Giáo trình công nghệ sinh học enzym - pdf 17

Download miễn phí Giáo trình công nghệ sinh học enzym



Mục lục
Trang
Lời nói đầu 3
Chương 1 Mởđầu 7
1.1. Định nghĩaenzyme 7
1.2. Lượcsử nghiêncứu enzyme 7
1.2.1. Giaiđoạn 1 7
1.2.2. Giaiđoạn 2 8
1.2.3. Giaiđoạn 3 9
1.2.4. Giaiđoạn 4 12
1.3. Phương hướngnghiên cứuenzyme 14
1.4. Những vấn đề cầnđề cậpkhi nghiêncứu enzyme 16
1.5. Vấn đề nghiêncứu enzymeởnước ta 17
Tàiliệuthamkhảo 18
Chương 2 Phươngpháp nghiêncứu enzyme 19
2.1. Những nguyêntắcchung khinghiên cứu enzyme 19
2.2. Táchvà làmsạch (tinhchế)enzyme 21
2.2.1. Chọn nguồn nguyênliệu 21
2.2.2. Chiếtrútenzyme 26
2.2.3. Cácphương pháp táchtừngphần proteinenzyme 28
2.2.4. Kếttinh proteinenzyme 38
2.2.5. Đánh giátính đồng thểcủaprotein enzyme 39
2.3. Hoạtđộ enzyme 41
2.3.1. Phương phápxác địnhhoạt độ enzyme 41
2.3.2. Đơn vịhoạt độ enzyme 41
Tàiliệuthamkhảo
Chương 3 Cách gọi tên và phân loại enzyme 44
3.1. Cáchgọi tênenzyme 44
3.2. Phân loạienzyme 44
3.2.1. Cáclớpenzyme 44
3.2.2. Cácphản ứng enzyme 46
Tàiliệuthamkhảo 51
Chương 4 Cấu trúc phântử enzyme 52
4.1. Bảnchất hóahọc của enzyme 52
4.2. Thànhphần cấutạo củaenzyme 53
4.3. Cấutrúc bậc4 của enzyme 54
4.4. Trungtâmhoạt động củaenzyme 56
4.5. Phương pháp thăm dò và phát hiện các nhóm chức năng trong
trungtâmhoạt động củaenzyme
57
4.5.1. Phương phápdùng chấtức chế 58
4.5.2. Phương pháp đánh dấu bằng cơ chất đặc hiệu hay coenzyme 59
4.5.3. Xác địnhtrị số pK của cácnhómhoạtđộng 60
4.5.4. Nghiêncứu cấu trúcphân tử 60
4.6. Cácdạng phân tửcủa enzyme 61
4.7. Phức hợpmultienzyme 62
Tàiliệuthamkhảo 63
Chương 5 Tính đặc hiệu của enzyme 64
5.1. Kháiniệmchung 64
5.2. Cáchình thứcđặc hiệu 64
5.2.1. Đặc hiệukiểuphản ứng 64
5.2.2. Đặc hiệucơchất 64
Tàiliệuthamkhảo 68
Chương 6 Cơ chế tác dụngcủa enzyme 69
6.1. Cơchế củaphản ứng có xúc tácnóichung 69
6.2. Cơchế củaxúc tácenzyme 69
Tàiliệuthamkhảo 73
Chương 7 Động học Enzyme 74
7.1. Ý nghĩacủa việcnghiên cứuđộng học enzyme 74
7.2. Động học cácphản ứng enzyme 74
7.2.1. Ảnh hưởng củanồng độ enzyme 74
7.2.2.Ảnh hưởng củanồng độ cơchất [S]
Ảnh hưởng củachấtkìmhãm(inhibitior)79
7.2.4.Ảnh hưởng củachấthoạt hóa(activator)
7.2.5. Ảnh hưởng củanhiệtđộ 87
7.2.6.Ảnh hưởng củapH88
7.2.7Cácyếutố khác89
Tàiliệuthamkhảo 91
Chương 8 Sinhhọc enzyme 92
8.1 Sự phân bố enzymetrongtế bào 92
8.2 Điềuhòa hoạt độ vàsố lượngcủaenzymetrong tếbào 94
8.2.1 Điềuhòa hoạt độ enzyme 94
8.2.2 Điềuhòa sinh tổng hợpenzyme 101
Tàiliệuthamkhảo 108
Chương 9 Công nghệ enzyme và ứng dụng 109
9.1. Công nghệenzyme 109
9.1.1. Enzymevớicông nghệsinh học 109
9.1.2. Công nghệsản xuấtenzyme 109
9.2. Ứng dụng 111
9.2.1. Ứng dụng trongydược 111
9.2.2. Ứng dụng tronghóa học 112
9.2.3. Ứng dụng trongcông nghiệp 113
Tàiliệuthamkhảo 116
Trong cơ thể sống, hầu như không có một quá trình hóa học nào lại không có liên
quan mật thiết đến các quá trình sinh học do các enzyme xúc tác. Có thể nói rằng sự sống
gắn liền với enzyme.
Ngoài một nhóm nhỏ phân tử RNA có hoạt tính xúc tác, các enzyme đều có bản
chất protein; chúng bảo đảm cho các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống tiến
hành với tốc độ nhịp nhàng, cân đối, theo những chiều hướng xác định.
Enzyme học (Enzymology) là một môn học có vị trí then chốt trong hóa sinh đang
phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào rất nhiều ngành khoa học, đặc biệt thu hút sự chú ý
của các nhà sinh học và sinh y học vì những hiểu biết cơ bản về enzyme có liên quan mật
thiết đến sinh học phân tử và y học phân tử và là những kiến thức cơ bản rất quan trọng của
sinh học và sinh y học.
Giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên các ngành, chuyên ngành liên quan đến
sinh học trong Đại học Huế nhũng kiến thức cơ bản về enzyme - chất xúc tác sinh học.
Cuốn sách được biên soạn theo chương trình giáo dục đại học đã được Đại học Huế
phê duyệt, bởi tập thể tác giả trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Sách này cũng có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường khác, những người chuẩn bị thi tuyển
sau đại học cũng như các cán bộ nghiên cứu liên quan.
Các tác giả xin Thank những đồng nghiệp đã góp nhiều ý kiến bổ ích trong quá
trình biên soạn. Đặc biệt các tác giả xin chân thành Thank GS.TSKH Lê Doãn Diên-
Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu phát triển Nông thôn Việt Nam
(INCEDA), Chủ tịch Hội Hóa sinh Việt Nam đã nhận phản biện và cho rất nhiều những lời
khuyên quý báu nhằm hoàn thiện giáo trình.
Với thời gian biên soạn và kinh nghiệm còn hạn chế, cuốn sách còn chưa thật đầy
đủ và chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tui rất mong nhận được nhiều
ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc để lần xuất bản sau sẽ được
hoàn thiện hơn.
Mở đầu
1.1. Định nghĩa enzyme
Trong cơ thể sống (các tế bào) luôn luôn xảy ra quá trình trao đổi
chất. Sự trao đổi chất ngừng thì sự sống không còn tồn tại. Quá trình trao
đổi của một chất là tập hợp các quy luật của rất nhiều các phản ứng hóa
học khác nhau. Các phản ứng hóa học phức tạp này có liên quan chặt chẽ
với nhau và điều chỉnh lẫn nhau. Enzyme là các hợp chất protein xúc tác
cho các phản ứng hóa học đó. Chúng có khả năng xúc tác đặc hiệu các
phản ứng hóa học nhất định và đảm bảo cho các phản ứng xảy ra theo một
chiều hướng nhất định với tốc độ nhịp nhàng trong cơ thể sống.
Chúng có trong hầu hết các loại tế bào của cơ thể sống. Chính do
những tác nhân xúc tác có nguồn gốc sinh học nên enzyme còn được gọi
là các chất xúc tác sinh học (biocatalysators) nhằm để phân biệt với các
chất xúc tác hóa học.
Enzyme học là khoa học nghiên cứu những chất xúc tác sinh học có
bản chất protein. Hay nói cách khác, enzyme học là khoa học nghiên cứu
những tính chất chung, điều kiện, cơ chế tác dụng và tính đặc hiệu của các
enzyme.
1.2. Lược sử nghiên cứu enzyme
Do enzyme học được coi như cột sống của hóa sinh học nên phần
lớn các nghiên cứu hóa sinh từ trước đến nay đều liên quan nhiều đến enzyme.
Về sự phát triển của học thuyết enzyme, có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: trước thế kỷ thứ XVII
- Giai đoạn 2: từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX
- Giai đoạn 3: từ giữa thế kỷ XIX đến 30 năm đầu của thế kỷ XX
- Giai đoạn 4: từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay.
1.2.1. Giai đoạn 1
Trước thế kỷ XVII người ta đã biết sử dụng các quá trình enzyme
trong đời sống song chỉ có tính chất kinh nghiệm thực tế và thông qua hoạt
động của vi sinh vật. Đó là các quá trình lên men rượu, muối dưa, làm
tương và nước chấm... Ở thời kỳ này người ta chưa hiểu về bản chất
enzyme và các quá trình lên men.

download
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status