Tìm hiều di tích đình Triều Khúc - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiều di tích đình Triều Khúc



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1. Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Lịch sử làng Triều Khúc
1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.
1.1.4. Truyền thống văn hoá
1.1.5. Truyền thống cách mạng
1.2 - Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đình Triều Khúc
1.2.1. Vị thần được thờ
1.2.2. Đình Triều Khúc qua các thời kỳ lịch sử
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH TRIỀU KHÚC
2.1. Gía trị kiến trúc - nghệ thuật Đình Triêu Khúc
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng
2.1.1.1. Cảnh quan môi trường
2.1.1.2. Bố cục mặt bằng
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc
2.1.3. Hệ thống di vật ở đình Triều Khúc
2.2. Lễ hội Đình Triều Khúc
2.2.1. Phần Lễ
2.2.2. Phần Hội
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH
3.1. Hệ thống các văn bản pháp lý về bảo tồn di tích
3.1.1. Văn bản quốc tế
3.1.2. Văn bản Việt Nam
3.2. Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật
3.3. Phát huy tác dụng
KẾT LUẬN
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uật chủ yếu là của thời Nguyễn.
Bên trong đình, chính giữa gian lớn nhất có bức hoành phi đề “Thánh cung vạn tuế” trong bốn khung riêng biệt. Viền khung là một đường diềm kết bởi văn xoắn dưới các dạng khác nhau. Bao xung quanh khung trên đỉnh hoành phi là một đôi rồng lớn chầu mặt trời, đi sau là phượng. Rồng được làm đầu rời hẳn ra với những đao đuôi nheo lớn, hai đao mắt bay về phía trước như râu cá trê, mũi sư tử dữ dằn, trán lạc đà, mắt quỷ. Thân rồng ba khúc, hai chân trước bành ra hai bên, bám lấy thành của bức hoành phi. Hai chân sau, một chân bám mây phía trước, một chân đạp ra phía sau, đuôi rồng xoắn lại. Phượng làm đầu quá to so với thân, cánh hợp bởi những lông lớn riêng biệt. Phượng đang trong tư thế múa. Dải hai bên hoành phi chạm rồng chạy xuống, ngóc đầu lên chầu vào theo kiểu chạm tròn. Dưới rồng là một cành sen thân uốn lượn, trên có hai hoa đang nở, một lá sen úp trở thành mai Rùa, đầu Rùa ngóc lên cuốn thuỷ, từ đó chạy vào giữa chân đế của hoành phi là một đường diềm kiểu chân quỳ dạ cá. Y môn trái làm đơn giản bao quanh một bức hoành phi. Phía trên là những ô được chạm nổi hình phượng, bát bửu, mặt trời. Hai bên là long mã, phía dưới là rồng chầu mặt hổ phù. Phía trong là y môn chạm trúc hoá long chầu vào bông hoa cúc được cách điệu thành mặt trời. Hình thức chạm khá đẹp. Ở hai góc cũng là hoa lá, đó là trúc hoá phượng, mai hoá lân, phía dưới là cánh sen hóa rùa. Đây là một mảng chạm thủng khá đẹp và sáng tạo, với phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Phía dưới bức hoành phi ở cửa ngăn cách với hậu cung bao gồm những xà, những mảng chạm, những đao mác thuộc nghệ thuật thế kỉ thứ XVII. Ở hai cửa bên phía trên đỉnh của võng cũng có những rồng, đao của thế kỷ thứ XVII (đao mác nổi lên chủ yếu ở đầu mũi, nhiều đao mác nhỏ). Rất tiếc ngôi đình không còn nhiều mảng chạm thế kỉ XVII nhưng một phần dấu vết mảng chạm trên đã giúp cho ta khẳng định ngôi đình có từ lâu đời, ít nhất là từ thế kỉ thứ XVII.
2.1.2.5. Hậu Cung.
Hậu cung của ngôi đình mang tính chất sâu lắng nhất, đó là nơi thờ tự chính của ngôi đình nó thể hiện tính chất thâm nghiêm nhất trong tổng thể kiến trúc của di tích.
Hậu cung của đình Triều Khúc gồm ba gian dọc được làm nối liền với gian giữa đại đình thành kiểu kết cấu hình chữ đinh (). Bộ khung mái hậu cung được làm đơn giản kiểu kèo cầu xà nách. Nghệ thuật chạm khắc trang trí chủ yếu là bào trơn kẻ soi. Hậu cung đình được làm kín đáo, phía trước mở các cửa gỗ, phía trong bài trí bàn thờ, đồ thờ tự và là nơi đặt long ngai bài vị thành hoàng của làng .
Bộ cửa của gian hậu cung làm kiểu bức bàn có 5 ô: 2 ô lớn và 3 ô nhỏ. Mỗi cánh cửa của 3 ô nhỏ đều chạm vân xoắn, trung tâm là một hoa cúc mãn khai cách điệu. Ô lớn được trổ thủng kiểu hàn thư, hai con rồng chạm thủng trong tư thế ngóc đầu lên, đuôi xoắn, ở dưới có bốn khung thể hiện bốn cây tứ quý. Đi từ trái sang ô thứ nhất là Cúc - Trúc, ô thứ hai là Tùng – Mai, ô thứ ba là Cúc – Trúc. Nhìn chung bố cục cân đối chắc chắn, đường nét uyển chuyển mềm mại gần gũi với tự nhiên nhưng ý nghĩa tâm linh vẫn được đẩy lên khá cao, trong đó cúc là biểu tượng của dương khí, sức mạnh, trí tuệ. Trúc là biểu hiện của quân tử, ngay thẳng, những chí nhân. Trong cách chạm trổ người nghệ nhân đã chú ý dến những nét khúc khuỷu và tạo được sự gợi cảm khá cao.
Bức y môn của toà hậu cung cũng chạm thủng và chia ô. Ô giữa là cuốn thư và hoa cúc. Người ta nhận thấy rằng có một đầu rồng chui vào chính giữa cuốn thư rồi ngóc lên khiến cho hệ thống hoa cúc này đã hoá thân thành rồng. Hai ô bên chạm thủng hình lân, đường ngăn chia của ba ô là những trụ lửng. Đầu trụ lửng là những lãng quả với những quả thiêng như: na, phật thủ, đào…. trong ý nghĩa cầu hạnh phúc. Đường diềm của bức y môn cũng chạm thủng hoa cúc dây, phía dưới của nó cũng là những lãng quả.
2.1.3. Hệ thống di vật ở đình Triều Khúc
Tồn tại cho đến nay, ngoài các công trình kiến trúc nghệ thuật, đình Triều Khúc còn lưu giữ được một khối lượng di vật đồ sộ với nhiều thể loại, chất liệu khác nhau. Các di vật này mang giá trị lịch sử văn hoá cao, đây còn là nguồn tư liệu quí cho việc tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần của một làng quê truyền thống .
2.1.3.1. Các di vật bằng gỗ:
- Ngai thờ (trong hậu cung)
Hai đầu tay ngai chạm rồng, sáu cột đỡ tay ngai kiểu con tiện có rồng cuốn, phần thân ngai chạm thủng đề tài: Đôi rồng chầu mặt trời, phía trên và phía dưới có hai đường diềm cánh sen, cuốn thư. Bốn chân quỳ chạm đầu rồng, các lèo ở chân chạm nổi mặt hổ phù. Toàn bộ ngai phủ sơn son thiếp vàng .Ngai có niên đại thế kỉ XIX
Bức thánh vị đặt trên ngai cũng bằng gỗ chạm trổ, trang trí các đề tài rồng chầu mặt nguyệt, cánh sen hoa lá. Gỗ phủ sơn son thiếp vàng. Bức thánh vị mang phong cách nghệ thuật trang trí của thế kỉ XIX.
Kích thước: Cao: 105 cm, rộng ngang tay ngai: 66 cm.
- Sập thờ:
Qua gian thờ chính là một nơi khác, tại hàng cột phía sau giáp với hậu cung. Ở gian này có một bục bằng gạch, chiều cao của bục cách nền là 60 cm. Trên bục này có một cái sập gỗ cũ, sập kiểu chân quỳ, các chân cột được tạo kiểu đầu rồng. Kích thước của sập là 180 x 140 cm, chiều cao: 40 cm. Sập có niên đại thế kỷ XX.
- Nhang án (ở toà phương đình)
Nhang án mặt vuông, có lan can bao quanh mặt được chạm thủng đề tài rồng, miệng phun nước. Thân nhang án thắt eo, trang trí đề tài tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Bốn chân cao, chạm nổi đề tài mặt hổ phù, bốn góc phía trên của chân chạm mặt hổ phù ngậm lá. Nhang án có niên đại thế kỷ XX.
Kích thước: Cao: 150 cm; Dài: 130 cm; Rộng: 130 cm.
-Kiệu rước:
Hiện nay trong đình còn lưu giữ được ba cỗ kiệu lớn được chạm khắc công phu với đề tài chủ yếu là rồng, mây. Kiệu được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Kiệu phần trên có long đình vuông, bốn mặt trang trí trổ thủng với đề tài: Phượng, rồng, lân, hoa chanh bốn cánh, hoa văn nền gấm chữ vạn. Đỉnh chóp có bông sen, bốn gờ mái chạm rồng. Phần các mặt có các diềm trang trí cành trúc và cánh sen. Phần đế kiệu bốn góc có gắn lan can chạm thủng đường triện. Vai và các đường nối chân chạm hồi văn chữ “nhân”, phượng, hoa chanh, đôi rồng chầu mặt nguyệt và các đường triện móc. Kiệu có hai đòn khiêng, đầu đòn được chạm rồng, kiệu phủ sơn son thiếp vàng. Phong cách chạm khắc, trang trí thuộc thế kỉ thứ XIX.
Kích thước của kiệu: Cao: 230 cm; Dài: 113 cm ; Rộng: 113 cm; Tay đòn dài: 267 cm.
-Hoành phi câu đối:
Ở trong đình Triều Khúc có 18 bức hoành phi, trong đó có bốn bức được khảm trai ghi “Công tham tạo hoá”- Nghĩa là công ngang trời đất. Và 32 câu đối bằng gỗ. Trong đó có 5 đôi câu đối lòng máng được khảm trai, nội dung ngợi ca công đức của Phùng Hưng.
Chúng tui xin phiên âm dịch nghĩa một số hoành phi và câu đối tiêu biểu ở đình Triều Khúc theo thứ tự:
+ Đôi câu đối viết phía trước hai cột to ở gian giữa toà Đại Đình:
Phiên âm : Trừ hung thảo nghịch cương tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status