Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề.3
3. Phạm vi của đề tài . 14
4. Phương pháp nghiên cứu. 15
5. Đóng góp của luận văn. 16
6. Cấu trúc của luận văn. 16
Chương 1: BỐI CẢNH VĂN HOÁ LỊCH SỬ THẬP NIÊN 90. 18
1.1Bối cảnh chung về văn hoá lịch sử thập niên 90. 18
1.2Bối cảnh văn hoá lịch sử trong tiểu thuyết thập niên 90. 21
Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA NHÀ VĂN
TRONG MỘT VÀI TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 (CỦA HỘI
NHÀ VĂN VIỆT NAM). 25
2.1 Con người cá nhân tự nhiên. 26
2.1.1. Vẻ đẹp hình thức, vóc dáng . 28
2.1.2. Vẻ đẹp đôi mắt . 29
2.1.3. Sự hài hoà giữa ngoại hình và nội tâm . 31
2.1.4. Vẻ đẹp cơ thể. 32
2.1.5. Vẻ đẹp trong đời sống bản năng. 34
2.2 Con người cá nhân xã hội giai cấp và con ngườicá nhân nhâncách 43
2.2.1. Ý nghĩa của việc tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật về con người
cá nhân xã hội giai cấp và con người cá nhân nhân cách . 43
2.2.2 Con người cá nhân lệ thuộc điều kiện giai cấp . 44
2.2.3. Con người cá nhânlệ thuộc điều kiện nhân cách. 53
2.2.3.1. Quan niệm về con ngườicá nhân nhân cách . 53
2.2.3.2. Con người tự ý thức chính là biểu hiện của con người cá nhân nhân cách. 55
Chương 3: THỜI GIAN – KHÔNG GIAN VÀ
GIỌNG ĐIỆU – NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT. 82
3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật . 82
3.1.1. Thời gian nghệ thuật . 82
3.1.2. Không gian nghệ thuật. 93
3.2. Giọng điệu và ngôn từ nghệ thuật. 107
3.2.1. Giọng điệu. 107
3.2.1.1. Giọng triết lý tranh biện . 108
3.2.1.2. Giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình chia sẻ112
3.2.1.3. Giọng hài hước hóm hỉnh, cười cợt nghiêm túc. 115
3.2.2. Ngôn từ: cấu trúc ngôn từ ít nhiều mangtính đa thanh đối thoại. 119
PHẦN KẾT LUẬN. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO .140



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ọ xát giữa các tính cách, để từ đó
nhân vật bộc lộ những giằng xé, trăn trở, khắc khoải trong tâm hồn. Trong môi
trường mà Đào đang sống, tất cả được đưa đẩy, dồn nén đến mức độ căng thẳng
giàu kịch tính và trở thành một yếu tố nghệ thuật trong cấu trúc của hoàn cảnh.
Và với Nguyễn Khắc Trường, tìm hiểu cái bên trong, cái bề sâu của mỗi con
người luôn là một nhu cầu, một hứng thú. Vì thế, cách nhìn về con người của ông
thường được chú trọng miêu tả trong đời sống nội tâm và suy nghĩ. Nghiên cứu
các trạng thái ý thức của con người trước các trạng thái đời sống là niềm say mê
và cũng là sở trường của ông.
Sau bao đau thương, mất mát, vỡ mộng trong tình yêu, mẹ mất, cha gần
như đi bước nữa, Đào cô gái trẻ giờ đã già dặn và phần nào đã hàn gắn được vết
thương trong lòng khi cô nhận ra chân tướng sự việc, của cuộc đua tranh ở hai
dòng họ thì cô tỉnh ngộ và kịp giữ lấy tình yêu cho mình. Tin Tùng đi lao động
xứ người như sét đánh ngang tai đã khiến Đào trở nên sáng suốt. Điều này làm
cho Tùng bàng hoàng và vui mừng không tin nổi dù sự thật sờ sờ ra đấy. Anh suy
luận:” Phụ nữ thật lạ lùng, vừa cạn cợt như đĩa đèn, lại vừa thăm thẳm như đêm
tối. Để cho cánh đàn ông khi thì được tọa hưởng ngồi mát ăn bát vàng, khi thì bị
cuốn chìm vào đến không còn biết đầu đuôi ở đâu mà ra” [77, 380]. Có thể nói
lịch sử tình yêu của Tùng - Đào đã sang trang khi cả hai đã nếm trải nhiều hương
vị ngọt ngào và dư vị đắng cay.
Mặc dù, trong tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Đào, Minh là
lớp người mới, được Nguyễn Khắc Trường nhìn nhận như một nhân cách phát
69
triển, đang hoàn thiện song tiếc là họ chưa tập hợp thành sức mạnh để phá bỏ
quan niệm cũ, lạc hậu … trước sau họ chỉ mới là sự manh nha của cái mới. Mà
cái mới thì bao giờ cũng ít được chấp nhận. Đó là điểm mạnh mà cũng là điểm
yếu của Nguyễn Khắc Trường.
Trong số những cô gái trẻ được nói đến trong ba tiểu thuyết, nếu Phương
hiện lên qua những lát cắt hồi ức của Kiên, Đào xuất hiện khi bắt đầu có tình ý
với Tùng … thì Hạnh đã được Dương Hướng miêu tả trọn vẹn hơn cả. Cô có tuổi
ấu thơ đẹp đẽ, bình yên trong sự thương yêu của mẹ, chú Vạn, các anh trai và
Nghĩa. Lúc trưởng thành đã chấp nhận một tình yêu đầy trắc trở và hạnh phúc
cuối đời tan vỡ… Dương Hướng ít khi lý luận về nhân vật mà để chính nhân vật
mình tự cởi mở tâm hồn cho người đọc, lôi cuốn họ nhập vào nội tâm nhân vật,
hoà mình với nhân vật trong chốc lát hay lâu dài … Mới ngày nào cô bé Hạnh
nhút nhát và nhạy cảm lo sợ cho đàn chim sẻ gặp cạm bẫy, rồi bé phản kháng
kịch liệt trước hành động xử tội lũ chuột thật khủng khiếp , hay “ăn thịt chim là
man rợ”. Lẽ sống lớn nhất của cô bé là tình thương. Ai có ngờ đâu cô bé nhút
nhát, đa cảm, đôi mắt vẫn long lanh mỗi khi nghe cụ Khiên kể chuyện cổ tích …
giờ lại lớn lên, xinh đẹp như cô Ngần trong câu chuyện mắt tiên, và mạnh mẽ
trong tình yêu – cuộc sống đến thế ! Một lần nữa đề tài Rômiô và Julyet được
Dương Hướng vận vào một cách khéo léo. Song, “những cuốn tiểu thuyết viết
thành công bao giờ cũng dường như có xu hướng phá vỡ khuôn khổ đề tài để đi
đến việc khám phá chiều sâu của tâm lý, tính cách cũng như tầm khái quát xã hội
của nó khi trình bày những số phận con người”. Hạnh và Nghĩa không chấp nhận
tình yêu vụng trộm, lén lút, không biết đến “Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”.
Hai đứa đã khẩn khoản nhờ đến chú Vạn để nói rõ ngọn nguồn “Cháu và Hạnh
yêu nhau … chúng cháu không thể sống thiếu nhau”[21; 62]. Lời nói nghẹn ngào
của Hạnh”Chú hèn lắm ! Chú là người không có tim” [21; 63] như gáo nước lạnh
70
dội thẳng vào mặt Nguyễn Vạn. Hạnh đâu chỉ nói cho riêng mình, cô còn nói
thay mẹ – bà Nhân, và nói cho cả những cuộc tình bị cấm đoán trên cõi đời này
nữa. Rõ ràng, so với Vạn và Nhân, tình yêu của Hạnh và Nghĩa mạnh mẽ gấp
trăm lần. Hơn nữa, họ là lớp người mới sẵn sàng phá tung những ràng buộc vừa
cổ hủ, vừa phi lí của dòng họ. Cái định kiến ấy đã ăn sâu vào ý thức của thế hệ
trước, nên nó trở thành vô thức tập thể. Nhưng Rômiô và Julyet của Dương
Hướng không chết, họ sẽ đấu tranh đến cùng để tìm ra con đường hạnh phúc cho
riêng mình. Trong con người Hạnh luôn có ý thức vượt lên số phận, làm chủ
cuộc đời mình, dám nói chuyện với bố mẹ Nghĩa một cách thẳng thắn “Thưa hai
bác, cháu thương anh Nghĩa. Hai bác có thương cháu hay không thì đấy là quyền
ở hai bác. Cháu xin phép hai bác cháu về” [21;69]. Do đâu mà Hạnh có được
nghị lực như vậy ? Phải chăng, khi yêu con người ta có niềm tin. Phải chăng
“Giờ đây Hạnh đã hiểu được mọi cội nguồn của cuộc sống con người. Hạnh tin
vào tình yêu của Hạnh đối với Nghĩa là trong sáng” [21;67].
Nhà văn đã đặt con người vào các mối quan hệ gia đình, xã hội, soi chiếu
nó từ nhiều góc nhìn và nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề thách thức đời
sống. Người phụ nữ ấy, trong sự miêu tả nghệ thuật của nhà văn là một trong
những tâm điểm mà qua đó phong cách của nhà văn được thể hiện sáng rõ hơn
hết. Và chính nguyên tắc miêu tả “con người trong con người” đã cung cấp
chìa khoá để giúp ta hiểu được phương pháp sáng tạo của nghệ sĩ. Các nhà văn
lớn của mọi thời tìm đến con người, tiếp cận, giải mã cuộc đời và con người dẫu
có theo những cách thức khác nhau thì cái mục đích cuối cùng vẫn là để hiểu nó
hơn. Đấy là căn nguyên để làm nên tính vĩnh hằng của tác phẩm văn học. Cũng
là lý do để ta hiểu được khả năng tiếp nhận của công chúng đối với bất kỳ đề tài
nào. Tính độc đáo của Dương Hướng được thể hiện không chỉ với vùng đề tài
quen thuộc mà là ở khả năng tiếp cận con người trong đời thường. Ở “Bóng đêm
71
và mặt trời” (Dương Hướng), cuộc đời Nga trôi dạt qua tay ba người đàn ông
mà cô chưa lần nào được hạnh phúc. Họ chỉ lợi dụng Nga vì “cô đẹp nhất làng
Nguyệt Hạ” [22;36], diễn tuồng giỏi, hay vì mối thù dòng họ cũng không biết
nữa. Rồi bà Nhân (Bến Không Chồng) do mối thù của hai họ Nguyễn - Vũ mà
không đến với Nguyễn Vạn được. Hạnh cũng vì mối thù mà bị cả họ Nguyễn vu
cho bao điều oan ức … thì Nga (Bóng đêm và mặt trời) lại cũng vì thù hằn giữa
hai gia đình mà cha mẹ và anh em Bức quyết tâm dùng mọi thủ đoạn cướp cho
được chiếc vòng mà Nga đã trao cho Đô. Tình yêu của Nga bị đem ra buôn bán
thật trắng trợn, độc địa. Nga về làm dâu chẳng khác gì Mị, đúng hơn là làm con
ở để cả họ nhà Bức ra sức hành hạ. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều gặp
một điểm chung là bất hạnh. Nga cuối cùng bơ vơ, trơ trọi, sống mà như đã chết.
Nhưng đến “Bến Không Chồng”, Dương Hướng đã có cái nhìn mới mẻ hơn, ông
đã trao quyền cho nhân vật. Hạnh tự chủ hoàn toàn trong cuộc đời mình. Chúng
ta đã từn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status