Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục Lục
PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Lịch sử phát triển trắc nghiệm tâm lý 4
1.2. Sử dụng các trắc nghiệm trên thế giới. 4
1.3. Sử dụng trắc nghiệm tâm lý ở Việt Nam. 5
1.4. Các khái niệm có liên quan 6
1.4.1. Khái niệm về trắc nghiệm tâm lý 6
CHƯƠNG 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
2.1. Tổ chức nghiên cứu 24
2.2. Đánh giá về thực trạng sử dụng trắc nghiệm 24
2.3. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý 33
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
I. KẾT LUẬN 39
II. KIẾN NGHỊ 41
PHẦN IV – PHỤ LỤC 42
1. Đánh giá tình hình sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay 42
2. Các loại trắc nghiệm đang được sử dụng tại các cơ sở 42
3. Đánh giá về đội ngũ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý 43
4. Đánh giá mức độ phù hợp của các trắc nghiệm nước ngoài đang được sử dụng ở các cơ sở thăm khám tâm lý 45
5. Đánh giá về việc sử dụng các trắc nghiệm ở các cơ sở tâm lý khác 45
6. Đánh giá về mức độ chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm 46
7. Đánh giá về việc sử dụng những trắc nghiệm được thích nghi từ quá lâu 47
PGS.TS. NSP 48
8. Đánh giá về quy trình xử lý trắc nghiệm 48
9. Đánh giá về những ưu, nhược điểm của những trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất 49
10. Mục đích của việc sử dụng trắc nghiệm 49

PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời, các trắc nghiệm tâm lý đã trở thành một công cụ đắc lực trong lĩnh vực chẩn đoán, trị liệu tâm lý, tham vấn nghề và trong lĩnh vực giáo dục. Việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý đã trở nên phổ biến trên thế giới nói chung và tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình triển khai, các trắc nghiệm tâm lý đã được sửa đổi theo hướng thích nghi và phù hợp hơn cho từng đối tượng sử dụng. Đội ngũ các nhà tâm lý, các nhân viên công tác xã hội bắt đầu được đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn, xử lý các trắc nghiệm được ứng dụng trong thực tế. Những tiêu chuẩn đặt ra cho trắc nghiệm và những yêu cầu cụ thể cho đối tượng sử dụng trắc nghiệm được hình thành. Nhưng trên thực tế không phải ở đâu cũng đạt được những chuẩn chung ấy. Thực trạng đó tại một số cơ sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam là ví dụ.
Một trắc nghiệm khi đưa vào sử dụng cần được chuẩn hóa trên diện rộng. Người sử dụng trắc nghiệm phải là những người được đào tạo trong lĩnh vực tâm lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng các trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở nước ta chưa thể làm được điều này bởi những hạn chế về nhân - tài - vật - lực. Tuy những hạn chế đó không làm cho việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý ở nước ta ngưng lại nhưng những khó khăn chúng ta gặp phải tại các cơ sở thăm khám tâm lý trong việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý là không nhỏ dù những trắc nghiệm đó vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Để tìm hiểu thực trạng đó chúng tui chọn đề tài "Thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận này chỉ có thể phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng sử dụng trắc nghiệm của chúng ta tại các cơ sở thăm khám tâm lý. Dù vậy nó cũng thể hiện một cách trung thực những gì đang diễn ra tại những nơi có sử dụng trắc nghiệm.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng trắc nghiệm trong các cơ sở thăm khám tâm lý ở Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý nhằm mục đích xác định thực trạng ứng dụng lĩnh vực tâm lý học trong thực tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Lý luận: Tìm hiểu hệ thống lý thuyết có liên quan đến trắc nghiệm tâm lý và việc sử dụng trắc nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam.
- Thực tiễn: Đánh giá thực trạng sử dụng trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý.
5. Khách thể và giới hạn nghiên cứu
- Khách thể của đề tài:
Phỏng vấn những người sử dụng trắc nghiệm ở một số cơ sở thăm khám tâm lý trên địa bàn Hà Nội và sinh viên tâm lý chuyên ngành tâm lý học lâm sàng Khoa Tâm lý trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
- Giới hạn nghiên cứu:
Khoá luận chỉ phản ánh thực trạng sử dụng trắc nghiệm ở một số cơ sở thăm khám tâm lý trên địa bàn Hà Nội.
Khoá luận chỉ phân tích các trắc nghiệm tâm lý đang được sử dụng trong các cơ sở thuộc hệ thống y tế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn lâm sàng.
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu và sử dụng những tài liệu có liên quan nhằm bổ trợ cho cơ sở lý thuyết trong quá trình nghiên cứu.
Trong khoá luận này chúng tui có sử dụng những tài liệu về các trắc nghiệm tâm lý, tham khảo những công trình nghiên cứu về trắc nghiệm từ trước đến nay và các tài liệu tâm lý học để làm rõ cho phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm có liên quan và một số trắc nghiệm được sử dụng trên thế giới và Việt Nam.
6.2. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng
Phương pháp này dựa trên một số câu hỏi đã chuẩn bị sẵn như trong phỏng vấn, nhưng trong quá trình hỏi chuyện người tiến hành phỏng vấn phảI hết sức linh hoạt, khi phát hiện ra những vấn đề mới trong câu trả lời của khách thể cần khai thác và bổ sung thêm cho nghiên cứu của mình.
Trong khuôn khhổ của khoá luận, phương pháp này được dùng nhằm thu nhận những ý kiến đánh giá về thực trạng sử dụng trắc nghiệm trong các cơ sở thăm khám tâm lý.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc sử dụng các trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý đã mang lại những kết quả nhất định trong chẩn đoán và trị liệu tâm lý.
- Còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn ở đội ngũ sử dụng trắc nghiệm.
- Các trắc nghiệm đang được sử dụng đa phần đều chưa được chuẩn hoá, thích nghi hoá một cách khoa học.


eqEnzN8841ZO588
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status