Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam, chi nhánh Hai Bà Trưng - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.2 Hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Tổng quan về Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 12
1.2.2.1 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.2.2 Các cách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
1.2.2.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ so với các đối tượng khác 16
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 17
1.2.2.5 Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 20
1.2.3 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 24
1.2.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 24

1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thươn mại 24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 27
1.3.1 Nhân tố chủ quan 27
1.3.2 Nhân tố khách quan 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TECHCOMBANK – HAI BÀ TRƯNG 37
2.1 Khái quát về Techcombank – Hai Bà Trưng 37
2.1.1 Giới thiệu chung về Techcombank 37
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Techcombank – Hai Bà Trưng 42
2.1.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Techcombank – Hai Bà Trưng trong năm 2008 và 2009 44
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 44
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 45
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank – Hai Bà Trưng trong hai năm 2008 – 2009 49
2.2 Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng 51
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng 57
2.3.1 Kết quả 57
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1 Hạn chế 59
2.3.2.2 Nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TECHCOMBANK – HAI BÀ TRƯNG 63

3.1 Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng 63
3.1.1 Định hướng phát triển của Techcombank – Hai Bà Trưng 63
3.1.2 Định hướng cho vay DNVVN tại Techcombank – Hai Bà Trưng trong năm 2010 64
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại Techcombank – Hai Bà Trưng 65
3.2.1 Nhận thức đúng về việc mở rộng cho vay đối DNVVN 65
3.2.2 Đổi mới quy trình cho vay đối với DNVVN 66
3.2.3 Đào tạo cán bộ chuyên sâu về doanh nghiệp vừa và nhỏ 69
3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng 69
3.3 Kiến nghị 70
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 70
3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 71
3.3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp vừa và nhỏ 73
3.2.4 Kiến nghị vơí Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thuộc các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực tư nhân đang phát triển một cách nhanh chóng. Ở Việt Nam hiện nay, DNVVN chiếm tới hơn 85% trong tổng số gần 300.000 doanh nghiệp(DN) tư nhân. Lực lượng đông đảo này đã đóng góp tới 27% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo ra khoảng 55% việc làm trong khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn và 27% lực lượng lao động trong cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của chúng vẫn còn gặp phải những khó khăn và thách thức. Khó khăn lớn nhất đó chính là thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Việc phát triển DNVVN đang là vấn đề được Đảng và nhà nước rất coi trọng, được coi là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triền kinh tê – xã hội của cả nước.
Điều đó cho thấy việc đẩy mạnh cho vay đối với các DNVVN hiện nay được coi là một cơ hội của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng; nó phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, giúp cho ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Với định hướng phát triển là "Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân và DNVVN”. Trong thời gian vừa qua, Techcombank đã có sự gia tăng đáng kể về dư nợ cho vay đối với đối tượng này nhưng nó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng cũng như những định hướng mà ngân hàng đã đề ra.
Trước tình hình đó, việc mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng Techcombank – Hai Bà Trưng là một vấn đề hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại phòng kinh doanh Doanh nghiệp của ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng, em đã quyết định chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam, chi nhánh Hai Bà Trưng” Với chuyên đề thực tập này, em mong muốn được có cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về họat động cho vay đối với DNVVN. Đồng thời, thông qua đây, em có đóng góp một số ý kiến nhằm mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng DNVVN. Em hy vọng sẽ đóng góp được phần nào vào việc thúc đẩy hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Ngoài lời mở đầu và kết luận thì bản chuyên đề được chia làm 3 chương với nội dung sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
 Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank – Hai Bà Trưng
 Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank – Hai Bà Trưng


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất của mọi nền kinh tế. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử phát triển của thời đại, các ngân hàng đã và đang củng cố vị thế một cách vững chắc trên thị trường tài chính toàn cầu. Ngân hàng được ví như mạch máu lưu thông tiền tệ của các nền kinh tế. Nó tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế. Ngày nay, hoạt động của ngân hàng đã không ngừng phát triển, trên tất cả các phương diện, từ sự mở rộng mạng lưới cho đến sự mở rộng các hình thức sản phẩm dịch vụ mới… Tuy nhiên ngân hàng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thực tế là rất nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm các công ty chứng khóa, công ty bảo hiểm, công ty kinh doanh bất động sản…đều đang cố gắng cung cấp đến tay khách hàng những dịch vụ ngân hàng. Để đối phó, ngân hàng cũng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ của mình hướng về những lĩnh vực mới như bất động sản, môi giới chứng khoán, bảo hiểm… Vì vậy, để có thể phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác, cách tiếp cận thận trọng nhất có thể xem xét là trên phương diện những loại hình dịch vụ mà NHTM cung cấp.
Bằng cách tiếp cận trên có thể hiểu:
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kiinh doanh nào trong nền kinh tế.
Tại Việt Nam, theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi năm 2004: “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, các hoạt động tại ngân hàng mang tính đặc thù cụ thể, đa dạng và thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Có thể nói, hoạt động của NHTM phục vụ nhu cầu về vốn cho mọi tầng lớp dân cư, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Hoạt động NHTM bao gồm các hoạt động sau :
• Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn hay còn gọi là nghiệp vụ tạo vốn trong ngân hàng, làm tăng giá trị nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, cơ bản gồm các hình thức sau:
. Nhận tiền gửi: NHTM nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiềng gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
. Phát hành giấy tờ có giá: NHTM phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận
. Vay của các tổ chức tín dụng khác : Hoạt động này cho phép NHTM được vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng ( Interbank Market ). Đây là trường hợp ngân hàng có lượng tiền gửi tại NHNN thấp và không đáp ứng được nhu cầu chi trả, khi đó dưới sự tổ chức của NHNN, ngân hàng này sẽ được vay của ngân hàng khác có lượng tiền gửi dư thừa tại NHNN. Ngoài ra các ngân hàng cũng có thể cho vay trực tiếp lẫn nhau mà không thông qua thị trường liên ngân hàng. cách này rất linh hoạt giúp các NHTM cân đối vốn một cách kịp thời. Tuy nhiên quá trình vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
+ Các ngân hàng phải hoạt động hợp pháp
+ Thực hiện việc cho vay và đi vay trên cơ sở hợp đồng tín dụng
+ Vốn vay phải có sự đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của NHNN
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN: đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Các NHTM trong trường hợp thiếu khả năng chi trả hay thiếu hụt dự trữ tạm thời có thể vay NHTW. Một số hình thức cho vay của NHNN đối với NHTM:
+ Tái cấp vốn
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác…
+ Cho vay có đảm bảo bằng thế chấp hay có cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
• Hoạt động sử dụng vốn
Với nguồn vốn huy động được, NHNN sẽ sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau để nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó quan trọng nhất là các hoạt động sau:
- Hoạt động ngân quỹ: Là hoạt động huy động bảo đảm khả năng chi trả thanh toán thường xuyên của ngân hàng. Nguồn đảm bảo cho khả năng này là những tài sản có tính lỏng cao




3EuftwSPPX7j3t4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status