Một số suy nghĩ về mục đích, nội dung và phương thức của việc giảng dạy triết học - pdf 16

Download miễn phí Một số suy nghĩ về mục đích, nội dung và cách của việc giảng dạy triết học



Khi khẳng định một vấn đề nào đó là vấn đề triết học thì người trình bày cần
phải chỉ rõ tình huống có vấn đề, tức là phải chỉ rõ vì sao vấn đề ấy lại được
đặt ra. Hệ thống các vấn đề triết học hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Cho
đến nay, chúng ta vẫn chưa biết rõ triết học có bao nhiêu vấn đề, có một hay có
nhiều vấn đề cơ bản, những vấn đề nào là chủ yếu và những vấn đề nào là thứ
yếu, những vấn đề nào cần giải quyết trước và những vấn đề nào cần
quyết sau, mối liên hệ lẫn nhau giữa các vấn đề đó như thế nào.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC
CỦA VIỆC GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC
NGUYỄN NGỌC HÀ (*)
Để nâng cao chất lượng giảng dạy triết học Mác - Lênin, bài viết đề cập đến
ba vấn đề: mục đích, nội dung và cách giảng dạy triết học. Tác giả cho
rằng, mục đích của giảng dạy triết học là cung cấp tri thức triết học cho người
học và quan trọng hơn, giúp người học tự xây dựng quan điểm triết học đúng
đắn của mình. Do đó, người dạy cũng cần có quan điểm triết học của
mình, tìm được phương pháp kiểm tra thích hợp, có sự kết hợp giữa tri và
hành. Về nội dung: cần xác định hệ thống các vấn đề triết học. Theo tác giả,
các vấn đề triết học chủ yếu có thể được chia thành hai nhóm: các vấn đề triết
học chung (chung cho cả tự nhiên, xã hội và tư duy) và các vấn đề triết học về
xã hội. Về cách: trình bày một cách khách quan những quan điểm cơ
bản đã có trong lịch sử về từng vấn đề triết học theo trình tự từ sâu sắc ít cho
đến sâu sắc nhiều. Cũng theo tác giả, cần thiết có một cuốn sách tóm tắt lịch
sử những cuộc tranh luận triết học để giúp những người nghiên cứu triết học
có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm triết học đúng đắn ở một
mức độ sâu sắc cần thiết.
Triết học là tinh hoa của văn hoá, là những quan điểm chung nhất về thế giới
và cuộc sống của con người, là phương pháp luận của các khoa học. Do có vị
trí quan trọng đó nên triết học (hay triết học Mác - Lênin) đã được coi là một
môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học của nước
ta. Nhưng thật đáng tiếc, hiện việc giảng dạy môn học này chưa có hiệu quả
cao, gây nhiều lãng phí cho xã hội. Thực tế này đang đặt ra cho những người
giảng dạy, nghiên cứu, học tập triết học và cho cả những người quản lý một
nhiệm vụ quan trọng là đổi mới việc giảng dạy triết học Mác - Lênin. Đổi mới
là cần thiết, nhưng vấn đề phức tạp là “đổi mới như thế nào?”. Để góp phần
tìm lời giải đáp cho vấn đề phức tạp này, dưới đây chúng tui muốn nêu vài suy
nghĩ về mục đích, nội dung và cách của việc giảng dạy triết học.
Mục đích của việc giảng dạy triết học
Mục đích của việc giảng dạy triết học, trước hết, là cung cấp tri thức triết học
cho người học, giúp cho người học biết được càng nhiều càng tốt các quan
điểm của các nhà triết học trên thế giới từ trước đến nay và quan trọng hơn, là
giúp người học tự xây dựng quan điểm triết học đúng đắn cho mình. Nếu như
đối với các môn khoa học cụ thể, quan điểm của các nhà khoa học nhìn chung
là thống nhất, thì đối với triết học, quan điểm của các nhà triết học nhìn chung
lại không thống nhất vì có nhiều trường phái triết học khác nhau và ngay trong
một trường phái, nhiều vấn đề cũng đang có sự bất đồng ý kiến. Đây là một
điểm khác biệt đáng chú ý giữa triết học với các khoa học cụ thể. Phù hợp với
đặc điểm này, người học triết học không chỉ cần biết được các quan điểm triết
học của người khác, mà còn cần và chủ yếu cần xây dựng được quan điểm triết
học đúng đắn cho mình.
Nếu như việc xây dựng quan điểm triết học đúng đắn cho người học là điều
quan trọng thì trong cách đánh giá về kết quả của việc học triết học, yêu cầu
đối với người học không phải chỉ là ở chỗ xem người học có biết được nhiều
quan điểm của các nhà triết học hay không, mà còn là ở chỗ xem họ có quan
điểm triết học hay không, quan điểm ấy có đúng đắn và sâu sắc hay không.
Người học có thể biết được quan điểm của những người khác nhưng vẫn
không có một quan điểm triết học nào. Do vậy, nếu kiểm tra trình độ nhận thức
người học bằng cách yêu cầu người học trình bày các quan điểm của các nhà
triết học nào đó thì những người không có quan điểm triết học vẫn có thể thực
hiện xuất sắc yêu cầu kiểm tra. Còn nếu kiểm tra trình độ nhận thức người học
bằng cách yêu cầu người học trình bày quan điểm của mình, bình luận và đánh
giá quan điểm của những người nào đó thì chỉ những người tự xây dựng được
quan điểm triết học cho mình mới thực hiện được yêu cầu kiểm tra. Người dạy
có thể bắt được người học nói theo điều mình muốn, nhưng không thể bắt được
người học tin theo quan điểm mình muốn; vì vậy, cần chú trọng kiểm tra điều
người học nghĩ, chứ không phải chỉ chú trọng kiểm tra điều người học nói.
Trong trường hợp quan điểm của người học không phù hợp với quan điểm của
người dạy thì người dạy cần xem lại tính thuyết phục trong bài giảng của mình
(quan điểm của mình có hợp lý không, nếu hợp lý thì sự truyền đạt có rõ ràng
và dễ hiểu không). Quan điểm triết học có thể là duy tâm hay duy vật, bất khả
tri hay khả tri, siêu hình hay biện chứng; trong đó, chỉ có quan điểm duy vật,
khả tri và biện chứng là đúng đắn. Nhưng, việc xác định một quan điểm cụ thể
nào đó có phải là duy vật, khả tri và biện chứng hay không lại có thể rất không
đơn giản. Ngay một số nhà triết học nổi tiếng thuộc trường phái duy vật, khả
tri, biện chứng cũng có quan điểm bị coi là không duy vật, không khả tri hay
không biện chứng. Vì vậy, sự không phù hợp quan điểm có thể có giữa người
học với người dạy (nhất là với những người dạy chưa có nhiều kinh nghiệm)
cũng là bình thường.
Về lôgíc của sự nhận thức thì quá trình học tập triết học của người học diễn ra
theo trình tự từ thấp đến cao, từ chưa có quan điểm triết học đến có quan điểm
triết học, từ có quan điểm triết học chưa đúng và chưa sâu sắc đến chỗ có quan
điểm triết học đúng hơn và sâu sắc hơn. Nhưng trên thực tế, quá trình học triết
học diễn ra phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, người học có thể lúc đầu theo quan
điểm của Platôn, sau đó lại theo quan điểm của Đêmôcrít, sau nữa lại theo
quan điểm của Platôn; hay là có thể lúc đầu theo quan điểm duy vật, sau đó
lại theo quan điểm duy tâm, sau nữa lại theo quan điểm duy vật. Học tập triết
học là quá trình tự nhận thức. Trong quá trình này, người dạy có vai trò là thúc
đẩy cho quá trình tự nhận thức của người học diễn ra nhanh hơn. Để làm được
việc đó, người dạy cũng phải có quan điểm triết học của mình, bởi nếu người
dạy không có quan điểm triết học của mình thì không thể thuyết phục được
người học tin theo một quan điểm triết học nào đó.
Trong triết học, có các quan điểm về nhân sinh (tức là nhân sinh quan). Việc
dạy các quan điểm triết học về nhân sinh phức tạp hơn so với việc dạy các
quan điểm triết học khác. Đó là vì người dạy không những cần có quan điểm
nhân sinh của mình, mà còn phải thể hiện quan điểm ấy bằng hành động thực
tế. Chẳng hạn, sống có hiếu với cha mẹ là một quan điểm về nhân sinh; để
thuyết phục người học tin theo quan điểm này thì người dạy không những phải
tin theo ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status