Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÂN QUYỀN MẠNH CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
1.1.2. Khái niệm chế độ quản lý nhà nước về đất đai
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.1.4. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
1.2. Một số vấn đề lý luận về việc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai
1.2.1. Khái quát về phân cấp - phân quyền trong quản lý hành chính nhà nước
1.2.2. Cơ sở lý luận của việc xác lập mối quan hệ quyền lực nhà nước giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương
1.2.3. Phân quyền trong quản lý nhà nước về đất đai
Chương II: VẤN ĐỀ PHÂN QUYỀN MẠNH CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1. Sự phân quyền trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.2. Sự phân quyền trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
2.2.1. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Chính phủ
2.2.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.2.3. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
2.2.4. Thẩm quyền cho thuê đất của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
2.3. Sự phân quyền trong hoạt động thu hồi đất
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ai nhưng phân cấp rõ chức năng quản lý đất đai mang tính vi mô cho các địa phương. Điều này tạo cho chính quyền địa phương tính chủ động sáng tạo, ứng phó với những biến động về đất đai và kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý. Ví dụ: ở thành phố Hà Nội nơi có mật độ dân cư đông, tập trung nhiều khu công nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang sử dụng vào mục đích khác ngày càng gia tăng. Vì vậy,Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phải nắm việc giao đất nông nghiệp, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác.
Một ví dụ khác cho thấy được lợi ích của việc phân cấp mạnh thẩm quyền giao đất cho Uỷ ban nhân dân các địa phương. Dự án đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh nào thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đó có thẩm quyền giao đất và chịu trách nhiệm thực hiện việc giải toả, bồi thường, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Kết qủa thực hiện cho thấy, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua đã tích cực, chủ động thực hiện việc giao đất khẩn trương tiến hành việc giải toả, bồi thường thiệt hại dứt điểm cho dân và nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công theo đúng tiến độ. kế hoạch đề ra, tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và tiền của cho nhà nước cũng như cho người dân.
Mặt khác, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương đảm bảo được sự quản lý vĩ mô của cấp Trung ương. Bởi lẽ, một trong các nguyên tắc hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc phân quyền mạnh cho các cấp chính quyền địa phương không có nghĩa là các cơ quan Trung ương buông lỏng công tác quản lý tập trung thống nhất hay quan liêu xa rời cơ sở. Trái lại. dựa trên nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất mà phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Trung ương và các cơ quan địa phương. Các cơ quan Trung ương không làm thay các cơ quan địa phương. Qua đó, sẽ giúp các cơ quan quản lý ở Trung ương giành thời gian cho công tác chỉ đạo, điều hành mang tầm vĩ mô.
Hơn nữa, phân quyền mạnh về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho các cấp chính quyền địa phươg sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan này. Chính quyền địa phương là cấp gần dân, trực tiếp giải quyết mọi yêu cầu của dân trong lĩnh vực đất đai. Đây cũng là cơ quan trực tiếp lắng nghe mọi ý kiến, nguyện vọng và đề xuất của nhân dân về chế độ, chính sách, pháp luật đất đai của nhà nước. Phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai góp phần vào công cuộc cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai vì nếu chính quyền địa phương có đủ thẩm quyền thì họ sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh tại cơ sở. Người dân sẽ không phải mất nhiều thời gian đi “gõ cửa” các cơ quan cấp trên yêu cầu giải quyết.
Tóm lại, việc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương góp phần đưa lại những hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phân quyền cho chính quyền địa phương trong quản lý đất đai phải dựa trên sự bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, không có sự tách rời, sự “ly khai” trong quản lý của các cơ quan địa phương với Trung ương mà sự hoạt động của chính quyền địa phương phải luôn luôn đặt dưới sự quản lý, điều hành thống nhất của Trung ương. Phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương tức là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương giúp các cơ quan này chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta./.
Chương II
Vấn đề phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.1 Sự phân quyền trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian cho phù hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì trên cơ sở khoa học và thực tế bảo đảm cho việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.
Kế hoạch đất đai là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Cho nên quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn với kế hoạch đất đai. Nó đảm bảo cho việc sử dụng đất đai hợp lí, tiết kiệm, tạo điều kiện để Nhà nước theo dõi, giám sát quá trình sử dụng đất.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch đất đai ở chỗ quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan Nhà nước, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời đảm bảo cho các quy hoạch, kế hoạch đó có hiệu lực pháp luật trong thực tế.
Nhằm đảm bảo cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được xác lập và thực hiện thống nhất trong cả nước, luật đất đai 1993 đã đề cập một cơ chế trong việc lập, phê chuẩn và xét duyệt quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất (Điều 18, luật đất đai 1993 quy định về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai). Tuy nhiên, quy định này mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa đề cập cụ thể việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Chính phủ và Quốc hội trong từng thời kỳ, chưa gắn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với kế hoạch sử dụng đất đai. Luật sửa đổi bổ sung 2001 ra đời quy định cụ thể hơn về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Quốc hội và Chính phủ. Mặc dù vậy, nó vẫn không đề cập cụ thể thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực này mà chỉ xác định rất khái quát là: “Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp”.Điều này không tạo điều kiện cho Uỷ ban nhân dân các cấp chủ động trong việc quy hoạch đất đai nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Khắc phục những bất cập trên, Điều 25 Luật đất đai 2003 đề cập đến việc lập quy hoạch, kế hoạch quy định:
1. Chính phủ tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4.
4. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status