Hệ thông tin địa lý và khả năng ứng dụng vào khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam: hiện trạng và các thách thức - pdf 16

Download miễn phí Hệ thông tin địa lý và khả năng ứng dụng vào khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam: hiện trạng và các thách thức



Mới đây, chúng tôi có cộng tác với một nhóm các
trường đại học của Canada thực hiện một dự án mang
tên ChATSEA (Challenges of Agrarian Transition in
South East Asia- Các thách thức biến đổi nông nghiệp
ở Đông Nam Á). Có nhiều giáo sư nổi tiếng của các
trường đại học tham gia dự án, song không một vị nào
dùng bản đồ! Trên thực tế, họ đã thực hiện rất nhiều
công trình nghiên cứu tầm cỡ có giá trị rất lớn về mặt
học thuật. Họ tiến hành điều tra trên thực địa rất công
phu và đóng góp nhiều trong việc tin học hóa các
công trình nghiên cứu của mình, nhưng lại không hề
thấy có bóng dáng của bản đồ trong các nghiên cứu
của họ. Tôi chưa tổng kết về việc sử dụng bản đồ trong
làng xã hội nhân văn ở Việt Nam vì chưa có cơ hội.
Nhưng dịp này tôi sẽ tìm hiểu. Song tôi có cảm giác ở
Việt Nam các nhà xã hội học dùng bản đồ nhiều hơn
so với các nước phương Tây, đặc biệt là so với Bắc Mĩ,
Canađa. Ngược lại, chúng tôi, những người làm về hệ
thống thông tin địa lý thường hiểu rất vụng về hay đặt
ra những câu hỏi ngây ngô về các vấn đề xã hội. Đây
là một điểm mà hai bên không gặp được nhau. Một
bên thì coi thường không gian, một bên lại không hiểu
các khía cạnh về chuyên đề.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ước
đó, v.v… Mặc dầu vậy, quan niệm về quy mô không
gian lại khác nhau. Điểm khác thứ nhất là những người
làm khoa học vật lý hay địa lý tự nhiên thường chú
trọng tới cấu hình vật lý của vấn đề, còn trong giới
khoa học xã hội thì lại không phải như vậy. tui lấy ví
dụ là ban nãy tui có nói chuyện về HIV với một chị học
viên. Rõ ràng, ta không thể khoanh vùng HIV ở trong
quận Đống Đa là nơi chị ấy làm tư vấn cho dự án, bởi
vì nguồn gốc của HIV có thể từ trên Sơn La, từ biên giới
Lào, có thể từ Hải Phòng, Quảng Ninh, và cũng có thể
95Hệ thống thông tin địa lý
từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong địa lý tự nhiên, khái
niệm về không gian sẽ chỉ tính riêng mỗi quận Đống
Đa. Đây là một sai lầm! Điểm khác thứ hai là trong địa
lý tự nhiên, người ta hay dùng từ tỉ lệ để chỉ khái niệm
không gian. Trong tiếng Pháp, tỉ lệ trong địa lý tự nhiên
được gọi là échelle và trong tiếng Anh là scale. Khi
dịch sang tiếng Việt, từ échelle và từ scale lẽ ra phải
dịch là tỉ lệ và quy mô. Trong tiếng Pháp, thực chất từ
échelle được hiểu theo cả hai nghĩa là tỉ lệ và quy mô,
còn trong tiếng Việt chúng ta thường chỉ dịch là tỉ lệ và
đôi khi chúng ta ngộ nhận, đặc biệt là trong địa lý tự
nhiên. Khi nói đến tỉ lệ của vấn đề, ta thường nói vấn
đề đó có bao nhiêu chi tiết. Khi nói tỉ lệ trong địa lý tự
nhiên, người ta hay đo bằng thước. Đó là sự khác nhau
về khái niệm.
Qua những kiến thức đọc trong tài liệu, tui cố gắng
hiểu rằng bên địa lý nhân văn và xã hội nhân văn có
rất nhiều quá trình mà như tui nói là nó vượt quá tầm
mà kết cấu có tính chất vật lý về không gian theo
như bên địa lý tự nhiên người ta hiểu, vượt ra quy mô
không gian đó. Việc này thể hiện rõ tính độc đáo của
nhận thức. Ví dụ, tui đang ngồi ở đây, song tui lại xét
quan hệ của tui với anh Stéphane cách đây 15 năm
tại một phòng nghiên cứu đặt ở Láng Thượng. Có
nghĩa là ở đây không gian và thời gian đã vượt ra
khỏi khung cảnh mà chúng ta đang nói chuyện. Đây
là một điểm rất đáng khích lệ trong các nghiên cứu
và nó sát với thực tế hơn là cách hiểu về không gian
của các nhà địa lý tự nhiên. Trong địa lý nhân văn,
khái niệm tỉ lệ lại được hiểu khác, nên ở đây tui cũng
xin dùng từ khác, đó là từ quy mô, chỉ về tầm cỡ của
quá trình (ampleur). Trong tiếng Pháp, thực chất từ
échelle cũng đã bao gồm cả nghĩa quy mô của quá
trình, và đây là điều mà bên địa lý tự nhiên người ta
không làm.
Thêm một vấn đề nữa là khái niệm về không gian,
tính chất không gian của các quá trình xã hội chính
là yếu tố tác động rất mạnh đến quan hệ này. tui lấy
ví dụ về vấn đề xuất khẩu lao động ở Malaysia mà tui
vừa trao đổi với chị Lê Thu Hương là nghiên cứu sinh
ở Đại học Genève. Chị có đưa ra nhận xét là thời kỳ
đầu, những người lao động Việt Nam xuất khẩu đầu
tiên sang Malaysia là người gốc Hưng Yên, Thái Bình.
Nhưng bây giờ người ở Hưng Yên, Thái Bình đi xuất
khẩu lao động sang Malaysia đều chọn công việc tốt
hơn theo định nghĩa của họ, có nghĩa là việc dễ làm
và được trả nhiều tiền hơn ở những thành phố lớn.
Còn những công việc nặng nhọc mà người xuất khẩu
lao động nhận được ở Malaysia lại dành cho người
ở Nghệ An ở tận vùng sâu vùng xa. Như vậy khoảng
cách địa lý từ Hưng Yên đến Hà Nội ngắn hơn so với
từ Nghệ An ra Hà Nội đã khiến hình thành hai nhóm
hành vi khác nhau khi người ta quyết định sẽ làm gì
khi đi xuất khẩu lao động sang Malaysia. Qua đó,
chúng ta thấy rõ một điều là khía cạnh không gian
trong khoa học xã hội này tác động rất lớn đến các
mối quan hệ.
Song rất may mắn cho chúng ta là cả hai nhóm làm
về vật lý, về xã hội nhân văn, về địa lý tự nhiên và địa
lý nhân văn khi nói chuyện đều phải dùng tới đơn vị
không gian. Và đơn vị không gian mà chúng ta hay
nói đến và buộc phải nói đến chính là các đơn vị hành
chính. Mà đây là cơ hội để chúng ta đưa các phương
pháp định lượng và phương pháp phân tích không gian
vào trong các phân tích của xã hội nhân văn. Chúng
ta thử xem báo cáo mà nhóm nghiên cứu của các anh
François, Jean Pierre, và chị Mireille đã trình bày ngày
hôm qua và có nói về việc thay đổi của Việt Nam trước
tác động khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Chúng ta cũng có thể nói là việc Việt Nam gia
nhập WTO khiến cho quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc thay đổi ra sao. Hàng nghìn cuộc
phỏng vấn ấy được thực hiện trên khắp các tỉnh thành
Việt Nam. Và như vậy ta sẽ phải nói đến quy mô cấp
tỉnh. Còn nếu chúng ta nghiên cứu việc Việt Nam gia
nhập WTO tác động đến vấn đề đổi công như thế nào
tại xã anh Olivier Tessier nghiên cứu, thì chúng ta buộc
phải nhìn vào vấn đề ở từng thôn bản.
Và trong những ngày tới, nếu ai tham gia lớp học ở trên
Tam Đảo về phân tích không gian, thì các bạn sẽ thấy
tất cả số liệu chúng tui đưa ra đều phải gắn với các xã.
Và nhân đây tui cũng xin giải đáp luôn một câu hỏi có
rất nhiều người thắc mắc: sau khi đã hoàn thành điều
tra nông hộ thì sẽ đưa kết quả lên bản đồ như thế nào?
Câu trả lời là: chúng ta sẽ chỉ số hóa tất cả các kết quả
nghiên cứu của chúng ta. Và phương pháp chỉ số hóa
thế nào tui sẽ xin trình bày ở phần sau. Vấn đề là chúng
ta phải chỉ số hóa tất cả các nghiên cứu chúng ta đã
thực hiện và gắn chúng với đơn vị không gian, và nhờ
đó chúng ta sẽ xem xét được các quan hệ xã hội nó diễn
ra thế nào trong không gian, chứ không phải là chúng
ta mô tả một cách tường minh. Với phương pháp này và
trong công nghệ này chúng ta bắt buộc phải số hóa tất
cả các mối quan hệ đó. Chúng ta biết hiện nay trên thế
giới có ba cách có thể số hóa : định danh, định hạng
và bằng số. Định danh có nghĩa là nói: đây là A, đây là
B, đây là C. Còn định hạng thì nói việc này tốt, việc này
trung bình, việc này kém. Còn bằng số thì nói đây là số
10, kia là số 29, đây là số 30. Nếu khi làm công việc này
mà chúng ta gắn nó với đơn vị không gian thì chúng ta
sẽ thấy bài toán của các nhà xã hội học là khả thi và giải
được. Như vậy là đi đến đây, chúng ta thấy cũng sắp gỡ
được vật cản giữa hai cách tiệm cận định lượng và định
tính của hai cộng đồng làm khoa học.
Một điểm nữa tui muốn nói ở đây là cả bên xã hội nhân
văn và bên địa lý tự nhiên cũng như bên tính toán đều
phải dùng tư duy đa tỉ lệ. Khi thực hiện phép so sánh,
bạn luôn luôn phải vượt ra khỏi không gian mà bạn bị
đóng khung về mặt vật lý để tìm hiểu xem đối tượng
bạn muốn nghiên cứu có quan hệ gì với đối tượng
nằm ngoài lãnh thổ đó không. Việc nghiên cứu đa tỉ lệ
là một trong những điểm mạnh của công nghệ thông
tin. Có hẳn một ngành nghiên cứu chuyên ngành mà
thuật toán trong nghiên cứu gọi là đa tỉ lệ. Các anh thấy
96 Khóa học Tam Đảo 2008
trong văn liệu có những từ là down-scaling, up-scaling
thì đó chính là tư duy đa t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status