Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Khái niệm và những vấn đề có liên quan
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm của phương pháp điều tra xã hội học:
1.3. Phân loại điều tra xã hội học
2. Việc đo lường và lập thang điểm đánh giá các hiện tượng xã hội
2.1. Những vấn đề chung về đo lường
2.2. Các loại thang đo
2.3. Một số cách đặt thang điểm cơ bản
3. Các loại câu hỏi trong bảng hỏi
3.1. Theo công dụng
a. Theo nội dung
b. Theo chức năng
3.2. Theo biểu hiện
a. Theo biểu hiện của câu trả lời
b. Theo biểu hiện của câu hỏi
4. Các phương pháp thu thập thông tin
4.1. Phương pháp phỏng vấn
a.Phương pháp Anket (phỏng vấn viết)
b.Phương pháp phỏng vấn trực diện
c.Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại
4.2. Phương pháp quan sát
a. Theo tính chất tham gia
b. Theo thời gian
c. Theo hình thức hoá
d. Theo địa điểm
4.3. Phương pháp thực nghiệm
4.4. Phương pháp phân tích tư liệu
4.5. Phương pháp nghiên cứu điền dã
5. Bảng hỏi – kỹ thuật xây dựng và các vấn đề có liên quan
5.1. Những nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng bảng hỏi
5.2. Bố cục chung của một bảng hỏi
5.3. Kỹ thuật câu hỏi trong bảng hỏi
II. QUY TRÌNH CỦA MỘT CUỘC ĐIỀU XÃ HỘI HỌC
CHƯƠNG II
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
1. Một số vấn đề về năng lực giảng dạy của giảng viên đại học
2. Sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam
3. Sự cần thiết của việc ứng dụng điều tra xã hội học để đánh giá ảnh hưởng của đào tạo Quốc tế trong việc nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên đại học.
II. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
1. Xác định mục đích của cuộc điều tra
2. Xác định đối tượng điều tra
3. Xác định nội dung điều tra
4. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
5. Chọn mẫu điều tra
III. NỘI DUNG BẢNG HỎI
1. Một vài nét khái quát về bảng hỏi
2. Chi tiết về bảng hỏi
CHƯƠNG III: XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. PHƯƠNG PHÁP NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
II. HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1. Tổng hợp ý kiến trả lời và mô tả
1.1. Tổng hợp ý kiến trả lời về thông tin cá nhân
1.2. Tổng hợp ý kiến trả lời về hoạt động tham gia các chương trình đào
2. Phân tích mối liên hệ
a. Phân tích mối liên hệ giữa giới tính và mức độ thường xuyên tham gia vào chương trình.
b. Phân tích mối liên hệ giữa vai trò đảm nhiệm khi tham gia chương trình và mức độ cải thiện/tiến bộ trong tác phong làm việc cũng như trong các kỹ năng giảng dạy
c. Phân tích mối liên hệ giữa độ tuổi và nhận định về các yếu tố có tính chất quyết định đến cơ hội tham gia vào chương trình hợp tác ĐT QT
d. Phân tích mối liên hệ giữa mức độ phù hợp giữa lĩnh vực chuyên môn làm việc trong chương trình và công việc thường xuyên của các giảng viên với mức độ cải thiện trong việc nâng cao/cập nhật kiến thức và tài liệu giảng dạy
3. Những kinh nghiệm rút ra từ cuộc điều tra
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

in cần thiết về vấn đề nghiên cứu vì vậy trình tự của các câu hỏi này được sắp xếp có hợp lý hay không ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thông tin thu được. Theo Galup các câu hỏi nội dung có thể được triển khai theo lược đồ sau:
Câu hỏi thứ nhất thường là câu hỏi lọc nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có am hiểu gì về vấn đề nói chung hay không.
Câu hỏi thứ hai thường là câu hỏi sự kiện, tri thức của vấn đề để thu nhận những nội dung cụ thể thường dùng câu hỏi đóng hay nửa đóng.
Câu hỏi thứ ba câu hỏi về thái độ để xen người được hỏi nói chung có thái độ như thế nào đối với vấn đề nghiên cứu và thường là câu hỏi nửa đóng hay câu hỏi mở.
Câu hỏi thứ tư thường là câu hỏi động cơ để tìm hiểu nguyên nhân của thái độ nói trên và thường dùng câu hỏi nửa đóng.
Câu hỏi thứ năm thường là câu hỏi cường độ nhằm tìm hiểu sức mạnh, cường độ của quan điểm nói trên và thường dùng câu hỏi đóng.
II. QUY TRÌNH CỦA MỘT CUỘC ĐIỀU XÃ HỘI HỌC
Thông thường một cuộc điều tra xã hội học được tiến hành tuần tự theo tám bước như sau :
Bước 1 : Xác định mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là “kim chỉ nam” xuyên suốt toàn bộ cuộc điều tra. Việc xác định mục đích nghiên cứu biểu hiện qua việc xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu.
Việc xác định vấn đề nghiên cứu tức là phải trả lời câu hỏi : nghiên cứu ai? nghiên cứu cái gì? Đồng thời, tên đề tài nghiên cứu cũng phải nêu bật được cả hai ý trên.
Bước 2 : Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được hiểu là sự giả định của người tổ chức điều tra về thực trạng và mối liên hệ của vấn đề được nghiên cứu. Nói cách khác, giả thuyết nghiên cứu là sự khẳng định chủ quan của người nghiên cứu mà thông qua đó ta có một số nhận định sơ bộ, một số hiểu biết tương đối về bản chất của vấn đề. Kết quả nghiên cứu sẽ là sự khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết đã được xây dựng này. Cái hay trong nghiên cứu xã hội học không phải là sự khẳng định hay bác bỏ một giả thuyết nào đó, mà là nêu lên được một giả thuyết sát hợp với tình hình thực tế và vấn đề đang được quan tâm.
Số lượng các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu tuỳ từng trường hợp vào nội dung, mục đích của cuộc điều tra và khả năng bao quát của người chủ trì việc nghiên cứu.
Bước 3 : Xây dựng mô hình lý luận và thao tác hoá khái niệm
Xây dựng mô hình lý luận :
Mô hình lý luận là hướng tiếp cận của người nghiên cứu tới vấn đề nghiên cứu. Sự cần thiết của việc xây dựng mô hình lý luận là vì thực tế xã hội rất đa dạng, phong phú và đan xen lẫn nhau. Nếu không có cách nhìn tổng quát và toàn diện thì thông tin thu được sẽ rời rạc, không biết sắp xếp chúng như thế nào, vào đâu? Việc xây dựng mô hình lý luận sẽ giúp chúng ta khái quát hoá vấn đề, đưa ra những lý giải có tính khoa học.
Ngoài ra, mô hình lý luận còn được coi là những khuôn mẫu để sắp xếp các thông tin rời rạc thành một thể thống nhất, nhưng khi sử dụng nó cần chú ý rằng: một mô hình lý luận về các vấn đề xã hội học luôn thể hiện thực tế xã hội. Vì vậy phải đảm bảo sự liên hệ thực tế giữa mô hình lý luận với hiện thực cuộc sống, giữa vấn đề nghiên cứu với các vấn đề khác.
Thao tác hoá khái niệm
Đây là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội học vì quá trình xây dựng giả thuyết nghiên cứu cũng như các mô hình lý luận thường phải sử dụng những khái niệm mới, khoa học. Có rất nhiều khái niệm rất phức tạp, dễ làm cho người khác hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và do đó sự đo lường chúng cũng trở nên sai lệch. Mặt khác, việc thao tác hoá khái niệm lại dựa trên quan điểm chủ quan của mỗi người, do đó khó thống nhất được những khái niệm đã thao tác.
Bước 4 : Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Việc lựa chọn phương pháp thu thập thông tin là rất cần thiết vì mỗi loại phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn các phương pháp cần được căn cứ vào tình huống cụ thể của việc điều tra như mục đích nghiên cứu, khả năng tài chính, bản thân vấn đề được nghiên cứu và năng lực của người điều tra. Do đó, ta cần lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để phát huy tối đa thế mạnh và hạn chế tối thiểu nhược điểm của từng phương pháp. Trong điều tra xã hội học người ta rất hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau, điều quan trọng là phải chọn được một phương pháp chủ đạo.
Bước 5 : Soạn thảo bảng hỏi
Bảng hỏi là một tổ hợp các câu hỏi được vạch sẵn nhằm thu thập những dữ liệu ban đầu cần nghiên cứu. Việc soạn thảo bảng hỏi có ý nghĩa rất quan trọng, gần như quyết định đến kết quả điều tra, vì nó là phương tiện để thu thập thông tin theo đề tài, nội dung được nghiên cứu.
Một bảng hỏi được xây dựng tốt giúp ta thu thập được thông tin đầy đủ và tin cậy. Ngược lại, nếu không đáp ứng được yêu cầu đó thì thông tin sẽ thừa hay thiếu, thậm chí có thể làm xuyên tạc hay méo mó vấn đề.
Soạn thảo bảng hỏi đòi hỏi đầu tư lượng chất xám lớn, nhưng thực tế không xác định được bảng hỏi một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh. Muốn làm được điều đó phải thực hiện quá trình sau :
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu vạch ra được những vấn đề cần được nghiên cứu.
Xem nội dung có những vấn đề gì ?
Từ nội dung đã xác định được ở trên phán đoán xây dựng bảng tổng hợp.
Phân chia cho từng người làm bảng hỏi.
Tổ chức thảo luận những bảng hỏi đó và đưa ra một bảng hỏi tốt nhất.
Nếu có thời gian và kinh phí thì đem điều tra thử bảng hỏi.
Bước 6 : Chọn mẫu điều tra
Giả thuyết cơ bản của việc chọn mẫu là số mẫu đó có thể phản ánh một cách khá trung thực với mức độ tin cậy đầy đủ. Mục đích cơ bản của các hình thức chọn mẫu là để có thể giảm thiểu khoảng cách giữa dữ liệu thu được từ số chọn mẫu đã chọn và dữ liệu thực tế trong giới hạn chi phí cho phép.
Có 3 phương pháp chọn mẫu cơ bản là : chọn mẫu ngẫu nhiên; chọn mẫu phi ngẫu nhiên; chọn mẫu hỗn hợp.
Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì hai lý do sau : Thứ nhất, mẫu ngẫu nhiên được chọn thay mặt cho toàn bộ tổng thể nên những kết luận từ đó có thể suy rộng ra cho cả tổng thể ngẫu nhiên. Thứ hai, một số phương pháp kiểm định thống kê chỉ có thể áp dụng cho những dữ liệu được thu thập từ mẫu ngẫu nhiên.
Bước 7 : Tổ chức điều tra thực tế
Trong bước này, người điều tra đóng vai trò quyết định. Kết quả điều tra có tốt hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tổ chức điều tra. Việc phân bổ kinh phí, thời gian, tìm nguồn nhân lực phù hợp…trong giai đoạn này cần được lên lịch một cách chi tiết để không có sai xót đáng tiếc nào xảy ra.
Để đảm bảo giai đoạn này tốt thì việc cần thiết nữa là phải liên hệ với nơi điều tra, tránh tình trạng chờ đợi làm tốn thời gian và tiền bạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status