Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp



Nghềnuôi trồng và khai thác thủy sản ởAn Giang đã có từrất lâu đời. Vào
khoảng thập niên 60 của thếkỷtrước, khi nghềkhai thác đạt qui mô và sản lượng
cao, cho được lượng tôm cá dồi dào thì bên cạnh đó nghềnuôi thủy sản tiến triển
song hành đểcung cấp lượng thủy sản hàng hoá quanh năm. Theo thời gian thì ngành
thủy sản ngày càng được củng cốvà phát triển góp phần quan trọng vào việc đảm bảo
1996 2000 2005
an ninh thực phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng nhất là lượng prôtêin từcá rất tốt cho cơ
thểcon người, giúp ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tếtrong tỉnh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

làm thức ăn cho cá, đó chính là lợi ích
qua lại của mô hình lúa - thủy sản.
Trước đây đối tượng thủy sản nuôi chân ruộng chủ yếu là cá mè vinh, cá mè
trắng, cá rô phi, cá rô, cá lóc, cá chép,… nhưng từ năm 2000 trở đi đối tượng nuôi
chủ yếu là tôm càng xanh vì lợi nhuận hơn rất nhiều so với nuôi cá. Vì vậy, mặc dù từ
năm 1995 đến năm 2005 diện tích nuôi thủy sản chân ruộng có tăng khoảng 4,5 lần
nhưng diện tích nuôi cá chân ruộng giảm, còn diện tích nuôi tôm càng xanh thì tăng
lên.
Bảng 2.6. Diện tích nuôi thủy sản theo mô hình nuôi chân ruộng
Diện tích (ha)
Năm
Nuôi cá Nuôi tôm
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
255,08
129,70
62,25
50,10
45,60
17,29
52,56
-
-
199,26
276,17
329,80
472,51
-
Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang.
Như vậy nuôi tôm chân ruộng phát triển từ năm 2000 đến nay và diện tích
nuôi lại tăng nhanh. Về khu vực nuôi tôm chân ruộng chủ yếu tập trung ở huyện
Thoại Sơn và một số vùng thuộc huyện Châu Thành và Châu Phú.
+ Nuôi đăng quầng ven sông: đây là loại hình nuôi mới áp dụng ở An Giang
từ năm 2000 đến nay và đang có xu hướng gia tăng nhanh về diện tích. Bởi ưu điểm
của mô hình này là chi phí đầu tư thấp, chất lượng cá tốt gần tương đương cá nuôi bè,
sản lượng cao hơn nuôi cá ao, lợi nhuận cao. Song nhược điểm là gây ô nhiễm môi
trường (đặc biệt là vào mùa khô), rất khó phòng trị bệnh khi có dịch bệnh xảy ra, làm
phù sa bồi lắng lòng sông, gây cản trở luồng lạch giao thông, làm giảm tài nguyên
nước. Đối tượng nuôi chính là cá tra, tôm càng xanh. Khu vực phân bố chủ yếu là
đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng - Long Xuyên; Hòa Bình - Chợ Mới, nhờ địa
hình sông thoai thoải, độ sâu cạn do phù sa bồi lắng.
* Diện tích nuôi theo đối tượng
Từ năm 1996 - 1998 đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá lóc bông, cá hú, cá
he, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống
tượng, cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường. Trong giai đoạn này đối
tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá he được nuôi bằng
lồng bè. Các đối tượng còn lại được nuôi bằng ao và được tiêu thụ nội địa.
Từ năm 1999 - 2003 đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá
hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc,
cá rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè,
cá hường. Trong giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá
lóc bông, cá he, cá rô phi, các đối tượng này được nuôi bằng lồng bè. Xu hướng nuôi
cá basa xuất khẩu trong giai đoạn này giảm rất mạnh do thời gian nuôi lâu (khoảng
12 - 18 tháng), giá bán chênh lệch so với cá tra không nhiều đôi khi bằng hay thấp
hơn. Các loại cá còn lại được nuôi bằng ao, chân ruộng, đăng ven và được tiêu thụ
trong nước.
Cá tra ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm ưu thế vượt trội và là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh An Giang, do thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, vòng
quay vốn nhanh, được người dân chấp nhận nuôi cao. Đây cũng là một lợi thế trong
xuất khẩu, nhưng cũng quá phụ thuộc vào một đối tượng nuôi khi gặp khủng hoảng.
Như vậy có 2 loại đối tượng thủy sản đặc trưng được nuôi ở An Giang trong
thời gian qua, đó là cá và tôm. Diện tích nuôi được thể hiện như sau:
Bảng 2.7. Diện tích NTTS theo đối tượng
Năm Tổng DT (ha) %DT nuôi cá %DT nuôi tôm %DT ương nuôi cá giống
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1.373,08
1.252,21
1.252,11
1.787,77
1.560,90
1.896,29
1.835,81
100
96,6
78,6
81,9
72
64,2
61,2
-
0,7
18,8
15,8
23,7
29,5
32,0
-
2,7
2,6
2,3
4,3
6,3
6,8
Nguồn: Sở NN & PTNT An Giang.
Qua đó cho thấy, trong tổng số diện tích nuôi, cá luôn chiếm tỉ trọng cao hơn
so với tôm. Tuy nhiên, năm 2005 so với năm 2000 thì diện tích nuôi tôm ngày càng
tăng lên, còn diện tích nuôi cá thì lại giảm.
* Diện tích nuôi phân theo địa phương
Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thủy văn và tập quán sản xuất, nhìn
chung ở các địa phương trong toàn tỉnh có sự phát triển khác nhau và không đồng
đều. Trước tiên, đó là sự thay đổi về diện tích mặt nước, nếu như năm 1995 Chợ Mới,
Châu Thành là những huyện đứng đầu về diện tích mặt nước NTTS, thì sang năm
2005 Thoại Sơn và Châu Phú chiếm vị trí ấy, vì đây là 2 địa phương phát triển rất
mạnh hình thức nuôi chân ruộng.
Cũng trong giai đoạn này, có 5 huyện tăng về diện tích nuôi như Châu Đốc,
Phú Tân, Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn thì 6 huyện còn lại giảm. Cùng là những
huyện miền núi nên Tịnh Biên và Tri Tôn có diện tích NTTS thấp nhất, tuy nhiên qua
nhiều năm thì hướng phát triển của từng địa phương cũng khác nhau.
Bảng 2.8. Diện tích mặt nước NTTS phân theo huyện
Năm 1995 Năm 2005
Đơn vị ha % ha %
Tỉ lệ năm 2005
so với năm
1995 (%)
Tổng số
Long Xuyên
Châu Đốc
An Phú
Tân Châu
Phú Tân
Châu Phú
Tịnh Biên
Tri Tôn
Châu Thành
Chợ Mới
Thoại Sơn
1.373,08
139,38
11,49
53,85
124,35
56,86
125,35
92,34
21,59
289,59
291,20
167,08
100
10,2
0,8
3,9
9,1
4,1
9,1
6,7
1,6
21,1
21,2
12,2
1.835,81
123,63
53,83
40,37
90,26
217,58
332,29
23,59
35,77
124,40
188,65
605,44
100
6,7
2,9
2,2
4,9
11,9
18,1
1,3
1,9
6,8
10,3
33,0
133,70
88,69
468,49
74,96
72,58
382,65
265,08
25,54
165,67
42,95
64,78
362,36
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
2.3.2. Sản lượng thủy sản
Do điều kiện tự nhiên, khí hậu và môi trường có tiềm năng lớn và đa dạng cho
phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng bè và nuôi tôm, các phụ phế phẩm từ chế
biến lương thực, cá tạp, cua, ốc,… có thể tận dụng chế biến thành thức ăn nuôi thủy
sản. Cho nên diện tích NTTS đã tăng lên nhanh chóng như đã phân tích ở trên, vì vậy
có tác động tích cực đến sản lượng thủy sản.
Bảng 2.9. Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch (Đơn vị: tấn)
Năm Tổng SL Cá Tôm Thủy sản khác
1995
2000
2005
103.635
171.424
232.139
86.095
148.663
217.947
178
91
745
17.362
22.670
13.447
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
Từ 1995 đến 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản là
8,3%/năm, trong đó sản lượng cá chiếm ưu thế hơn sản lượng tôm, trung bình sản
lượng cá chiếm trên 80% tổng sản lượng thủy sản, nhưng sản lượng tôm thì tăng
nhanh hơn cá, trung bình tôm tăng khoảng 4,2 lần, cá chỉ tăng 2,5 lần.
* Sản lượng nuôi trồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Cá tra Cá basa Cá lóc Cá và thủy sản khác
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi
Nguồn: Cục thống kê An Giang.
- Về mặt cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi thì chủ yếu là cá tra, cá basa, ngoài ra còn
có các loại cá khác như cá lóc, tôm, thủy sản khác.
Qua biểu đồ cho thấy cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi cá tra chiếm ưu thế nhất,
chiếm từ 74% (năm 2004) trở lên, trong khi đó cá basa là loài thủy sản đặc trưng của
An Giang mà sản lượng sản xuất càng ít dần và chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn từ 5%
trở xuống. Nguyên nhân l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status