sở hữu, tổ chức quản ý, phân phối. Thực chất, đó không phải là toàn bộ các mối quan hệ của con người. Nó chỉ là một bộ phận của tổng thể các mối quan hệ giữa con người. Đó là những mối quan hệ kinh tế, những mối quan hệ của con người nảy sinh và phát triển trong phạm vi của sản xuất, phân phối, tiêu dùng.
Như vậy, quan hệ sản xuất là một bộ phận của các quan hệ của con người.
2. Cấu trúc của quan hệ sản xuất
Như đã phân tích, quan hệ sản xuất là quan hệ của con người với con người thể hiện chủ yếu trên 3 mặt. Như vậy, quan hệ sản xuất có cấu trúc gồm 3 phần:
1, Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Gọi tắt là quan hệ sở hữu.
2, Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sản xuất xã hội và trong trao đổi hoạt động cho nhau: gọi là quan hệ tổ chức quản lý.
3. Quan hệ giữa người với người trong phân phối và lưu thông sản phẩm xã hội: quan hệ phân phối lưu thông.
Các mặt nói trên của quan hệ sản xuất có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau và có một vai trò nhất định trong quan hệ sản xuất.
Về quan hệ sở hữu, quá trình sản xuất là quá trình biến đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người. Nói cách khác, quá trình sản xuất cũng được coi là quá trình kết hợp các yếu tố của lực lượng sản xuất. Đó là sự kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất nhờ công cụ lao động. Trong quá trình kết hợp ấy, giữa con người này sinh các mối quan hệ kinh tế trực tiếp với nhau. Các hoạt động đó phải được tổ chức lại, được quản lý vận hành dưới các hình thức kinh tế nhất định. Đó chính là quan hệ tổ chức quản lý. Quan hệ này tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, tổ chức và điều khiển quá trình sản xuất.
Nhưng để tiến hành các quan hệ tổ chức, quản lý lại phải giải quyết vấn đề về tư liệu sản xuất. Đó là quan hệ sản xuất về sở hữu các yếu tố của lực lượng sản xuất. Đặc biệt là về tư liệu sản xuất. Nó là việc giải quyết các câu hỏi, các yếu tố của lực lưỡng thuộc về ai? Ai là người có quyền sở hữu và sử dụng tư liệu đó? Lịch sử loài người đã chứng kiến 2 loại hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Các hình thức sở hữu này là cơ sở của nền kinh tế nhiều thành phần, và quyết định các hình thức phân phối.
Tất cả các hình thức tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh quy cho đến cùng đều để thực hiện lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế, chủ thể sở hữu. Vì vậy chỉ có thể giải quyết được vấn đề sở hữu khi giải quyết được mối quan hệ phân phối sản phẩm làm ra giữa những con người với nhau. Đó chính là hệ thống các quan hệ phân phối sản phẩm của xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô.
Tóm lại trong 3 mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản và đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội. quan hệ này quyết định quan hệ về tổ chức quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm. Nó buộc quan hệ tổ chức quản lý phải phù hợp và thích ứng phù hợp. Ngoài ra cũng cần thấy rằng quan hệ phân phối sản phẩm mặc dù do quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý chi phí song nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người. Vì vậy nó tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất. Có thể thúc đẩy hay kìm hãm sản xuất.
Phải khẳng định rằng: cái trực tiếp đối với quá trình sản xuất là những quan hệ về tổ chức quản lý, lớp biểu hiện có tính chất nhạy cảm nhất chính là quan hệ phân phối. Song cơ chế và nền tảng của 2 quan hệ trên chính là quan hệ sở hữu.
3. Xu hướng phát triển của các bộ phận trong quan hệ sản xuất. Tính đặc thù trong sự biểu hiện của hệ thống quan hệ sản xuất.
Ngày nay, dưới sự tác động của khoa học công nghệ, sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại, các bộ phận của quan hệ sản xuất cũng có chiều hướng biến đổi. Nó đang ngày càng biến đổi sao cho có sự thích ứng và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Về quan hệ sở hữu, với sự phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của khoa học công nghệ thì kinh tế tri thức đã bắt đầu xuất hiện. Nó làm cho các hình thức sở hữu phát triển ngày càng đa dạng và đan xen nhau phức tạp, trong đó sở hữu hỗn hợp ngày càng phát triển. Phạm vi của nó không chỉ dừng lại ở tư liệu sản xuất mà sở hữu trí tuệ, sở hữu công ngày càng có vai trò quan trọng. Với xu thế toàn cầu hoá, kéo theo các nền kinh tế khác nhau xâm nhập vào thì sở hữu không chỉ mang yếu tố quốc gia mà còn mang tính chất quốc tế. Như vậy các hình thức sở hữu quốc tế đã thâm nhập vào từng quốc gia làm đa dạng các quan hệ sở hữu. Và do đó, quan hệ sản xuất của từng quốc gia phong phú hơn.
Về quản lý: xu hướng chung là vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế ngày càng cao. Song Nhà nước không trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh. Mà chủ yếu sử dụng các công cụ quản lý theo hướng xã hội hoá với việc xuất hiện các hình thức mới như các Công ty cổ phần. Giúp trong quản lý và tổ chức.
Về mặt phân phối ngày càng đa dạng hoá các hình thức phân phối. Ngoài phân phối theo lao động, còn có phân phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể. Phát triển cả hình thức phân phối theo nguồn lực đóng góp. Bởi sự phát triển của các hình thức phân phối theo nguồn lực đóng góp. Bởi sự phát triển của các hình thức phân phối là cơ sở công bằng xã hội.
II. Lực lượng sản xuất - xu hướng phát triển trong thời đại ngày nay
1. Khái niệm - cấu trúc
Con người muốn tồn tại và phát triển phải tác động cải biến giới tự nhiên, tất yếu phải có những mối quan hệ với giới tự nhiên. Và lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên này. Đó chính là tổng thể các nhân tố vật chất, kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất của xã hội.
Như vậy khái niệm lực lượng sản xuất biêu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên - mối quan hệ này mang tính chất khách quan - tất yếu. Con người luôn luôn muốn tồn tại và phát triển do đó tất yếu phải quan hệ với tự nhiên. Mặt khác, trình độ phát triển của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status