Kinh tế thị trường với việc hình thành nhân cách con người mới ở Việt nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Kinh tế thị trường với việc hình thành nhân cách con người mới ở Việt nam



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
PHẦN A: MỞ ĐẦU 2
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 4
1.Cơ sở lý luận: 4
a. Nhân cách con người là gì ? 4
b. Kinh tế thị trường là gì ? 5
2. Cơ sở thực tiễn: 6
a. Việc hình thành nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường: 6
b. Sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội trong nền kinh tế thị trường XHCN: 10
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 11
1. Những tác động của nền kinh tế thị trường dến nhân cách con người . 11
a. Theo hướng tích cực. 11
b. Theo hướng tiêu cực: 11
2.Vai trò của chủ thể xã hội- cá nhân trong việc định hướng nhân cách. 12
III. GIẢI PHÁP. 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆUTHAM KHẢO 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử phát triển của xã hội xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế xã hội phù hợp với nó. Và thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó việc làm rõ vị trí của nhân cách và sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển nhân cách con người đòi hỏi cấp thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn quản lý đất nước cũng như công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
Về bản chất, con người muốn tồn tại với tư cách là thành viên của xã hội nên bao giờ cũng tuân theo một cơ chế xã hội mà anh ta đang sống. Nói cách khác, chính con người tạo ra cơ chế hoạt động xã hội nhưng không phải tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan mà bị qui định bởi những qui định phát triển khách quan của xã hội. Và sự hiểu biết về trải độ, hành vi, phong thái, cách sử sự… đối với những vấn đề của xã hội chính là nhân cách của con người.
Và vấn đề “Kinh tế thị trường với việc hình thành nhân cách con người mới ở Việt nam” là vấn đề cần được quan tâm. Chính vì lý do ấy nên em chọn đề tài này. Em xin Thank thầy giáo đã giúp em hiểu thêm về thế giới quan cũng như trong quá trình viết đề tài này.
Trong bài viết bao gồm các phần chính như sau:
Phần A: Mở đầu.
Phần B: Nội dung nghiên cứu.
I. Lý luận chung về nhân cách con người trong cơ chế thị trường.
II. Thực trạng vấn đề.
III. Giải pháp.
Phần C: kết luận.
PHẦN A: MỞ ĐẦU
Trong các tác phẩm kinh điển của mình, C.Mác và Anghen cho rằng con người phải được đặc biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và xã hội. Các ông đã nghiên cứu con người trong các mối quan hệ thống nhất giữa tự nhiên và xã hội.
Trong sự thống nhất biện chứng ấy con người vừa là điểm xuất phát vừa là khâu trung gian, là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, nên con người luôn luôn đóng vai trò của sự vận động và phát triển của lịch sử. Mỗi bước ngoặt lịch sử, mỗi bước tiến của nhân loại đều tạo ra cho xã hội một thế hệ người thích ứng với sự biến đổi đó. Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì mẫu người cũ cũng thay đổi, hình thành nên con người mới năng động, sáng tạo và tài giỏi hơn. Nhưng nếu những con người này chỉ có “tài” mà không có “đức”, không có văn hoá thì cũng không phục vụ được cho xã hội. Trái lại họ sẽ làm cho xã hội suy thoái , đạo đức bị tha hoá. Do đó để xã hội chúng ta phát triển kịp theo các nước tiên tiến trên thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc của con ngưòi Việt Nam là mục tiêu ý nguyện thiêng liêng, cao đẹp mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra. Do vậy, theo em nhân cách của con người đặc biệt là nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường là vấn đề cần được nghiên cứu để có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng và tạo nên những “con người mới” có đầy đủ cả đức cả tài, có nhân cách tốt.
Do nhân cách và con người là một lĩnh vực rộng lớn đặc biệt là con người trong cơ chế thị trường nên trong bài viết của em đã sử dụng các phương pháp: phép duy vật biện chứng của Mác – Anghen, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với yếu tố lý luận và vận dụng thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.Cơ sở lý luận:
a. Nhân cách con người là gì ?
Nghiên cứu về nhân cách và tính qui luật của sự hình thành nhân cách chúng ta thấy rằng: Con người khi mới sinh ra chưa phải là một nhân cách, ở đó nó chỉ mang tiềm năng của một con người, của một cá nhân để hình thành nên một nhân cách. Còn nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động xã hội, trong mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình xã hội. Vậy nhân cách là gì ?
Nhân cách là một vấn đề phức tạp trong các vấn đề phức tạp của con người. Cũng có nhiều quan niệm về nhân cách:
Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo quan niệm có “tính người bẩm sinh”; “nhân cách là yếu tố tinh thần đầu tiên của tồn tại người và chúa là nhân cách tối cao nhất có trước và chi phối nhân cách con người”...
Chủ nghĩa duy vật và các khoa học cụ thể thường có xu hướng tuyệt đối hoá mặt tâm lý, sinh lý, xem nhẹ mặt xã hội và mặt tự nhiên cua nhân cách.
Ngày nay do những thành tựu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhân cách, người ta đã đưa ra một quan niệm tổng hợp và đúng đắn về nhân cách:
Nhân cách được hiểu toàn diện là đạo đức và tài năng, năng lực thể chất và năng lực tinh thần. Đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân với mặt xã hội ở trong mỗi con người - cá nhân- cụ thể là phẩm chất, xu hướng , khả năng, phong thái, hành vi … Bên trong, riêng biệt của mỗi cá nhân nói lên sự khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác “ không có nhân cách nào hoàn toàn giống nhân cách nào”. Nhân cách con người được hình thành và phát triển ba hệ thống quy luật sau:
Thứ nhất: Nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học.
Thứ hai: Cái sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người, nó là tầng sâu của nhân cách, là nơi lắng đọng và tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Đó là thế giới nội tâm có chức năng làm tăng thêm hay giảm nhẹ, kiềm chế hay thúc đẩy hành vi của mỗi con người.
Thứ ba: hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân đó là toàn bộ quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân.
Trong nhân cách, thế giới quan giữ vai trò định hướng phát triển nhân cách.
Nhân cách biểu hiện ra bên ngoài bằng những thành tựu khoa học mà con người cống hiến cho cộng đồng của mình.
b. Kinh tế thị trường là gì ?
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, vận động theo cơ chế thị trường thì gọi là kinh tế thị trường. Vậy kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá hay nói cách khác kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường.
Trong lịch sử phát triển sản xuất vật chất , thị trường ( theo đúng nghĩa của từ đó ) thực sự phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Từ sản xuất tự cung tự cấp, vật trao đổi vật, sang sản xuất hàng hoá là một bước tiến của nền văn minh nhân loại – bước tiến của thị trường. Chính sự đổi mới nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi môi trường xã hội là nguyên nhân hình thành nên nhân cách của con người được biểu hiện theo hai hướng tốt và không tốt. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay chúng ta cần kết hợp hai yếu tố “đức” và “tài” để hình thành một nhân cách thích hợp như Bác Hồ đã nói: “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là kẻ vô dụng”
Thấy đươc sự ảnh hưởng của nền ki...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status