Ca dao và lịch sử - pdf 16

Download miễn phí Ca dao và lịch sử



Trong xã hội Việt Nam ngày trước, có hạng sĩphu, ởlẫn trong
dân chúng, thường nhận định vềcác hoạt động của giới cầm quyền
đương thời và đềxuất những câu sấm đểtuyên truyền cho một phe
phái nào đó. Câu sấm được truyền trong dân gian bằng cách dạy
cho trẻcon hát khi nô đùa ởcác nơi công cọng. Chẳng hạn câu sấm
sau đây, dưới hình thức ca dao, được truyền là của các cựu thần
nhà Mạc tổchức chống Trịnh làm ra đểliên lạc với các đồng chí
tìm đến cơsở ởmạn Bắc :



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Ca Dao và Lịch Sử
Phương Nghi
Ca dao, tục ngữ là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiều
thời đại, từ thời xưa và đến cả thời nay. Ca dao, tục ngữ phản ảnh
tâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, không
chỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô. Tuy là ngôn ngữ
dân gian, nhưng ca dao, tục ngữ không phải là tiếng nói bình
thường mà là ngôn ngữ có vần điệu, ngắn gọn và vì ngắn gọn, có
vần điệu nên dễ phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Từ trước, người ta thường có quan niệm rằng ca dao, tục ngữ là
văn chương bình dân, phát xuất từ nông thôn, thật sự ca dao tục
ngữ là tiếng nói của nhiều tầng lớp dân chúng, và có lẽ phần lớn
tác giả là những kẻ sĩ, cư ngụ ở khắp nơi, từ thành thị đến nông
thôn.
Ca dao, tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều
mặt sinh hoạt của quần chúng Việt Nam, nhất là về mặt tình cảm,
nên trong ca dao rất phong phú khúc hát trữ tình. Ngoài ra, đặc biệt
ca dao, tục ngữ còn biểu lộ những nhận định của dân chúng đối với
những hành vi tốt, xấu của con người trong xã hội khi giao tiếp với
nhau, hay bình luận, phê phán giới lãnh đạo trong chính quyền
hiện tại, hay trong quá khứ, tức là những nhân vật lịch sử và các
biến cố liên quan đến vận mệnh dân tộc và đất nước.
Trường hợp này, ca dao, tục ngữ có thể xem là một hình thức
ngôn luận của quần chúng ở thời đại xưa, khi xã hội chưa phát
triển, chưa có điều kiện phổ biến dư luận của người dân như là báo
chí hay các hình thức thông tin trong thời đại mới, mặc dù từ
trước đã có thư tịch nhưng chỉ là để chuyển tải văn chương, sử
liệu, mô phạm (thánh mô hiền phạm) v...v...
Bài viết này chỉ đề cập đến phần ca dao, tục ngữ có liên hệ với
các vấn đề lịch sử Việt Nam.
Nho giáo từ Trung Quốc truyền sang đất Việt, qua giới nho sĩ, từ
trước thường có quan niệm trọng nam khinh nữ (nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô). Nhưng đối với người dân Việt thì không có
quan niệm kỳ thị đó, nhất là đối với hạng anh thư nữ kiệt.
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng
Rõ ràng câu ca dao này đã ca ngợi công đức chống ngoại xâm
của Triệu Nữ Vương (tức là Triệu Thị Trinh - mà sử Tàu miệt thị
gọi là Triệu Ẩu : Bà vú Triệu). Sau cuộc nổi dậy chống Tô Định
của Hai Bà Trưng bị thất bại, Bà Triệu noi gương anh dũng đó đã
phất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Ngô. Khi Bà đánh giặc, mặc
áo giáp vàng cỡi voi xông vào quân địch như vào chỗ không
người, xưng danh hiệu là Nhụy Kiều tướng quân.
Sau một thời gian dài bị lệ thuộc Trung Hoa, Việt Nam giành
được độc lập và Ngô Quyền thiết lập một vương triều tự chủ, sau
hơn 10 thế kỷ chịu nhục của người dân dưới ách đô hộ. Nhưng
cuối đời nhà Ngô, vì thế lực suy yếu, nên đã có 12 sứ quân nổi dậy,
đánh lẫn nhau, làm cho dân tình khổ sở. Các sứ quân đó, trong hơn
20 năm, vẫn xưng hùng xưng bá, không ai chịu phục ai. Kết cuộc,
họ phải khuất phục dưới tay Vạn Thắng Vương Đnh Bộ Lĩnh, tức
Đinh Tiên Hoàng sáng lập ra vương triều nhà Đinh. Phán xét sự
tranh giành quyền lực của các sứ quân và cuộc chiến thắng của
Đinh Bộ Lĩnh, dân gian đã tóm gọn trong câu ca dao :
Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
Thật vậy, ở đời muôn sự của chung, nhưng của chung đó không
phải là ai cũng có thể chiếm hữu dễ dàng. Phải có tài năng hay
mưu lược quyền biến.
Ngôi vua cuối cùng của nhà Lý thuộc về Lý Chiêu Hoàng, tức là
Chiêu Thánh công chúa, con vua Lý Huệ Tôn, mới lên 7 tuổi.
Quyền hành lúc đó ở trong tay Trần Thủ Độ. Và Thủ Độ đã làm
chủ hôn cho cháu là Trần Cảnh lấy Chiêu Hoàng, để chuyển vương
quyền qua nhà Trần. Quần chúng có lòng lưu luyến nhà Lý đã tỏ
lòng công phẫn và mỉa mai trong câu ca truyền khẩu :
Trống chùa ai đánh thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng
Dưới đời vua Trần Anh Tông, vì lý do chính trị, đã gả em gái là
Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2
châu Ô, Lý (tức Địa Lý và Bố Chính), sau đổi tên là Thuận Châu
và Hóa Châu. Người Việt vẫn có tinh thần kỳ thị chủng tộc, cho
người Chiêm là giống man di, lên tiếng phản đối việc làm này của
triều đình nhà Trần
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Quần chúng còn tiếc thương cho thân phận một vị công chúa, lá
ngọc cành vàng, phải lấy chồng man rợ ở phương xa, qua ca khúc
Nam Bình , vẫn lưu truyền ở cố đô Huế : "Nước non ngàn dặm ra
đi...".
Về sau, Chế Mân chết, vua Trần sai Trần Khắc Chung sang
Chiêm tìm cách đưa Huyền Trân về nước để khỏi bị hỏa thiêu theo
chồng (theo tục lệ Chiêm). Dư luận quần chúng có vẻ khắc nghiệt
khi nghi ngờ về tình cảm của Trần Khắc Chung đối với công chúa
Huyền Trân trên chặng đường thủy dài ngày đưa công chúa về
nước. Người ta xót xa thân phận Huyền Trân, một lần nữa, qua tay
Trần Khắc Chung.
Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đem vò nước đục lại vần lửa rơm
Nhưng đó chỉ là chuyện đồn đại trong dân gian, không có bằng
chứng gì xác thực.
Khi Lê Lợi dấy binh chống Minh, khởi đầu ở vùng Thanh Hóa,
sau chiếm lĩnh Nghệ An để mở rộng khu vực chiến đấu, nhân dân
đã phấn khởi ca ngợi vùng đất tự do ấy và cổ võ cuộc di dân vào
vùng này :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô
Các biến cố lịch sử ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân chúng,
nhất là loạn lạc. Chiến tranh gây cảnh điêu tàn, chết chóc, nhà tan
cửa nát. Nhân dân chỉ biết kêu trời, bày tỏ nỗi oán thán :
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
-- Em về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Ấy là thảm cảnh của người dân phải thi hành nghĩa vụ tòng quân
dưới thời Nam Bắc Triều, xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc.
Cao Bằng là căn cứ địa trọng yếu của nhà Mạc. Người lính trong
câu ca dao trên thuộc hàng ngũ quân Trịnh, được lệnh lên đường
đánh quân Mạc, vỗ về vợ con trong buổi chia ly.
Từ khi Trịnh Tùng diệt được nhà Mạc, dù với danh nghĩa phù
Lê, nhưng tập trung mọi quyền hành vào tay mình rồi xưng Chúa,
vua Lê chỉ còn giữ hư vị.
Trong lúc họ Trịnh xưng chúa ở miền Bắc, thì Nguyễn Hoàng
được Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hóa từ trước, gây dần thế
lực, đến lúc vững mạnh cũng xưng chúa ở miền Nam. Rồi đôi bên
gây nên cuộc Nam Bắc phân tranh, kéo dài đến non nửa thế kỷ. Họ
đánh nhau liên miên, xây thành đắp lũy kiên cố, hiểm trở để phòng
chống nhau, nên có câu tục ngữ :
Hiểm nhất lũy Thầy
Thứ nhì đồng lầy Võ Xá
Lũy Thầy tức là lũy Trường Dục, do Đào Duy Từ chỉ huy xây
cất. Nhờ lũy này, quân Nguyễn mới chống cự được lâu dài với
quân Trịnh, phải lặn lội đường xa, vất vả nên ở thế bất lợi trong
việc tiến quân đánh Nguyễn. Cuộc nội chiến Nam Bắc giữa hai
nhà Trịnh - Nguyễn kéo dài, nhưng hai phe cũng liên tục kế truyền
nghiệp Chúa. Và cũng vì chiến t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status