Phân tích quan hệ giao tiếp và biện pháp giáo dục tình bạn tốt đẹp cho lứa tuổi thiếu niên - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Phân tích quan hệ giao tiếp và biện pháp giáo dục tình bạn tốt đẹp cho lứa tuổi thiếu niên



MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
II. Phần nội dung
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ giao tiếp của thiếu niên.
2. Các quan hệ giao tiếp của thiếu niên
2. 1. Quan hệ giao tiếp của thiếu niên với người lớn-sự hình thành kiểu quan hệ mới
2. 2 Quan hệ giao tiếp của thiếu niên với bạn cùng tuổi
3. Biện pháp giáo dục tình bạn tốt đẹp cho lứa tuổi thiếu niên
III. Phần tiểu kết
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

an hệ giao tiếp của thiếu niên
Tầm quan trọng của thiếu niên không chỉ ở sự biến đổi về thể chất mà ở chỗ, trong thời kì này diễn ra sự phát triển đặc biệt của quan hệ giao tiếp: (1) Sự chuyển tiếp từ một kiểu quan hệ đặc trưng giữa người lớn-trẻ con (đặc trưng cho tuổi ấu thơ) sang một kiểu mới về chất-đặc thù của sự giao tiếp người lớn; (2) Sự bình đẳng đầy thú vị trong giao tiếp với bạn cùng tuổi.
2.1. Sự giao tiếp của thiếu niên với người lớn - sự hình thành kiểu quan hệ mới:
Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo là “cảm giác mình đã là người lớn”. Các em tự thấy mình không còn là trẻ con nữa nhưng lại cũng có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn.
Thực ra cảm giác về sự trưởng thành này của bản thân là nét đặc trưng, là trung tâm trong nhân cách thiếu niên. Bởi vì nó biểu thị lập trường sống mới của thiếu niên đối với mọi hành vi và đối với thế giới xung quanh; nó quyết định phương hướng và nội dung của tính tích cực xã hội ở thiếu niên; quyết định hệ thống những rung động và những phản ứng cảm xúc mới của trẻ.
Cảm giác về sự trưởng thành này của thiếu niên có thể là do các em tự ý thức và đánh giá được sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, khiến trẻ cảm giác mình lớn một cách “có căn cứ”. Tuy nhiên, nguồn gốc làm nảy sinh “cảm giác là người lớn “ở các em chính là yếu tố xã hội, nó gắn liền với thế giới người lớn và bạn bè xung quanh. Thiếu niên tham gia nhiều hơn trước vào cuộc sống xã hội, tính tự lập và lòng tin ở những người xung quanh làm cho các em cảm giác mình giống người lớn ở nhiều điểm. Mặt khác, bản thân người lớn cũng không hoàn toàn xem thiếu niên là những đúa trẻ trước đây, và ở một khía cạnh nào đó người lớn yêu cầu các em cư xử theo chuẩn mực của người lớn... Tất cả nhưng điểm đó đã tạo nên cho thiếu niên nguyện vọng muốn được làm người lớn, được đối xử như người lớn.
“Cảm giác mình đã là người lớn“ được thể hiện rất phong phú về cả nội dung và hình thức. Các em chú ý nhiều hơn đến hình thức bên ngoài, tác phong, cử chỉ và những phẩm chất tâm lí, khả năng của mình (vì đây là những biểu hiện dễ thấy tính chất người lớn hơn cả). Trong học tập, các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có quan điểm và lập trường riêng. Trong xã hội, thiếu niên cũng chỉ muốn phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định. Các em đòi hỏi, mong muốn đựoc người lớn đối xử bình đẳng, không can thiệp quá tỉ mỉ vào đời sống riêng của các em. “ở tuổi này, chúng em tự đi tìm chính mình. Dù thành công hay thất bại, chúng em sẽ tự thấy mình xấu hay đẹp hơn về tinh thần” ( Pascal-16 tuổi, dẫn từ “Nói với tuổi mới lớn”). Ở tuổi này thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn thực hiện một cách tự nguyện. Các em quyết tâm bảo vê quan điểm và ý kiến của mình trong cả lời nói và việc làm, thậm chí nhiều em còn tỏ thái độ coi thường những yêu cầu của người lớn. Nhìn chung những biểu hiện về tính “người lớn” ở thiếu niên là muôn hình muôn vẻ và có sự biẻu hiện không giống nhau ở trẻ vị thanh niên.
Nguyện vọng muốn được tin tưởng và được đối xử bình dẳng nhất định với người lớn có ý nghĩa không nhỏ tới việc thúc đẩy ở thiếu niên tính tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức và hành vi của người lớn. Nhưng mặt khác, nó cũng có thể khiến các em chống đối lại khi người lớn chăm sóc, điều khiển trẻ một cách thái quá mà không quan tâm đến ý kiến riêng của trẻ. Từ đây nảy sinh mâu thuẫn, làm cho quan hệ của thiếu niên với người lớn trở nên khó khăn hơn. Mà nguyên nhân chính của hiện tượng này đó là do sự mâu thuẫn trong thái độ của người lớn với thiếu niên. Bên cạnh việc công nhận và đòi hỏi tính người lớn ở thiếu niên thì đối với người lớn (nhất là những ông bố, bà mẹ) lại vẫn cảm giác con mình còn bé nhỏ, còn là những “cậu học trò” học sinh phụ thuộc vào bố mẹ nhiều mặt. Không những thế, ngay trong dáng dấp, hành vi của thiếu niên cũng có những biểu hiện mang tính trẻ con. Vì vậy mà người lớn vẫn xem thiếu niên là những đứa trẻ như trước đây. “Mười năm tuổi không ai gọi tui là người lớn mặc dù mỗi ngày đứng trước gương tui thấy mình cao hơn nhiều so với năm mười ba mười bốn. Tóc tui đã dài đến ngang vai chứ không ngắn cũn giống con trai như hồi bé. tui không còn bày trò chọc phá anh Hai, không suốt buổi đi nhong nhong với đám bạn cùng xóm để chiều về thấy mẹ lăm lăm cây roi trong tay. Giã từ tất cả những trò nghịch ngợm trước đây, tui bắt đầu có vẻ nghiêm chỉnh của một người lớn. Nhưng điều đó chỉ có mỗi mình tui cảm nhận được thôi, còn dưới mắt mọi người, tui vẫn là một đứa con nít phá phách, ưa gây phiền toái. ” (Nguyễn Ngọc Minh Hoa, dẫn theo báo Hoa hoc trò). Do vậy mà ngay từ buổi đầu thiếu niên đã có những tình huống dễ dàng nảy sinh mâu thuẫn với người lớn nếu người lớn vẫn duy trì quan hệ với thiếu niên như trẻ con trước đây. “Từ ngày bắt đầu lớn, tui có rất nhiều “vấn đề” với ba mẹ. Dường như hai bên không còn thông cảm với nhau được nữa. Ba mẹ áp đặt đủ thứ vì nghĩ đó là điều tốt nhất cho tui mà chẳng cần tìm hiểu xem tui thực sự cần gì. ” (Clarisse, 15 tuổi “Nói với tuổi mới lớn”).
Khi ý thức tự trọng và ý thức cần được đối xử như người lớn phát triển, thiếu niên thường tự đánh giá năng lực của mình cao hơn mức bình thường, thậm chí là “phóng đại” lên điều này lí giải vì sao thiếu niên có thái độ ngang bướng, bất cần, chống đối với những việc bình thường hàng ngày và những thất bại của bản thân thiếu niên. Đây chính là một khó khăn điển hình trong giao tiếp của thiếu niên với người lớn. Trên thực tế, nhiều ông bố bà mẹ nhận thấy sự phát triển nhảy vọt ở con mình thì thường sợ rằng con mình đã lớn và sẽ rời xa mình (cảm giác này thường xuất hiện nhiều và mạnh ở người mẹ). Chính lòng thương con ấy càng khiến cho việc từ bỏ thói quen chăm sóc, điều khiển, kiểm tra con cái một cách tỉ mỉ của các bậc phụ huynh trở nên khó khăn hơn. Vì thế mà sự “đụng độ” giữa người lớn và thiếu niên xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí nhiều khi trở nên gay gắt. Do vậy mà không ít những bà mẹ, trước sự thay đổi của con muốn tìm hiểu xem con mình đang nghĩ gì, định làm gì đã đọc trộm nhật ký của con. Khi biết được chuyện này thiếu niên trở nên tức tối, thất vọng và cảm giác không thể tin tưởng, thậm chí nhiều em xa lánh coi thường bố mẹ... Chính sự quan tâm quá mức mà không hiểu được sự phát triển tâm lý của thiếu niên mà người lớn đã vô tình tạo ra hố sâu khoảng cách trong quan hệ của thiếu niên với người lớn. Do vậy mà không ít trẻ ở độ tuổi này đã viết thư, gọi điện đến những chuyên viên tâm lí, đến đài, báo, tạp chí dành cho lứa tuổi các em mới lớn để than vãn và bày tỏ thái độ: “Em không thể chấp nhận được việc mẹ e...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status