Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường



MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu .2
3. Lịch sử vấn đề .3
4. Đóng góp của luận văn .6
5. Phương pháp nghiên cứu .7
6. Kết cấu của luận văn . . 7
Chương 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường và ký Việt Nam hiện đại
1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - con người và sự nghiệp . .8
1.2 Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt Nam hiện
đại . 13
1.2.1 Khái quát về thể “ký” . 13
1.2.2 Đặc điểm kýHoàng Phủ Ngọc Tường . 17
1.2.3 Vị trí ký Hoàng PhủNgọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt
Nam hiện đại . 24
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
2.1 Cảm hứng thiên nhiên . 32
2.1.1 Một thiên nhiên tươi đẹp với nhiều dáng vẻ phong phú khác nhau . 33
2.1.2 Một thiên nhiên đầy khắc nghiệt, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh

con người . 42
2.2 Cảm hứng văn hoá - lịch sử . 45
2.2.1 Luôn hướng đến chiều sâu vănhóa . 46
2.2.2 Những khám phá mớivề lịch sử . 55
2.3 Cảm hứng trữ tình công dân . 60
2.3.1 Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm 60
2.3.2 Ca ngợi con người Việt Nam trong công cuộc xâydựng, phát triển đất
nước . 64
2.3.3 Ca ngợi sự lựa chọn thái độ sống đúng đắn của người trí thức Việt
Nam
trước những bước ngoặc của lịch sử . . 67
2.4 Cảm hứng phê phán và cảm hứng thời sự . 71
2.4.1 Phê phán tội ác diệt chủng và diệt môi trường sống của kẻ thù xâm
lược . 71
2.4.2 Trăn trở với những vấn đề thời sự nóng hổi đáng báo động . 75
Chương 3: cách biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 81
3.1.1 Sự tự biểu hiện củacái Tôi trữ tình . 81
3.1.2 Thế giới nhân vậtphong phú, sinh động . 86
3.2 Nghệ thuật xây dựngkết cấu . 90
3.2.1 Kết cấu “phi cốttruyện” . 90
3.2.2 Kết cấu theo trường liên tưởng . 96
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu . 101
3.3.1 Ngôn ngữ . 101
3.3.2 Giọng điệu . . 113
3.4 Cách ứng xửnghệ thuật đối với từng tiểu loại . 118
3.4.1 Với bút ký . 118
3.4.2 Với tùy bút . . 121
3.4.3 Sự xâm nhập giữa hai thể loại . 124
KẾT LUẬN.127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.131
PHỤ LỤC.139



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên trong mỗi người. Đó là với tấm lòng nhân hậu, bao dung truyền thống vốn
có từ lâu đời, họ sẵn sàng từ bỏ mọi thù hằn cũ để cùng hướng đến chính sách
hòa hợp dân tộc trên bước đường đổi mới, phát triển đất nước. Trong “Miếng
trầu đỏ”, chị Cầm, tuy không thể nào quên được cái chết đau đớn, thảm khốc
của anh Tùng, chồng chị nhưng chị vẫn sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện cũ, đối xử
thân thiện “vấn thuốc hút, vê một điếu bỏ vào tay người đánh xe” Trịnh Phò - kẻ
mang món nợ máu đối với gia đình chị mười mấy năm chưa trả. Còn ông Hoài,
người cựu chiến binh Việt Nam năm xưa đã bắt tay làm bạn với John - cũng là
một cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam trong “cuộc tái ngộ của những kỳ phùng địch
77
thủ vốn từng chơi nhau tới số trong cuộc chiến” (Người Mỹ trở lại). Hơn thế nữa,
với ý thức về vấn đề dùng người rất nhân văn “vứt bỏ một con người thì dễ, giúp
người ấy sống cuộc đời thật của mình mới khó” mà HPNT trong tác phẩm “Còn
mãi đến bây giờ” đã đánh động được tâm hồn cô Thoa, làm dịu đi cái ác cảm
đối với cách mạng trong người đàn bà này bằng bài học dùng nhân nghĩa đối với
kẻ thất thế của Nguyễn Huệ ngày xưa. Thế mới biết tấm lòng nhân ái, vị tha,
luôn sống theo đạo lý “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại” luôn hiện
diện trong mỗi con người Việt Nam từ xưa đến nay.
2.3.3 Ca ngợi sự lựa chọn thái độ sống đúng đắn của người trí thức
Việt Nam trước những bước ngoặt của lịch sử
Từ trước đến nay, tầng lớp trí thức vốn rất được coi trọng trong mọi chế
độ xã hội bởi họ được xem là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, “giữ vai trò
quyết định cho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội” [120, tr.218]. Chính vì thế, khi
đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, loạn lạc thì người trí thức, đặc biệt là người trí
thức trẻ cần có thái độ, suy nghĩ, hành động minh bạch, đúng đắn, kịp thời để
chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trước thời cuộc.
Bằng ngòi bút tài hoa được tiếp sức bởi trái tim tràn đầy nhiệt huyết về lí
tưởng cách mạng, lí tưởng dân tộc, HPNT đã tái hiện lại một thời sôi nổi của cả
một thế hệ tuổi trẻ trí thức tham gia vào phong trào chống Mỹ ở khắp các đô thị
miền Nam lúc bấy giờ, đặc biệt là ở Huế. Trần Quang Long, Phan Duy Nhân,
Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Thanh Xuân, Trần Vàng Sao, Lê
Minh Trường… đều là những dáng tiêu biểu của cả một thế hệ tuổi trẻ đô
thị đã “dùng chính trái tim làm trái phá - sống chết một lần thôi” (Hành lang
của người và gió) trong cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, không cân sức với kẻ thù
xảo quyệt, tàn ác là bọn Đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai Ngụy quyền.
78
Trong quá trình tìm đường đi đến với cách mạng, ở giai đoạn đầu, lớp
thanh niên trí thức này luôn có sự trăn trở, dằn vặt về sự lựa chọn con đường đi
của mình bởi họ vốn được hệ thống nhà trường do Mỹ Ngụy lập ra “ru ngủ”
trong những ảo tưởng về một thế giới bình yên, hạnh phúc. Bên cạnh đó, không
thể không nói đến sự ảnh hưởng ảnh hưởng của triết học Hiện sinh
(existentialism) trong quá trình lựa chọn con đường đi của lớp thanh niên trí thức
trước lịch sử. Có thể nói, những năm 60 của thế kỷ XX, làn sóng triết học Hiện
sinh với những ám ảnh về cái chết, cõi hư vô, nỗi cô đơn, tâm trạng lưu đày, sự
tồn tại cá nhân với tính nhất thời, hữu hạn… đã khơi dậy những trăn trở, day dứt
về sự lựa chọn, cống hiến của lớp trí thức đô thị miền Nam khiến có lúc họ rơi
vào sự hoang mang, tuyệt vọng trong việc đi tìm lí tưởng sống của mình.
Là một trí thức, hơn ai hết, HPNT hiểu rõ nỗi ám ảnh của chiến tranh
đối với thanh niên trí thức đô thị miền Nam thời bấy giờ. Viết về họ, cũng là viết
về chính mình. Ông đã xót xa, cay đắng, thành thật lột tả tâm trạng của họ,
những nạn nhân của môt trạng thái tâm lý mà ông gọi là “trò chơi thần kinh”.
Từ nhận thức mù mờ về chiến tranh, coi nó chỉ là “một mớ khói lửa hỗn
loạn, khủng khiếp và không có nghĩa lý”, các trí thức dường như đã hoàn toàn bế
tắc, mất phương hướng, không biết phải lựa chọn cái gì cho cuộc sống hiện tại
của mình. Họ cố thu mình nhỏ lại trong cuộc sống khổ hạnh, cắm đầu trên những
trang sách đầy nỗi lo âu về cái chết mặc dù cuộc sống quanh họ vẫn yên ổn, cái
chết chưa hề đe dọa gì đến họ cả. Đã có lúc, ngay chính tác giả cũng chỉ biết
lang thang trên những con đường vắng vào mỗi đêm khuya chỉ để “lắng nghe
tâm hồn bị giày vò bởi muôn vàn nỗi khổ đau siêu hình về chiến tranh” (Rất
nhiều ánh lửa). Còn những người bạn của ông, Thụy thì thức từng đêm trước
khung vải để “tạo hình những mặt đất nứt nẻ của một thời hồng hoang nào đó”
mà phải “mưa đến hàng triệu năm mới đủ ướt”, Ngô thì làm thơ về gỗ, đá, chim
79
sẻ và những bầy ngựa hoang, còn Giao thì cắm cúi viết “những bài thánh ca da
vàng cho một quê hương nào đó đã mất” (Như con sông từ nguồn ra biển). Và
trong bối cảnh dữ dằn, khốc liệt của cuộc chiến tranh, “cái chết”, một phạm trù
kinh điển của triết học Hiện sinh đã trở thành nỗi “ám ảnh không rời trong tâm
cảm quê hương của Trịnh Công Sơn” (Hành tinh yêu thương của hoàng tử Bé).
Không chỉ thế, nó còn luôn hiện diện trong những điệu blu buồn, phảng phất
hình ảnh những đứa bạn trai của Giao đã chết và chất đầy những ý nghĩ “ảm
đạm của Giao về quê hương và chiến tranh, tuổi trẻ và tình yêu” (Như con sông
từ nguồn ra biển). Nó như là một nỗi ám ảnh có sức hút lớn trong khát vọng
tuổi trẻ của một thời. Nhưng trong sâu thẳm tâm linh của mỗi người, số phận dân
tộc vẫn day dứt họ. HPNT hiểu thấu điều này qua những giai điệu gợi nhắc hình
ảnh người con gái mất trí nhớ, đi lang thang trong cơn bão và goị tên người yêu
mình bằng hai tiếng “Việt Nam” (Như con sông từ nguồn ra biển), đồng cảm
chia sẻ với Trịnh Công Sơn con đường tìm về nguồn cội minh triết phương Đông,
níu giữ lấy cái Tâm như một “giải pháp cứu vãn, để đối diện với chiến tranh và
thù hận và nỗi gay gắt của thân phận con người” (Hành tinh yêu thương của
hoàng tử Bé).
Hơn thế nữa, chính tư tưởng tự do và trách nhiệm cá nhân theo quan
niệm hiện sinh cũng tác động đến sự lựa chọn con đường đi của lớp thanh niên
trí thức miền Nam, trong đó có HPNT . Với quan niệm “con người là nỗi sợ hãi
của mình”, triết học Hiện sinh buộc con người phải có thái độ lựa chọn trước cái
chết, trước hư vô, đặt ra vấn đề sự chịu đựng tinh thần của mỗi cá nhân trước
những biến động của đời sống để từ đó tìm ra lối thoát cho họ. ý tưởng “con
người trước hết là một dự phóng sống bằng cuộc sống của riêng mình thay vì là
một đám rêu xanh mốc meo hay một bắp cải ôi” [54, tr.108] thực sự hấp dẫn họ
và giúp họ quyết định con đường đi của mình trước...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status