Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội) - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội)



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
I. Cơ sở lý luận 8
1. Hệ thống khái niệm 8
1.1. Cổ phần hoá 8
1.2. Doanh nghiệp nhà nước 9
1.3. Cổ phần, cổ phiếu và cổ tức 9
1.4. Người lao động 10
1.5. K trách nhiệm 10
2. Lý thuyết tiếp cận 10
2.1. Lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow 10
2.2. Lý thuyết hành động xã hội 10
2.3. Lý thuyết hai yếu tố thúc đẩy của Heizberg 11
II. Cơ sở thực tiễn 12
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12
2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 13
Chương II: 15
THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY 15
CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI SAU KHI CÔNG TY 15
TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA 15
I. Về thu nhập 15
II. Những yếu tố làm tăng thu nhập của người lao động 20
1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng, việc làm dành cho người lao động nhiều hơn 20
2. Thái độ làm việc của người lao động sau khi công ty cổ phần hoá tốt hơn trước 22
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g quan sát này được ghi chép lại và tiến hành trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu. tui còn tiến hành quan sát và ghi lại hình ảnh của người lao động trong công ty trong quá trình lao động của họ nhằm làm phong phú và sinh động thêm báo cáo.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được cải thiện hơn trước.
- Thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá được cải thiện hơn do công việc tạo ra cho người lao động nhiều hơn, lợi nhuận của công ty sau cổ phần hoá tăng và thái độ làm việc của người lao động năng động và tích cực hơn trước.
7. khung lý thuyết
Điều kiện KT-XH
Quá trình cổ phần hoá
Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội
Việc làm cho người lao động
Doanh thu và lợi nhuận của công ty
Thái độ làm việc của người lao động
THU NHẬP
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Lương cứng
Lương mềm
(Ktrách nhiệm)
Tiền thưởng
Cổ tức
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận
1. Hệ thống khái niệm
1.1. Cổ phần hoá
- Cổ phần hoá được thực hiện khá lâu trong cải cách doanh nghiệp ở các nước trên thế giới. Việc cổ phần hoá được thực hiện thông qua việc chia vốn của một số doanh nghiệp nhà nước nhất định ra thành các cổ phần. Mỗi phần cổ phần phát hành được bán cho tư nhân hay phân phát cho người lao động, một phần nhà nước sở hữu. Như vậy, với cổ phần hoá thì một số doanh nghiệp được biến thành sở hữu chung của người lao động, của doanh nhân và của nhà nước. [2, 64 ]
- Theo khái niệm của PGS.TS. Phạm Ngọc Côn [6, 161] thì “Cổ phần hoá theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các hình thức kinh doanh khác sang hình thái công ty cổ phần”
Còn khái niệm thông thường ở nước ta hiện nay được dùng để chỉ quá trình chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nhiều người quan niệm đồng nhất cổ phần hoá với tư nhân hoá, nhưng thực chất thì đây là hai khái niệm có khác biệt nhất định. Ở nước ta hiện nay, cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hoá nền kinh tế mà là quá trình giảm bớt sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hoá sở hữu. Nó tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tạo động lực phát triển trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất -kinh doanh. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không có nghĩa là làm suy yếu khu vực kinh tế nhà nước mà là một trong các giải pháp quan trọng để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay nhằm phát huy vai trò chỉ đạo thực sự của nó trong nền kinh tế thị trường.
- Tương tự như khái niệm nêu trên, tác giả Phí Văn Chí và các đồng sự [7] đưa ra khái niệm cổ phần hoá như sau: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển một phần sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang sở hữu của cổ đông nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2. Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. [10]
1.3. Cổ phần, cổ phiếu và cổ tức
- Cổ phần
Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ phiếu
Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hay bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hay một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hay không ghi tên. [19]
- Cổ tức
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hay bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Cổ tức sẽ được thanh toán dưới các hình thức :
+ Tiền mặt.
+ Cổ phiếu mới phát hành: trong trường hợp này là cổ đông đã bỏ vốn góp thêm vào công ty.
+ Sản phẩm hàng hóa dịch vụ hay chứng khoán khác do công ty sở hữu.
1.4. Người lao động
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hay cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. [18 ]
1.5. K trách nhiệm
“K trách nhiệm” là cách thức trả lương theo trách nhiệm, tính chất công việc trình độ chuyên môn-ngành nghề, chức danh (gọi là lương mềm). [ 1]
2. Lý thuyết tiếp cận
2.1. Lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow là một trong những người đầu tiên đề ra hệ thống các nhu cầu của con người, hệ thống gồm một hình tháp sáu bậc: Nhu cầu sinh lý cơ bản: ăn, mặc, ở, vệ sinh...; các nhu cầu về anh sinh: sự an toàn, yên ổn; nhu cầu giao tiếp xã hội; nhu cầu được kính trọng; nhu cầu công bằng và chân thiện, mỹ; nhu cầu bộc lộ, tự khẳng định và hoàn thiện nhân cách. Trên cơ sở những nhu cầu này, nhà quản lý cố gắng đến mức tối đa để thoả mãn các nhu cầu của người lao động. Khi sự thoả mãn tăng lên thì năng suất lao động cũng ngày càng tăng, gần như tỷ lệ thuận với sự thoả mãn đó. Mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá giúp cho nhà quản lý đáp ứng được nhiều nhu cầu cầu của người lao động hơn. Sự vượt trội của mô hình doanh nghiệp cổ phần hoá là nó làm cho người lao động cảm giác mình có quyền làm chủ, được công ty và xã hội kính trọng hơn. Nếu sắp tới cách thức trả lương mới thực sự mang lại sự công bằng thì nó sẽ ngày càng kích thích người lao động làm việc hăng say hơn nữa để có được năng suất lao động cao hơn. Từ đó cải thiện chính thu nhập của họ.
2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Theo sách Xã hội học [15, 141] thì hành động xã hội là một sự trao đổi xã hội. Chính những mối lợi hay phần thưởng và những hình phạt quy định hành động xã hội. Mọi chủ thể chỉ hành động nếu trong quá khứ hành động đó được lợi, được thưởng và họ sẽ không hành động nếu hành động này trong quá khức đã bị phạt, bị thiệt thòi. Theo cách giải thích này thì các chủ thể luôn tìm cách đạt được lợi ích cao nhất với chi phí nhỏ nhất. Vận dụng lý thuyết này trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chúng ta có thể nhận thấy rằng chủ trương cổ phần hoá là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của mình để mang lại lợi nhuận lớn nhất. Trước khi có chủ trương cổ phần hoá, không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, có những doanh nghiệp mỗi năm nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để bù lỗi. Đối với những doanh nghiệp nhà nước thì việc lựa chọn cổ phần hoá doanh nghiệp chính là một sự trao đổi xã hội nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất từ những nguồn vốn mà họ có.
2.3. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status