Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở



Đểcó thểtóm tắt nội dung tác phẩm, GV yêu cầu HS đọc tác phẩm,kết hợp trảlời các
câu hỏi gợi ý của GV và hướng dẫn trong SGK. Trong quá trình đọc, HS cần chú ý khâu
đọc ởnhà và đọc ởlớp.
Đọc ởnhà: đọc là việc làm rất cần thiết cho học sinh trong quá trình chuẩn bịbài. Học
sinh có thể đọc theo sựgợi ý, hướng dẫn trước của thầy đểtìm hiểu tác phẩm. Trong quá
trình đọc, học sinh cần đánh dấu những từngữ, những chi tiết khó, không hiểu đểlên lớp
hỏi giáo viên. Đọc xong, học sinh cần tìmnhững chi tiết đặc sắc, những điểm nhấn,
những nét nổi bật vềnội dung và nghệthuật của tác phẩm.
GV có thểkiểm tra việc đọc và tóm tắt tác phẩm bước đầu của HS bằng cách nêu một số
câu hỏi như:
Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Nhân vật nào là phụ?
Truyện nói vềvấn đềgì?
VD: Truyện Chiếc lược ngà gồm những nhân vật nào? (anh Sáu, bé Thu, bác Ba: bạn anh
Sáu ).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

GK Ngữ văn THCS. Bởi
vậy, quan tâm đến những đặc điểm thi pháp của từng loại thể nhất định có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn không nhỏ đối với việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn
chương cho HS. Thi pháp thể loại đặt vấn đề về bản thể, về cách tồn tại thực sự
của văn học, cung cấp một "chìa khóa" khoa học mở cánh cửa văn chương đồng thời
cũng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang đi dần vào
chiều sâu trong nhà trường phổ thông hiện nay.
"Tự sự (kể chuyện) là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
sự việc kia. Cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa." [30, tr.28]. Tác phẩm
tự sự bao giờ cũng có một câu chuyện làm nòng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy
ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động ngôn ngữ,
tâm trạng, tính cách… của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội và
trong mối quan hệ lẫn nhau. Nhờ những đặc điểm đó nên loại hình tự sự có khả năng
nhiều nhất trong việc dựng nên những bức tranh rộng lớn sâu sắc, nhiều mặt về đời sống
xã hội và con người, về những biến cố lịch sử quan trọng. Đây cũng là cách phản
ánh đời sống chân thật nên rất gần gũi với đối tượng học sinh THCS. Trong đời sống
hàng ngày, văn kể chuyện rất cần thiết, thường sử dụng trong giao tiếp, trong đó thể loại
truyện ngắn (những tác phẩm trong chương trình) sẽ bồi dưỡng tình cảm đẹp, góp phần
hình thành nhân cách cho học sinh.
Một vấn đề đặt ra ở đây là các văn bản được giảng dạy trong chương trình của lớp 9 đều
thuộc loại truyện ngắn. Sau đây là những đặc điểm của thể loại truyện ngắn.
Truyện ngắn: là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của
đời sống và thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn
thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp; mỗi nhân vật là một mảnh nhỏ của thế giới đời
thường và là hiện thân cho một trạng thái quan hệ hay ý thức xã hội. Cốt truyện của
truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế; đề cập đến một vấn
đề nào đó về cuộc đời hay tình người. Khi đề cập đến truyện ngắn, yếu tố không thể thiếu
là tình huống của truyện và nhân vật. Chi tiết trong truyện ngắn phải tiêu biểu, biểu trưng
cho ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Bút pháp nghệ thuật của truyện ngắn thường là chấm
phá; chi tiết cô đúc, và lối hành văn mang nhiều ẩn ý khiến tác phẩm có chiều sâu hơn.
Thế giới nghệ thuật của truyện còn có cả giọng điệu của tác phẩm: giọng tâm sự (Làng)
hay giọng trầm lắng, buồn (Chiếc lược ngà)… Tóm lại, truyện ngắn là thể loại gần gũi,
có khả năng phản ánh nhanh nhạy, thực tế đời sống.
2.2.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thể loại truyện ngắn hiện đại
Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức
nhỏ xinh, gọn ghẽ và bộc lộ nhanh những thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có
nội khí "một đời mà thiên cổ, một lời mà trăm suy".
Truyện ngắn có khả năng sống và chớp lấy sự thật nếu không quá chăm chú vào cái đặc
biệt độc đáo nổi lên như một hiện tượng trong đời sống. Sự thật ấy tiềm ẩn trong cái bình
thường, trong những sự kiện hoàn toàn có thực bởi sự "truyền ngôn" chứ không phải là
truyền thuyết để đem lại cho truyện ngắn những con người thực sự và sự thật về con
người.
Truyện ngắn là sự phá vỡ chiều hướng êm ả và sự cân bằng vốn đang trở thành vô nghĩa.
Nó đẹp như sự vỡ tan của ánh sáng. Nó giảm trừ tối đa sự long đong nhân quả hay nói
như R.Barthes, truyện ngắn tiềm ẩn trục trặc trong quan hệ nhân quả. Lý do đưa đẩy câu
chuyện không phải là chuỗi liên tục sự kiện mà là một ám ảnh tâm hồn trong quá trình
biến chuyển lương tri trong những thời khắc có ý nghĩa nhất đời người. Với Chekhov,
những thời khắc bất thường đã đem lại những tư tưởng lớn lao. Lấy thời khắc làm động
lực và kết nối câu chuyện được kể, truyện ngắn nói chung ưu tiên cho "quãng giữa", phần
đầu hay phần cuối truyện thường được cắt xén đi để tránh sự kéo dài loãng nhạt nhưng
lại ngụ ý khơi gợi dòng suy ngẫm. Mạch kể trong truyện không chỉ sắp xếp theo thời gian
theo thời gian tuyến tính mà còn theo sơ đồ ma trận, gồm có nhiều chiều mà người đọc có
thể đột kích thâm nhập cùng một lúc để thấy tất cả các chiều kích ấy cùng có mặt. Truyện
ngắn tạo ra chiều hướng tiếp nhận đồng bộ và thắt nút thời gian. Có thể hình dung truyện
ngắn là bức phù điêu ảo ảnh, là một khối nước nhiều màu của tâm hồn, đa sắc về hiện
thực.
Có thể điểm qua một số quan điểm về bản chất và cách đọc truyện ngắn hiện đại:
Truyện ngắn hiện đại mang đầy đủ tính thi ca, là thể loại có đẳng cấp tinh xảo và
toàn bích của văn học. Ngôn ngữ truyện ngắn không phải sự thông báo mà như một công
trình toán học để tạo ra một thế giới trần trụi trong sự hài hòa của tiếng nói và những
mảnh vỡ hiện thực từ những yếu tố khác nhau hợp lại. Truyện ngắn hiện đại chấp nhận sự
phá cách, luôn lấp lánh ánh sáng nhận thức.
Nói chung, truyện ngắn hiện đại tìm được tiếng nói chung bởi tính "lạnh lùng"
của nó. Bản thân nó là một khối thép "hiện thực" góc cạnh đòi hỏi người đọc phải nhìn ra
được "giá trị" thực của nó. Đó là những phạm trù về tinh thần và qui luật của nó. Qui luật
này vẽ lên những giới hạn, những đường biên thắt - mở, mở - thắt theo suy nghĩ người
đọc nhưng khó cảm thụ bằng lời. Nó bỏ qua cả cách diễn đạt, sự chạm khắc tinh tế để toát
lên tinh hoa của nó.
Truyện ngắn hiện đại không bao giờ là một dòng chảy trực tiếp tuôn trào từ trái
tim hay từ tính ẩn dụ cũ kỹ mà lại không phá vỡ cách nói phản chiếu từ đời sống giao
tiếp của ngôn ngữ đương thời.
Lý thuyết của truyện ngắn hiện đại thuộc về việc sử dụng ngôn ngữ không cần chất vấn
và có thể tảng lờ về bình diện cú pháp mà lưu ý mối quan hệ giữa những yếu tố có mặt và
những yếu tố vắng mặt trong truyện ngắn. Đó là bình diện chữ nghĩa.
Nhiều truyện ngắn hiện đại đã được dạy và học trong nhà trường. Có thể nói rằng
không thể trông cậy nhiều vào hiệu quả dạy và học Văn nếu không chú trọng trước hết
việc đọc. Riêng đọc văn đã thấy nhiều dạng đọc, nhiều kiểu đọc, cách đọc, phương pháp
đọc, kĩ năng đọc, kĩ thuật đọc…
Dù có liệt kê ra hàng trăm lối đọc đi nữa thì vấn đề tối thượng vẫn là đọc văn để làm gì?
Dẫn tới đọc như thế nào? Và muốn có được kết quả mang tính hiệu ứng thì thẩm mĩ trong
mục đích học văn phải tính đến năng lực đọc có hiểu không, hiểu gì, hiểu như thế nào nên
sinh ra khái niệm đọc - hiểu. Dạy học Văn hiện nay trong đó...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status