Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 THPT - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 THPT



Máy vi tính giúp giáo viên và học sinh khai thác các nguồn thông tin, số liệu
địa lí cần thiết theo một chủ đề đã định trước. Các nguồn thông tin này có thể biểu
diễn dưới nhiều hình thức khác nhau như các văn bản, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu,
tranh ảnh, phim tư liệu Thông qua các nguồn thông tin trên, giáo viên có thể sử
dụng để trình bày và minh họa kiến thức sách giáo khoa hay hướng dẫn học sinh
cách khai thác để mở rộng kiến thức



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


điều hành mọi hoạt động các bộ phận của máy tính. Nhờ hệ điều hành này mà các
chương trình ứng dụng khác nhau mới chạy được. Nó tạo ra lệnh để con người có thể
trực tiếp làm việc với máy tính.
- Window có thể ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, cả lĩnh vực
giảng dạy. Với nhiều chức năng, Window có thể phục vụ cho dạy học như: soạn thảo
văn bản, tính toán, xây dựng biểu đồ, bản đồ, xử lí ảnh, âm thanh, phim video,… nhờ
vậy mà Window được khai thác để xây dựng các phần mềm dạy học nói chung và
phần mềm dạy học địa lí nói riêng.
4. Encarta Referency Library (Thư viện tham khảo điện tử của hãng Microsoft)
Encarta hay World Atlas là phần mềm chứa đựng một khối lượng lớn kiến
thức địa lí, lịch sử, văn hóa lớn của nhân loại…
Hệ thống bản đồ trên Encarta phong phú và có thể được phóng to, thu nhỏ dễ
dàng, có thể trải lên mặt phẳng hay bề mặt trong của quả địa cầu, có thể in ra giấy
rất thuận tiện. Phần thống kê nội dung của Encarta có nội dung cụ thể về dân số, thu
nhập, giáo dục, tuổi thọ, kinh tế, thương mại,…của các nước. Các thông tin này
thường xuyên được cập nhật từ các nguồn ngân hàng của thế giới (World Bank), Quỹ
dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA),…
5. Phần mềm PC Fact
PC Fact là phần mềm chứa đựng các bản đồ và tư liệu địa lí, giúp cho giáo viên
có thêm nhiều thông tin trong dạy học địa lí. Nội dung địa lí của phần mềm PC Fact
gồm có:
- Bản đồ hành chính thế giới, các châu lục, các khu vực lớn, bản đồ của 200
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới, các châu lục, các khu vực lớn, các quốc gia và
lãnh thổ trên thế giới.
- Bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất.
Trang 18
- Bản đồ kinh tế-xã hội.
- Các loại bản đồ trống.
- Các tháp tuổi, số liệu, biểu đồ về dân số, kinh tế của các nước và lãnh thổ
trên thế giới.
- Danh mục của gần 1000 địa danh trên thế giới về núi, sông, biển,…
- Sơ đồ vị trí của gần 4500 thành phố trên thế giới.
- Quốc kì, quốc ca của hầu hết các nước trên thế giới.
PC Fact được thiết kế gọn, dễ sử dụng. Với phần mềm này, giáo viên có thể
khai thác khá đầy đủ các tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới, phục vụ cho việc
soạn bài, dạy học trên lớp, soạn bài tập cho học sinh, in các bản đồ trống cho học
sinh làm bài thực hành…Tuy nhiên do chưa được Việt hóa, nên phần mềm này có
một số khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc sử dụng để dạy học.
6. Phần mềm MapInfor
MapInfor là phần mềm dành cho quản lí thông tin dữ liệu bản đồ. Trong dạy
học địa lí, phần mềm MapInfor cho phép phóng to, thu nhỏ bản đồ, lọc các đối tượng
địa lí trên bản đồ thành các nhóm, loại bỏ các đối tượng không cần thiết, giữ lại các
đối tượng chủ yếu sử dụng trong nội dung bài học, hay chồng xếp các lớp bản đồ để
tạo ra một bản đồ mới, thích hợp cho bài dạy học.
MapInfor còn có thể sử dụng trong việc sử dụng và trình bày các mô hình, biểu
đồ, ảnh…có thể kết hợp với các phần mềm tính toán trong trao đổi, lưu trữ, tính toán
số liệu thống kê địa lí (ví dụ phần mềm Excel)
Ngoài ra, MapInfor còn được sử dụng trong biên tập và trình bày bản đồ địa lí,
hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, biên tập tài liệu, trình bày lên lớp.
7. Phần mềm địa lí World Atlas
7.1. Đặc điểm của phần mềm World Atlas
World Atlas là một phần mềm địa lí có nhiều tư liệu cần thiết cho giáo viên
và học sinh trong dạy học địa lí. Chương trình dễ khai thác sử dụng, các lệnh đã được
thay thế bằng những biểu tượng đồ họa.
Phần mềm World Atlas gồm 2 đến 6 đĩa CD, Trong đó có 1 đĩa cài đặt, 1 đĩa
bản đồ và 4 đĩa tra cứu. Chương trình này chủ yếu sử dụng chuột để điều khiển.
Tuy nhiên chương trình này có nhược điểm là toàn bộ kênh chữ được trình
bày bằng tiếng Anh. Do đó, giáo viên muốn khai thác để phục vụ cho công tác giảng
dạy thì phải biên soạn lại một số nội dung sang Font chữ Việt Nam.
7.2. Nội dung của phần mềm World Atlas
Trang 19
Phần mềm World Atlas có nhiều nội dung thích hợp cho việc giảng dạy địa lí
kinh tế xã hội thế giới lớp 11 phổ thông. Với phần mềm này giáo viên có thể khai
thác đầy đủ các tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới để soạn bài và giảng dạy
trên lớp. Phần mềm địa lí World Atlas có 2 phần lớn là:
- Nội dung các bản đồ động
- Nội dung tư liệu: tư liệu thông tin, số liệu, tranh ảnh, phim video, âm thanh
+ Sự kiện – dữ liệu
+ Xã hội
+ Đất và khí hậu
+ Đơn vị hành chính
Ngoài ra còn nhiều tranh ảnh, phim và các số liệu thống kê khác.
8. Chương trình trình diễn Powerpoint
8.1. Ý nghĩa của việc sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài giảng
Powerpoint là một phần mềm được thiết kế nhằm tạo ra các trình diễn. Đối
với bộ môn địa lí, Powerpoint có thể tạo ra những trang trình bày (slide) thay thế cho
giáo án, cho trình bày bảng, trình diễn các mô hình trực quan hay các hiệu ứng về
âm thanh, hình ảnh khác.
8.2. Các thao tác, kĩ thuật cơ bản sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài dạy học
Hiện nay, có nhiều tài liệu trình bày về kĩ thuật sử dụng Powerpoint. Sau đây
xin giới thiệu các thao tác và kĩ thuật cơ bản sử dụng PowerPoint trong thiết kế bài
dạy học. (Theo Ths. Nguyễn Văn Tuấn. Chuyên đề “Ứng dụng Powerpoint trong thiết
kế bài học địa lí THPT”)
- Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo file mới
+ Khởi động chương trình Powerpoint: chọn Start/Program/Microsoft
Powerpoint, hay có thể nhấp trên thanh biểu tượng Office bar hay trên màn hình
Windows.
Trang 20
+ Định dạng trang trình diễn: Một slide được chia làm 3 vùng ứng dụng với 3
phần: phần tiêu đề, phần thân và phần ghi chú. Việc định dạng được tiến hành bằng cách:
chọn lệnh View/Muaster. Hộp thoại Muaster Slide View sẽ xuất hiện. Phần tiêu đề nằm ở
khung To Edit Muaster Title Slide. Định dạng chung cho tất cả các tiêu đề của slide bao
gồm kiểu chữ, khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung tiêu đề. Phần ghi chú nằm ở khung
Footer Area dùng để đưa nội dung phần cuối trang vào các slide, tức là chọn khung Footer
Area, chọn kiểu chữ, cỡ chữ ở hộp thoại font trên thanh formatting, sau đó nhập nội dung
cần thiết.
+ Lưu file mới: Chọn File/Save (Ctrl+S), hay nhấp vào biểu tượng save
trên thanh công cụ.
- Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng slide
+ Trước tiên cần dự kiến số slide và nội dung cụ thể cho từng slide. Có rất
nhiều cách khác nhau để nhập nội dung văn bản vào các slide. Cách thuận tiện có
được từ thanh Menu Drawing cuối màn hình, nhấp trỏ chuột vào ô cuối màn hình. Sau
đó vẽ vào màn hình, nhấp chuột phải vào trong ô, chọn Add text để nhập văn bản.
+ Hiệu chỉnh định dạng kí tự: vào Format/Font, xuất hiện hộp thoại font.
Trong hộp thoại font có các mục chọn sau: font (cách tạo font chữ), font style (dạng
chữ), size (cỡ chữ), color (màu chữ), underline (gạch dưới), shadow (tạo bóng mờ),
emboss (tạo chữ nổi), superscript (chữ ở chỉ số trên), underscript (chữ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status