Du lịch An Giang - Tiềm năng và định hướng - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Du lịch An Giang - Tiềm năng và định hướng



Theo Đông Nam Nhất Thống Chí, An Giang xưa là vùng đất tầm Phong Long, đến
năm Đinh Sửu thứXIX (1757) đời ThếTông, Quốc Vương Chân Lạp đã dâng đất này,trải qua
quá trình khai phá và phát triển gần 300 năm với nhiều biến cốlịch sửthăng trầm của các thời
kỳdựng nước và giữnước. Với vịtrí quan trọng giáp với biên giới Tây Nam tổquốc và là một
vùng trù phú có núi, có đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên tập trung nhiều người
dân đến đây định cư.[5]
Sựtập trung làm ăn sinh sống của người dân và qua quá trình đấu tranh giữlàng, giữ
nước lâu dài đã tạo nên những nền văn hóa, những di tích mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Những di tích thểhiện truyền thống văn hóa lâu đời của người dân nơi đây và có giá trịgiáo
dục đối với thếhệcon cháu. Hiện nay, các di tích này được khai thác phục vụcho mục đích du
lịch, nhằm tăng thêm sựhiểu biết của bạn bè bốn phương vềmảnh đất này.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng – Thành Phố Long Xuyên).
Ngôi nhà được xây dựng năm 1887, do thân sinh của bác Tôn là cụ Tôn Văn Đề xây
dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m,
rộng hơn 150m2.
Năm 1984, Bộ Văn Hóa ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử tầm cở quốc gia
với nhiều công trình được xây dựng để tưởng nhớ Bác như đền thờ Bác Tôn được xây dựng
trong khuôn viên 1.600 m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nhà trưng bày cuộc đời và sự
nghiệp của Bác, nơi đây còn lưu giữ các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động
giúp ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, đến cù lao ông Hổ, du khách thưởng thức các lọai trái cây, món ăn đặc sản
và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm làng cá bè ven bờ
cù lao…. Nơi đây, quý khách sẽ tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam
Bộ.
™ Bia Thoại Sơn
Là một di tích lịch sử đã in đậm dấu ấn từ hai thế kỷ qua, do Thoại Ngọc Hầu xây
dựng từ năm 1822.
Năm 1817 Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh và chủ trương đào kênh dẫn tới
Rạch Giá, kênh dài hơn 30km, có vị trí quan trọng trong việc giao thông vận tải và phát triển
nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trong vùng. Ông được triều
đình khen ngợi và cho lấy tên Ông đặt tên cho con kênh là Thoại Hà.
Đánh dấu công trình trọng đại này, Thoại Ngọc Hầu đã soạn bài văn và cho khắc vào
bia đá. Năm 1922, Ông làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ Sơn Thần tại triền núi Sập.
Bia có chiều cao, ngang 1.2m, dày 2 tấc, mặt bia chạm đúng 629 chữ. Đến nay bia vẫn giữ
nguyên vị trí ban đầu, nét chữ hán trên mặt vẫn còn sắc nét. Đây là một trong ba công trình di
tích loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.
™ Chùa Hòa Thạnh
Là ngôi chùa cổ, còn gọi là cây Mít, tọa lạc tại ấp Tây Hưng, Xã Nhơn Hưng, huyện
Tịnh Biên.
Ngôi chùa có lịch sử lâu đời và là cơ sở quan trọng của cách mạng trong suốt thời kỳ
chống giặc giữ nước, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19.
Trong cuộc đời bôn ba để truyền bá tinh thần yêu nước, cụ phó bảng nguyễn Sinh Sắc
(thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh), đã dừng chân nơi đây từ 1921-1923 trước khi về chùa Giồng
Thành ở Tân Châu .
Hiện nay, ở hậu liêu chùa có bàn thờ và dáng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Theo nhân dân trong vùng, trước đây trong khuôn viên phía sau chùa có hầm chứa vũ khí, súng
đạn và làm nơi trú ẩn cho binh sĩ, lâu dần không sử dụng hầm đã hoang phế và bị bồi lấp. Tuy
nhiên vẫn còn vết tích lò đúc đạn của nhà sư Hoàng Lễ - một nhà sư yêu nước - vẫn còn trên
nền chùa.
Ngày 17/05/2003 chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật.
™ Chùa Giồng Thành ( Long Hưng Tự)
Vừa là ngôi chùa cổ xây dựng vào năm 1875, nhiều cảnh đẹp, vừa là nơi cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của chủ tịch Hồ chí Minh) đã sinh sống một thời trước khi về Cao
Lãnh. Ngoài ra nó từng là cơ sở của cách mạng và huyện ủy Tân Châu qua hai thời kỳ chống
Pháp và chống Mỹ cứu nước. Chùa nằm cách thị trấn Tân Châu 3km trên đường đi Phú Tân,
thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, An Giang.
Nền chùa trước đây là hào thành bảo vệ biên giới được xây từ thời Chúa Nguyễn cách
đây hơn 200 năm nên đặt tên là Giồng Thành. Hiện chùa còn giữ một hiện vật là giường ngủ
của cụ Nguyễn Sinh Sắc và đã xây dựng nhà trưng bày những di tích lịch sử trong đó có những
hình ảnh liên quan đến họat động cách mạng của Cụ và Bác Hồ.
Ngày 12/12/1986 chùa được Bộ Văn Hóa Và Thông Tin công nhận là di tích lịch sử.
™ Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
Là người có công trong việc khai hoang lập ấp ở Miền Nam nên đã có rất nhiều nơi lập
bàn thờ của ông. Nhưng Đình Châu Phú tọa lạc tại trung tâm thị xã Châu Đốc được xem là thờ
chính.
Đình Châu Phú là một ngôi đình lớn và đẹp với khuôn viên rộng cả ngàn mét vuông,
mái đình lợp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc gắn tượng Bát Tiên và Lưỡng Long Tranh Châu.
Bên trong đình có đỉnh đồng, hoành phi, liễn đối chạm trổ công phu, sắc sảo, thếp vàng óng ả,
nhiều dù lộng, chấn đỏ thêu rồng phụng sặc sỡ, đính kim tuyến lấp lánh. Tôn thêm vẽ tôn
nghiêm và nét đẹp cổ truyền. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ Văn Hóa công nhận.
™ Lăng Thoại Ngọc Hầu
Hình 2.4 :Lăng Thoại Ngọc Hầu
Nằm trong cụm di tích của núi Sam, nhưng Lăng Thoại Ngọc Hầu lại là một công trình
kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính. Lăng được xây dựng năm 1822, niên hiệu Minh Mạng thứ ba.
Toàn khu sơn Lăng là một kiến trúc hài hòa, duyên dáng: Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu
kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối; Khu chính giữa là lăng mộ và đền
thờ; Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân có áo mão cân đai của ông
đã được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng và đặc biệt có bức tượng bán thân của
Ông cao khoảng 2m; Mặt tiền sân rộng nổi bật với các long đỉnh, trong đó có bản sao của bia
Thọai Sơn, trước long đỉnh có khẩu súng Thần Công và bảng di tích xếp hạng. Bao bọc khu mộ
là bức tường dày cả mét và có 14 ngôi mộ chính thêm
Khoảng 50 ngôi mộ khác của những dân binh.
Ông Thoại Ngọc Hầu là một công thần nhà Nguyễn, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại
(1761- 1829) được tước phong Ngọc Hầu – Ông là người huyện Diên Phước (tỉnh Quảng Nam)
và là một danh nhân có công khai khẩn đất hoang, lập làng, mở giao thông, bảo vệ biên cương
tổ quốc nói chung và vùng đất An Giang nói riêng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích có nhiều ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
tiêu biểu của An Giang dưới thời Phong kiến còn lưu lại, được Nhà Nước công nhận. Nhân dân
và chính quyền địa phương đã trùng tu, tôn tạo và bảo quản phát huy tốt trong công tác giáo
dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
™ Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Hình 2.5: Miếu Bà Chúa Xứ - núi Sam
Tọa lạc ở khu danh thắng núi Sam, tại chân núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu
Đốc. Miếu được lập vào đầu thế kỉ XIV (khoảng 1820 – 1825 thời Minh Mạng). Khi ấy còn
làm tre lá đơn sơ, năm 1972 Miếu được xây lại, đến năm 1976 công trình mới hoàn thành quy
mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có 4 tầng mái cong lợp ngói ống, tráng men xanh.
Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật rất cao.
Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến
trúc truyền thống, dân tộc và hiện đại. Nghệ thuật chạm trổ rất tinh vi. Năm 1989 Miếu được
Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Sau Tết Nguyên Đán, du khách khắp nơi cả nước về đây dự lễ rất đông. Những năm
gần đây, chùa Bà thu hút hàng triệu du khách đến chiêm bái và tham quan khu danh thắng.
™ Chùa Tây An
Chùa thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status