Các vấn đề về quốc tịch - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Các vấn đề về quốc tịch



Tước quốc tịch là việc mất quốc tịch của một cá nhân trên cơ sở quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, theo các điều kiện mà
pháp luật quốc tịch của Việt Nam quy định. Do đó, việc tước quốc tịch không
phụ thộc vào ý chí của người bị tước quốc tịch mà do ý chí của nhà nước tước
quốc tịch. Việc mà, một nhà nước tước quốc tịch của một cá nhân nào đó là trên
cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quyền con người
Việc tước quốc tịch Việt Nam của một cá nhân nào đó được coi là biện
pháp chế tài nghiêm khắc về mặt hành chính áp dụng đối với trường hợp công
dân đó có hành động gây phương hại đếnnền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hay đến uy tín của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nhưng không phải công dân Việt Nam nào có hành động như trên đều
bị tước quốc tịch mà chỉ một số trường hợp được luật quy định. Theo Điều 25
luật quốc tịch Việt Nam 1998 và Điều 18 của NĐ104/1998 NĐ-CP ngày
31/12/1998 của chính phủ quy định có hai trường hợp có thể bị tước quốc tịch
Việt Nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc tịch cũ của mình.
Trở lại quốc tịch cũng là một hình thức hưởng quốc tịch phụ thuộc vào ý
chí người xin trở lại quốc tịch. Bên cạnh đó, hình thức hưởng quốc tịch này cũng
phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Nhưng ở một khía cạnh nào đó ta thấy phụ
thuộc vào ý chí của nhà nước nhiều hơn. Bởi vì, không phải trường hợp nào xin
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 19
trở lại quốc tịch cũng được chấp nhận dù là ý chí của cá nhân đó rất muốn được
trở lại quốc tịch cũ.
Trở lại quốc tịch Việt Nam là việc một người trước đó đã từng có quốc
tịch Việt Nam nhưng đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam về quốc tịch (do được thôi, bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập
quốc tịch Việt Nam, bị mất quốc tịch theo điều ước quốc tế và một số trường
hợp khác) nay xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam đều
có thể trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 21 luật quốc tịch Việt Nam 1998
quy định: Người đã mất quốc tịch Việt Nam có thể trở lại quốc tịch Việt Nam
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người xin hồi hương về Việt Nam: Luật không quy định bắt buộc người
đó hồi hương rồi mới trở lại quốc tịch Việt Nam mà chỉ cần nộp đơn hồi hương
cho cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Viêt Nam ở nước ngoài để thực hiện nguyện
vọng hồi hương
- Người có vợ, chồng, con, cha hay mẹ là công dân Việt Nam: Luật
không quy định những người này là cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi, con đẻ hay con
nuôi và không quy định họ phải thường trú ở đâu trong nước hay ngoài nước vào
thời điểm xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Do đó, về nguyên tắc chúng ta có thể
hiểu bao gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi, không phụ thuộc
vào nơi cư trú trong nước hay ngoài nước. Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi thì phải là quan hệ nuôi con nuôi được đăng ký trước cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Việt Nam, hay được cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam công nhận.
- Người có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam. Có nghĩa là, những người này đã có cống hiến trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận bằng
cách cấp huy chương, hay các giấy tờ xác nhận đối với người này.
- Việc trở lại quốc tịch của người đó có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt
Nam. Có nghĩa là, trong trường hợp việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của cá
nhân làm phương hại đến lợi ích quốc gia Việt Nam thì người xin trở lại quốc
tịch không được chấp nhận cho trở lại quốc tịch.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên Việt Nam trước đây
và phải ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch; nếu muốn thay đổi thì phải có lý
do.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 20
Việc quy định các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam như trên là
nhằm đảm bảo rằng nhưng người thực sự có đầy đủ các điều kiện về vật chất,
tinh thần, chính trị để khi trở lại sinh sống tại Việt Nam và có khả năng mang lại
những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam và không ai có
thể lợi dụng việc mang quốc tịch Việt Nam để làm phương hại đến lợi ích của
nhà nước Việt Nam. Đây là một chế định thể hiện rất rõ tính chất chủ quyền
quốc gia trong các quy định về quốc tịch
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được thành lập thành 04 bộ( có công
chứng) mỗi bộ bao gồm:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam: Đối với cá nhân (mẫu TP/QT-1999-
B.1a); đối với gia đình (mẫu TP/QT-1999-B. 1b).
- Bản khai lý lịch (mẫu TP/QT-1999-B.2).
- Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
mà đương sự là công dân hay thường trú cấp..
- Giấy tờ hay tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt
Nam.
Ngoài ra còn phải nộp một trong các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận của các cơ quan thay mặt ngoại giao, lãnh sự quán Việt
Nam hay Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự nộp đơn
xin hồi hương.
- Giấy tờ tài liệu chứng minh đương sự có, vợ, chồng, con, cha, mẹ là công
dân Việt Nam.
- Giấy tờ chứng minh về việc Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ tặng
thưởng huân, huy chương, danh hiệu cao quý hay xác nhận đương sự có công
lao đặc biệt đóng góp cho Nhà nước Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ có lợi
cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nhà
nước Việt Nam.
Thời gian giải quyết: thời gian 60 ngày.
Lệ phí : 2.000.000 VNĐ/01 trường hợp ( trừ trường hợp được miễn).
2.1.4 Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế
Đây là cách hưởng quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân mà
phụ thuộc vào ý chí của chính phủ hai nước, hay theo sự thống nhất giữa các
quốc gia với nhau. Theo đó, một bộ phận dân cư của quốc gia khác sẽ chuyển
cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý thông qua các hiệp
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 21
định biên giới với các nước láng giềng. Hay những cá nhân khi rơi vào trường
hợp quy định trong điều ước quốc tế sẽ có quốc tịch Việt Nam một cách đương
nhiên.
Phù hợp với Điều 30 của luật quốc tịch Việt Nam quy định quốc tịch của
con nuôi chưa thành niên, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa Pháp thì trẻ em là công dân
Pháp được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam.
Đây là hình thức mang quốc tịch đương nhiên của công dân Pháp theo Hiệp định
giữa Pháp và Việt Nam ký kết công dân Pháp sẽ mang quốc tịch Việt Nam khi
được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi nhưng việc nhận nuôi con nuôi này
phải được hợp pháp (được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam hay Pháp). Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau:
Đối với người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
phải lớn hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện
thực tế đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; không phải là người
bị hạn chế một số quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên hay bị kết án mà
chưa được xóa án tích .
Đối với người được nhận làm con nuôi phải từ 15 tuổi trở xuống nếu trên
15 tuổi làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
Việc nhận con nuôi phải được tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp luật
Việt Nam quy định nếu như việc nhận con nuôi này thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam và không...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status