Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam



Việc dịch thơ Đường không chỉ bó hẹp trong phạm vi những dịch giả vừa kể trên, tuy nhiên, việc lựa chọn bản dịch của các tác giả đó để giới thiệu trong chương trình học là một sự cân nhắc kĩ lưỡng. 24 tác phẩm với 12 dịch giả. Chúng ta thấy nổi lên những gương mặt tiêu biểu: Tương Như (dịch 7/24 bài), Tản Đà (dịch 6/21 bài), Khương Hữu Dụng (dịch 5/21 bài). Ngoài ra là các tác giả khác. Điều đó chứng tỏ chất lượng các bản dịch của các tác giả trên đáng tin cậy. Không những đảm bảo được tương đối về yêu cầu tín, đạt, nhã mà còn có giá trị nghệ thuật.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đại, đặc biệt với một đỉnh cao thơ ca cổ điển như Đường thi. Baì khái quát có thể được trình bày thành một phần văn bản riêng để HS có một tri thức khá đầy đủ để vận dụng vào đó mà phân tích, lí giải vấn đề trong tác phẩm.
Những năm 90 của thế kỉ XX, bài khái quát được viết riêng khá dài: 6 trang (Năm 1993: Văn học 10, tập hai, ban KHTN và Ban KHTN - KT), thậm chí 10 trang giấy in khổ 14,5 x 20,5 ( Năm 1997: Văn học 10, tập hai, Ban KHXH) và được giáo viên giảng thành một phần riêng.
Bộ SGK thí điểm và Bộ SGK mới(cơ bản và nâng cao) đã có sự thay đổi: chuyển các tri thức công cụ ấy sang phần Tri thức đọc hiểu. Phần này sẽ không giảng trên lớp mà để HS tham khảo trong quá trình học bài, cho GV vận dụng trong quá trình giảng bài trên lớp. Cách làm này nhằm hạn chế thời gian giảng những kiến thức quá chung chung, không hiệu quả. Thay vào đó, dùng tri thức để hiểu văn bản tác phẩm là một việc làm đáp ứng quan điểm dạy học tích cực: HS chủ động, sáng tạo tìm ra nôi dung theo gợi ý của SGK và GV.
Cách trình bày dịch giả và xuất xứ bản dịch:
Những bộ SGK in trước năm 2000: Hầu hết không có bộ sách nào trọn vẹn 100% đều in dịch giả và xuất xứ trong bài.
Bộ SGK in sau năm 2000: In rõ dịch giả, xuất xứ bản dịch ở tất cả các bài.
Về kênh hình:
Đối với những bộ sách xuất bản trước năm 2000, không có tranh ảnh minh hoạ cho nội dung bài học (Riêng quyển văn học 10, tập 2, năm 1990 có tranh, nhưng là một bức tranh không gắn liền với đối tượng tác giả, tác phẩm Đường thi được chọn giảng); chỉ bắt đầu sang những bộ sách biên soạn và xuất bản sau năm 2000 với tên gọi mới - Ngữ văn - và in trên một khổ giấy mới, đều có những bức tranh minh hoạ đi kèm (Ngữ văn 7: Tranh vẽ minh học nội dung tác phẩm; Ngữ văn 10: các tác phảm hội hhoạ về chân dunng những tác giả: Lí Bạch, Đỗ Phủ). Văn thơ cổ Trung Quốc càng ngày càng khó hiểu đối với các em nên ngoài kênh chữ, việc giới thiệu các bức tranh về tác giả, tác phẩm hay nguồn gốc cổ xưa của văn bản có tác dụng tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp cận tác phẩm.Sự thay đổi này là một kết quả rất đáng ghi nhận.
Về trình tự giới thiệu các tác giả: cơ bản tuân theo đúng thời điểm sống của các tác giả, xếp theo. vai trò của các tác giả đối với Đường thi: Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Vương Xương Linh, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Ở cấp THCS học Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương, Trương Kế. Lên THPT, tiếp tục giảng thêm thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, giảng Bạch Cư Dị, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên.
Về trình tự giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn phổ thông bám sát nguyên tắc: Dễ trước, khó sau; từ đơn giản đến phức tạp. Hầu hết các tác phẩm giới thiệu ở cấp 2 có nội dung tư tưởng dễ hiểu, không phức tạp ở khía cạnh nghệ thuật. Nhưng lên cấp 3, những tác phẩm đưa vào chương trình đều là tác phẩm được đánh giá cao về phương diện hình thức nghệ thuật. Với những kiến thức văn học sử và lí luận văn học được trang bị lúc này HS mới có công cụ cảm thụ ý nghĩa tác phẩm. Cách lựa chọn này thể hiện tính khoa học và sư phạm của những ngưòi biên soạn nội dung Đường thi.
1.4.3. Nội dung Đường thi được đưa vào chương trình SGK phổ thông:
Qua việc khảo sát nội dung SGK từ lớp 6 đến lớp 12 trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến nay (năm 2007), chúng tui nhận thấy: Đường thi được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông rất sớm. Sớm ở đây hiểu theo nghĩa: Trong quá trình giáo dục học sinh, trước năm 2001, trong chương trình môn văn cấp THCS, Đường thi được chọn dạy ở khối lớp 9; trong chương trình THPT, được chọn dạy ở lớp 10. Sau khi thực hiện chương trình thay sách đối với cấp THCS, có một sự thay đổi: Đường thi được chọn dạy ở lớp 7; còn ở cấp THPT, Đường thi vẫn giữ lại chương trình lớp 10 nhưng có sự thay đổi đáng kể về các tác phẩm giảng dạy.
Như vậy, mặc dù đây là một nền văn học đồ sộ và có ảnh hưởng lớn tới văn chương dân tộc nhưng việc trích giảng trong nhà trường chỉ dừng ở mức độ vừa phải. Xét tương quan trong mối quan hệ với các nền văn học nước ngoài khác thì số lượng tác phẩm Đường thi chiếm tỉ lệ khá cao. Ngay việc bố trí thời lượng như thế đã phần nào cho thấy sự đánh giá cao tầm quan trọng của nội dung này.
1.4.3.1. Thống kê tác phẩm Đường thi được chọn
* Bảng thống kê tác phẩm Đường thi được chọn vào giảng dạy ở trường phổ thông
STT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Tần số xuất hiện
1
Đăng cao
Đỗ Phủ
6
2.
Điểu minh giản
Vương Duy
4
3
Giang bạn độc bộ tầm hoa
Đỗ Phủ
1
4
Hành lộ nan
Lí Bạch
4
5
Hoàng Hạc lâu
Thôi Hiệu
14
6
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Lí Bạch
12
7
Hồi hương ngẫu thư
Hạ Tri Chương
1
8
Khuê oán
Vương Xương Linh
5
9
Mao ốc vị thu phong sở phá ca
Đỗ Phủ
3
10
Phong Kiều dạ bạc
Trương Kế
1
11
Tảo phát Bạch Đế thành
Lí Bạch
6
12
Thạch Hào lại
Đỗ Phủ
2
13
Thái liên khúc
Lí Bạch
2
14
Thu hứng
Đỗ Phủ
11
15
Thu Phố ca
Lí Bạch
1
16
Tì bà hành
Bạch Cư Dị
11
17
Tĩnh dạ tứ
Lí Bạch
3
18
Tuyệt cú (chùm thơ 4 bài)
Đỗ Phủ
1
19
Tuyệt cú (chùm thơ 6 bài)
Đỗ Phủ
1
20
Vọng Lư Sơn bộc bố
Lí Bạch
3
21
Xuân hiểu
Mạnh Hạo Nhiên
2
22
Xuân vọng
Đỗ Phủ
2
23.
Đôi én rời nhau (song yến li)
Lí Bạch
1
24.
Năm sắp hết
Đỗ Phủ
1
Nhận xét:
Qua mỗi lần thay sách theo chương trình cải cách của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc biên soạn lại nội dung Đường thi luôn có sự tinh lọc từ các chuyên gia về thể loại này. Nhìn chung, chúng ta thấy có những tác phẩm vẫn được giữ nguyên để giảng dạy, phản ánh qua tần số xuất hiện của các tác phẩm này rất cao: Hoàng Hạc lâu (11 lần), Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (9 lần), Thu hứng, Tì bà hành (8 lần), Đăng cao (6 lần). Điều đó chứng tỏ giá trị và sự phù hợp của nội dung tác phẩm với học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta thấy có xuất hiện trong chương trình mới một số tác phẩm khác: Phong Kiều dạ bạc, Hồi hương ngẫu thư (Lớp 7, SGK thí điểm biên soạn theo chương trình thay sách được Bộ GD - ĐT ban hành tại Quyết định 2434/QĐ?BGD và ĐT - THPT); Khuê oán, Xuân hiểu, Xuân vọng (Ngữ văn lớp 10, tập hai, biên soạn theo chương trình thí điểm THPT được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 47/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo).
* Bảng thống kê số lượng tác phẩm trong một cuốn sách theo từng thời điểm:
Năm
Tác phẩm
Tác giả
1989
8 (lớp 9)
Lí Bạch (5), Đỗ Phủ (3)
1990
5 (lớp 10)
Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (1), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1)
1993
7 (lớp 10)
Đỗ Phủ (3), Lí Bạch (2), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu(1)
1995
10 (lớp 9)
Đỗ Phủ (5), Lí Bạch (5)
6 (lớp 10)
Đỗ Phủ (2), Lí Bạch (2), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1)
1997
7 (lớp 10)
Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (3), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1)
2000
6 (lớp 10)
Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (2), Bạch Cư Dị (1), Thôi Hiệu (1)
2001
5 (lớp 7)
Lí Bạch (2), Đỗ Phủ (1), Hạ Tri Chương (1), Trương Kế (1)
2003 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status