Phố Hiến - Một đô thị sầm uất - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phố Hiến - Một đô thị sầm uất



Dù đã là "thị" có thương nhân và thợ thủ công chuyên nghiệp, nhưng dân Phố hiến vẫn giữ tín ngưỡng như dân các vùng cửa sông, cửa biển, thờ Quan Âm Nam Hải và Thánh Mẫu họ Dương (nhà Tống). Ngoài sân đền, ba cây đa - xanh - si cùng chung một gốc toả tán lớn che kín sân càng tôn thêm vẻ u tịch của đền. Sự hoà quyện giưa thiên nhiên và giá trị lịch sử văn hoá trong một không gian thiêng liêngđêm lại cảm quan của cái đẹp và cái thiện là nét nổi bật trong toàn bộ phong cảnh kiến trúc - mỹ thuật mà các di tích ở Phố Hiến còn giữ lại được đến ngày nay. Đó thực sự là một kho báu vô giá cần được gìn gữ và bảo tồn nguyên trạng trong quá trình trùng tu sắp tới. Văn Miếu tỉnh Hưng Yên là nơi thể hiện tập trung nhất văn hiến xứ Sơn Nam Hạ. Năm 1939, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Văn Miếu trên nền cũ của chùa Xích Đằng. Tam quan cao sừng sững lợp ngói ống, cổng chính được xây hai tầng, tám mái, uy nghiêm. Chúng tôi bị thu hút ngay từ đầu bởi đôi nghê dá chầu hai bên cổng và hai hàng cây gạo có lẽ đã 200 năm tuổi, thân mốc trắng. Tám tấm bia đá trong nhà bia ghi tên 214 vị thi đỗ đại khoa (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) của tỉnh Hưng Yên, trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Đào Công Soạn, Lê Hữu Trác, Chu Mạnh trinh . đi trên Phố Hiến, chúng tôi thật sự vui mừng thấy phố cổ - cảng thị thứ nhì ở Đàng Ngoài đang hồi sinh sau hai thế kỷ chìm trong giấc ngủ quá dài. Chiều sâu văn hoá của đất Đằng Châu - Hiến Nam xưa, từ Phạm Bạch Hổ đến Đinh - Lý - Trần - Lê hiẻn hiện trên các di tích trường tồn qua mưa nắng, bình lửa đã và đang toả rạng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xã Hưng Yên ngày nay. Vùng này vốn là lãnh địa của sứ quân Phạm Phòng Ất (Phạm Bạch Hổ), đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công Uẩn.
Thế kỷ 18, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương (hàm ý những Hoa kiều tị nạn thờ Dương Quý Phi). Vùng này về sau bao gồm các xã Mậu Dương, Lương Điền và Phương Cái. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn.
Có nhiều khả năng Phố Hiến xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 15. Khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã chia nước thành 12 đạo Thừa tuyên. ở mỗi Thừa tuyên có lập một ty Hiến sát sứ trong coi việc kiểm sát trong đó có việc kiểm sát các thuyền bè đi lại trên sông. Người dân đã lấy tên Phố Hiến để đặt cho khu phố chợ trước đây mà nay có thêm lị sở của ty Hiến sát sứ đặt ở đấy.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả nước, một trung tâm chính trị – kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nấp các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sứ quán triều Nguyễn có chép: “Cung cũ Hiến Nam ửo địa phận xã Nhân Dục, huyện Kim Động là lị sở trấn Sơn Nam đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ở đây, gọi là Vạn lai triều, phong vật phồn vinh, nhà ngói như bát úp”.
Địa điểm Hiến ty Sơn Nam chủ yếu đặt ở địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay. Nhưng trong lịch sử, so chính sách của từng triều vua và do sự chuyển dòng của sông Hồng, địa điểm này có thể đã thay đổi nhiều lần từ bên này sang bên kia sông. Tấm bia dựng năm 1625 ở chùa Hiến (tên chữ là “Thiên ứng tự”) cho biết trấn lị Sơn Nam đóng ở Hoa Dương và đã di chuyển đi chỗ khác. Đặc biệt, theo tấm bia dựng năm 1682 do Vũ Công Đạo soạn và được tìm thấy ở thôn Tường Lân, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), thì năm 1644, chúa Trịnh Tráng đã lệnh cho dân thôn Tường Lân được miễn lao dịch vì đã phục vụ cho Trấn thủ Sơn Nam. Sau đó, trong 40 năm lịch sử đã nhiều lần chuyển đi nơi khác. Tới năm 1679, Hiến sát sứ Sơn Nam lúc đó là Phan Tự Cường lại cho dựng lị sở mới ở thôn Tường Lân. Tấm bia mô tả: “Chánh đường xây ở giữa hai bên bờ có nhà cửa của quan quân. Dân chúng tụ tập đến giúp đỡ, thợ thuyền đua khoé … tường xây bao bọc xung quanh lị sở lộng lẫy, hành lang rộng …”.
Cùng với Hiến ty, các triều đình phong kiến có đặt ra những trạm tuần ty, kiểm soát thuyền bè, có thể ở cả hai bên bờ sông. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì trạm Lãnh Trì ở sát Phố Hiến về phía bắc thuộc huyện Kim Động (tả ngạn sông Hồng). Nhưng theo sách Các tống trấn xã danh bị lãm lại thuộc huyện Phú Xuyên (hữu ngạn sông Hồng) có hai cửa phụ: một ở Đằng Châu (thị xã Hưng Yên); một ở Lạc Tràng (Kim Bảng, Hà Nam ngày nay). Trên bản đồ dòng chảy sông Đàng Ngoài từ Hà Nội ra đến biển do một nhà hàng hải Anh vẽ vào thế kỷ 17, ngoài địa điểm Phố Hiến ở bên tả ngạn được ghi là “Thành phố ở đó người Anh có một thương điếm”, thì cũng đánh dấu một địa điểm tụ cư hay một lị sở đáng chú ý ở phía đối diện ở bên kia (hữu ngạn) sông Hồng.
II. Đặc điểm diện mạo Phố Hiến thế kỷ XVII - XVIII.
Quy mô:
Ngoài sự tồn tại của một lị sở trấn thủ Sơn Nam như một hạt nhân chính trị, một ty Hiến sát sứ Sơn Nam đóng vai trò một trạm hải quan tiền cảng, Phố Hiến trong lịch sử chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh).
a, Bến cảng sông:
Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị Hà chảy sát Phố Hiến. Đoạn sông này sau bị cát bồi lấp, đến nay đã ở cách thị xã Hưng Yên khoảng 2 km. Sự thuận tiện của Phố Hiến là ở chỗ đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội cảu những đoạn sông từ biển Đông vào tới Kinh thành Thăng Long như tuyến Sông Đàng Ngoài, nhiều tuyến sông khác.
Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để là thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Các thuyền mành Trung Quốc, Xiêm La và châu Á khác thường đi thẳng từ biển Đông qua các cửa sông tới Phố Hiến rồi ngược lên Thăng Long. Các tàu buôn phương Tây có trọng tải nặng hơn thường bỏ neo tại một địa điểm cách biển không xa được gọi là Domea (Đò Mè) rồi dùng thuyền nhỏ và vừa chuyển lên Phố Hiến. Tuy nhiên, cũng có khi các tàu phương Tây lên tận Phố Hiến, thậm chí Thăng Long – Kẻ Chợ. Năm 1637, khi thương nhân Hà Lan Karel Hartsinck tới Phố Hiến đã gặp nhiều tàu thuyền Bồ Đào Nha đi lại trên sông, chở đầy tơ sống. Năm 1644, thuyền trưởng Anthonio Van Brouckhorst, người Hà Lan, đã cho tàu của mình lên tận Kẻ Chợ. Hay, năm 1672, tàu Zant của Công ty Đông ấn Anh đã đi suốt dọc sông Đàng Ngoài. Nhật ký của Công ty Đông ấn Anh cũng đã ghi lại trong hơn 10 năm (1672 – 1683), đã có khoảng 30 chuyến tàu phương Tây cập bến tại Phố Hiến, gồm cả tàu Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. ậ phía bắc Phố Hiến, bến Xích Đằng là một bến đò quan trọng, nhất là đối với việc buôn bán nội địa. Theo Đại Nam nhất thông chí, bến Xích Đằng có bốn bến đò: Kệ Châu, Quan Xuyên, Nhân Dục và Phương Trà. Bên kia sông lại có trạm tuần ty Lãnh Trì là một trạm tuần lớn. Đền thờ bà hàng nước ở Xích Đằng kể rằng chỉ nhờ và việc bán nước cho các khách thương của các thuyền bè qua lại mà bà giàu tới ức vạn. Ở phí nam có bến Nễ Châu, còn gọi là Bến Mới, có thể là nơi các tàu thuyền phương Tây thường đỗ đậu. Địa danh truyền lại “Bến Đá”, “Giốc Đá” có thể đó là di vật của các thương điếm phương Tây ngày trước. Những người Việt và khách thương Trung Hoa thời đó gọi chung Phố Hiến là “Vạn Lại Triều”, có nghĩa “bến nước mà từ đó các tàu thuyền sau khi được phép sẽ đi vào triều đình (ở Thăng Long)”. Điều đó nói lên vai trò quan trọng có tính quyết định của bến cảng ở Phố Hiến, tính chất thương cảng đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của Phố Hiến.
b, Chợ:
Cùng với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất. Chợ Vạn ở bến Xích Đằng là một chợ sầm uất nổi tiếng trong dân gian. Chợ Hiến (tức chợ Nhân Dục) bên cạnh lị sở Sơn Nam là chợ chính, theo Đại Nam nhất thống chí, đây là “ chợ lớn nhất trong tỉnh hạt”. Phía dưới lại có chợ Bảo Châu, bên cạnh bến Nễ Châu. Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long - Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status