Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp



Nhân vật Chương (Con gái thuỷthần) trong cuộc hành trình đi tìm Mẹcả đã phiêu dạt
nhiều nơi, gặp gỡvớinhiều người, trải qua biết bao nhiêu nhọc nhằn, cay đắng. Anh đã phải xẻ
đất, đóng gạch, làm việc ròng rã suốt gần nửa năm trời cho một bà lão đểcuối cùng được trả
công bằng một đôi hoa tai bằng vàng giả. Không một xu dính túi, đã có lúc anh phải đối diện
với nỗi đói khát tột cùng cào cấu gan ruột “Tôi đói nhưmột con hắc tinh tinh. Tôi đói nhưmột
con lợn rừng. Tôi đói nhưmột con vật ở địa ngục”.Thậm chí sựdày vò của nỗi đói khát suýt
xui khiến anh làm điều ác:“tôi rút dao ra và quyết sẽ đâm chết người đầu tiên đi qua ởtrước
mặt tôi lúc này đểlấy một nghìn đồng đủ ăn bát phở”. Vì khát vọng tìm kiếm, có lúc nhân vật
tôi đối mặt với những thửthách hiểmnguy đến tính mạng. Anh nhận lời tu sửa bức tượng Chúa
trên đỉnh gác chuông cho một nhà thờxóm đạo và bịté ngã xuống đất Song, điều lớn lao anh
nhận được từsau mỗi chuyến đi là sựnhận thức được giá trịcủa bản thân mình, anh biết trong
mình “cũng có đôi điều giá trị”mặc dù cũng còn đó “không ít rác rưởi thối tha”.Anh đã vượt
khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt ởlàng quê đểra đi hoà mình vào những chân trời rộng lớn, để
ý thức được rằng “những khao khát của tôi nhấc tôi lên khỏi mặt đất”, đểanh có thểthoát khỏi
kiếp sống mòn mỏi trì trệnhưbao nhiêu người dân quê lam lũcủa mình.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

dễ lắm) là một người cô đơn do quá khác biệt với mọi người về cách
sống và cách làm việc. Đồng nghiệp không ai có thể thấu hiểu và chấp nhận khi ông
“Không có tài liệu! Không có sách vở! Không có chương trình! Mình trần, thân trụi”, không
cần đến những thuyết giáo khô khan, không bằng những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, ông
chỉ truyền cho lớp giáo viên trẻ ở vùng cao một triết lí sống hồn hậu:“ Tất cả là do tự nhiên
điều chỉnh hết! … Mình cứ sống thôi! Sống dễ lắm! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống…”.
Cuối cùng những ý tưởng khác người, khác đời khiến ông mất việc. Người đọc thấy lòng mình
se lại khi chứng kiến cảnh ông giáo “ngậm ngùi xếp đồ đạc vào chiếc ba lô bạc màu ngày
trước”. Vốn tâm huyết với nghề nghiệp của mình giờ đấy ông “thấy lòng mình tan nát. Ông
đành thôi việc về quê…”. Và những ngày tháng tiếp theo ông Chi sống cô đơn, “chỉ loanh
quanh nơi vườn nhà” với ước mơ siêu thoát. Ông ước: mình “có thể bay lên trời được! Như
những ngọn gió” hay bay đến những nơi mà ở đó “không có một bóng người nào”.
Có những nỗi cô đơn của con người xuất phát từ những nguyên nhân cực kì vô lí. Hãy
nghe nhân vật “tôi” trong Quan âm chỉ lộ xót xa chia sẻ “tui không có nhiều người thân, nhiều
bạn bè. tui đã trót rào quanh tui bằng hàng rào danh tiếng, đấy không phải là do ý thức của tui
chủ định, rất nhiều các thói đời xô đẩy khiến tui lâm vào tình cảnh trớ trêu như thế. Nhiều khi,
tui rất cô đơn ngay giữa nhà mình. Những bạn bè cũ cũng ngại gặp tôi, tui cố gắng phá đi mặc
cảm tự ti vì không thành đạt ở trong lòng họ mà không phá được”. Nhưng đó lại là điều rất
thực, con người có thể bị đẩy vào nỗi cô đơn do tiếng tăm của chính mình.
Nhân vật “khách” trong truyện Thiên văn cũng chính là một nghệ sĩ đơn độc trên con
thuyền số phận. Không người lái, không mái chèo, nghĩa là không thể dựa vào ai, người khách
ấy buộc phải qua sông “một mình trên đò giữa mưa bão”. Người khách ấy phi thường hay khác
thường? Bản chất cùa vấn đề không thật quan trọng, song cái đáng nói ở đây là chính điều đó
đã khiến anh ta cô đơn trên những bước đường trôi dạt, phiêu lãng của mình. Ông Diểu trong
chuyến đi săn đặc biệt vào cuối mùa xuân, Ra đi chỉ có một mình, trở về cũng chỉ một mình
như thế giữa bạt ngàn hoa tử huyền nhiều không kể xiết. “Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn
như thế mà đi” (Muối của rừng).
Còn có rất nhiều nhân vật cô đơn khác nữa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Họ cô
đơn vì họ không bằng lòng với chính mình, luôn khát khao vượt ra ngoài giới hạn nhỏ bé để
đến với một chân trời rộng lớn hơn, xa vời hơn. Chương trong Con gái thủy thần một mình
đơn thương độc mã trên hành trình kiếm tìm trước sự vẫy gọi của những khát vọng về cái đẹp,
về hạnh phúc. Anh cứ mải miết đi tìm Mẹ Cả và chắc rằng trong cuộc hành trình này anh vẫn
mãi cô đơn “không có tiền bạc công danh, không có gia đình để yêu thương lo nghĩ, không có
bạn bè” chỉ có “nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi”. Nhân vật “tôi”
trong Chảy đi sông ơi cũng có tâm trạng cô đơn và lạc loài như thế sau bao nhiêu năm anh rời
xa quê hương, lãng quên đi những khát khao, mơ ước tuổi ấu thơ. Trước bến đò xưa, trước sự
trỗi dậy mạnh mẽ của hồi ức xưa, anh không khỏi thảng thốt, bàng hoàng: “tui muốn gào lên
chua xót. tui bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tui vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con
trâu đen trong thời thơ ấu của tui nay ở đâu rồi?”.
Không chỉ viết về sự lạc lõng, cô đơn của con người hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp còn trở
về với quá khứ tìm về với nỗi cô đơn của những con người trong huyền thoại, sử sách hay trong
thế giới của những câu chuyện cổ. Nếu hậu thế thường biết đến Nguyễn Trãi với tư cách một
nhà quân sự, chính trị, ngoại giao tài ba lỗi lạc thì Nguyễn Huy Thiệp còn phát hiện ở trong con
người ấy những mặc cảm lạc loài, lạc thời. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã nhận thấy mình “như khoai
giữa ngô, như lạc giữa vừng”, khác biệt rất lớn với mọi người. Đến lúc trưởng thành ông vẫn
tiếp tục sống âm thầm “gần như không có bạn, không có tri âm tri kỉ. Dưới một bề ngoài bình
thản rụt rè, Nguyễn Trãi dấu mình trong vỏ ốc” (Nguyễn Thị Lộ). Chỉ có Thị Lộ là người thấu
hiểu được những tâm tư, tình cảm, có thể bầu bạn sẻ chia được với ông. Và cả khi len lỏi trong
những ngóc ngách tâm tư của Nguyễn Trãi, bà vẫn nhận thấy “ông cô đơn giữa đời như một
hành tinh, một ngọn gió”.
Đề Thám vốn được mệnh danh “Hùm thiêng Yên Thế” trong sử sách, nhưng trong truyện
Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta có thể có thêm một cách nhìn khác về ông.
Bên cạnh “một người anh hùng”, Đề Thám còn là “một người nhu nhược”. Trong truyện, Đề
Thám đã nhiều lần khóc. Không thể khóc trước người thân, ông khóc trong cái mênh mông hư
ảo của núi rừng – một hành động tưởng chừng như trái ngược với bản lĩnh của người anh hùng.
Song, cũng chính khi ấy, Đề Thám thấm thía nỗi cô đơn, ý thức được sự bất lực của bản thân
mình vì chính ông “không thể vượt qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương toả”.
Dù đã đạt đến tột đỉnh của vinh quang và quyền lực nhưng Nguyễn Ánh trong Kiếm sắc
cũng vẫn rất cô đơn. Không những vậy, ông còn là “một khối cô đơn khổng lồ”. Chính vinh
quang và quyền lực đã buộc chặt ông vào danh dự, nghĩa vụ, bổn phận, “chỉ được quyền cao
cả, không được quyền đê tiện”. Những ràng buộc này khiến ông không được sống đúng là
mình, đúng với mình và sống như mình mong muốn. Đấy cũng chính là nỗi cô đơn, là nỗi khổ
của một bậc Đế vương.
Xuân Hương trong cái nhìn của Nguyễn Huy Thiệp cũng là một người phụ nữ cô đơn.
Phải chăng vì bà quá mạnh mẽ, sống có dũng khí, luôn đứng cao hơn cõi đời trần tục nên những
người đàn ông đến với bà thường nhìn bà với cái nhìn ngưỡng mộ, nể phục. Và với điều đó, họ
đã vô tình làm rộng thêm, sâu thêm thêm nỗi cô đơn vốn thường trực trong lòng bà. Khi ông Tri
phủ Vĩnh Tường qua đời, chỉ còn lại một mình trong cuộc đời rộng lớn, ít ai thấu hiểu bà giờ
đây đang lặn sâu vào tột cùng nỗi niềm riêng, bà “đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông
của cõi đời” (Chút thoáng Xuân Hương)..
Tú Xương trong Thương cả cho đời bạc cũng là một con người cô đơn. Thơ ông mọi
người đều biết, nhưng con người ông không phải ai cũng thấu hiểu. Bề ngoài luôn cười cợt, chế
diễu, nhưng đó chính là cách ông thường làm để che dấu con người thật của mình. Sâu thẳm
trong lòng ông là một nỗi cô đơn đến tái tê gan ruột bởi ông dường như cũng rất ý thức được
rằng mình đã trở thành xa lạ giữa cuộc đời này. Ông là kẻ “thức” duy nhất trong khi thiên hạ
tất cả đều say ngủ: “Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả. Tội gì mà thức một mình ta”. Tú X
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status